adsads
Lượt Xem 752

Sẵn sàng rời đi khi công sức không được đáp trả tương xứng

Không phải hành động nông nổi, người trẻ thường quyết định nhảy việc sau rất nhiều đêm trăn trở. Có nhiều bạn cống hiến hết mình cho công ty, đi sớm về muộn, tăng ca liên tục, nhận mọi đầu task… nhưng đổi lại là mức lương mãi “giẫm chân” tại chỗ. Khi cảm thấy sự cống hiến công sức lẫn thời gian không được đáp trả bằng lương thưởng tương xứng, người trẻ đành chọn cách nhảy việc.

Kết quả nghiên cứu của Công ty tư vấn quản lý Oliver Wyman cho thấy, trong trường hợp trên thì thế hệ Gen Z sẵn sàng “dứt áo ra đi” để tìm môi trường mới có lương thưởng cao hơn, xứng đáng hơn.

Bạn Tân (25 tuổi, nhân viên truyền thông) chia sẻ: “Sau 2 năm dài gắn bó mà thấy công ty vẫn chưa tăng lương, mình đã dành ra 1 tháng để xem xét kỹ công sức mình bỏ ra có được nhận lại đồng lương tương xứng chưa. Nếu chưa, sau khi trình bày với cấp trên mà vẫn không có sự thay đổi thì lúc này mình đành phải rời bỏ công ty thôi…

Vì sao công ty mãi chưa tăng lương cho bạn?

Bạn có quyền nghỉ việc, nhưng nếu nhảy việc quá nhiều lần trong một thời gian ngắn thì chính bạn sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực đấy. Chẳng hạn như giảm độ uy tín trong CV hay nhà tuyển dụng đắn đo liệu bạn có thể gắn bó lâu dài với công ty không…

Vậy nên trước khi nhảy việc, hãy tự review lại xem nguyên nhân lương “giẫm chân tại chỗ” có xuất phát từ chính bản thân bạn hay không. Thử tự hỏi xem tại sao bạn chưa được tăng lương, kết quả công việc bạn làm đã thật sự tốt chưa? Nhảy việc có phải phương án tốt nhất lúc này, chẳng may bạn thất nghiệp dài dài thì sao? Có cách nào vẫn ở lại công ty mà sớm được tăng lương không, bạn cần phải cải thiện điều gì?… 

Chị Lan (30 tuổi, nhân sự) chia sẻ: “Về phía công ty thì cũng mất nhiều thời gian, công sức lẫn ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới thay thế. Nhiều bạn trẻ hiện nay chưa có đủ khả năng đánh giá đúng hiệu quả công việc mình làm. Nói đi cũng phải nói lại, bộ phận nhân sự nhiều công ty cũng chưa đánh giá đúng năng lực nhân viên và chưa có chế độ lương thưởng rõ ràng. Vậy nên nhiều bạn trẻ muốn tìm được nơi đánh giá đúng năng lực bản thân và trả lương cho các bạn tương xứng hơn…

Chuẩn bị gì để nhảy việc lương x2?

Sau khi xem xét kỹ, nếu nhảy việc là chọn lựa tốt nhất để có mức lương cao hơn thì bạn cần chuẩn bị nhiều điều để có thể offer mức lương x2 ở công ty mới. Nhưng trước hết, phải suy tính cẩn thận và dự phòng mọi rủi ro có nguy cơ xảy ra khi bạn chẳng may thất nghiệp dài dài. Nên tiết kiệm sẵn một khoản tiền sinh hoạt phí đủ duy trì cuộc sống ít nhất trong 3 tháng bạn nhé.

Tiếp theo, hãy dự tính trước mức lương bạn mong muốn đạt được ở công ty mới là bao nhiêu. Đi cùng với đó là lên kế hoạch học tập, trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng sao cho tương xứng với mức lương bạn mong muốn. Bạn nên đăng ký học thêm các khóa nâng cao nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ… để nâng cao năng lực. Đặc biệt, đừng bỏ lỡ việc cập nhật công nghệ AI mỗi ngày và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công việc tối ưu nhất bạn nhé.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với những ai đang muốn nhảy việc sau khi đợi lâu quá không được lên lương. Chúc các bạn chọn được quyết định tốt nhất và sớm có môi trường làm việc trả lương tương xứng với công sức bản thân bỏ ra. 

Xem thêm: Khi thấy Sếp có điểm chưa tốt, là nhân viên bạn có nên sẵn sàng góp ý?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm,...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers