adsads
2404.5
Lượt Xem 3 K

Gần như không một doanh nghiệp nào nằm ngoài vùng ảnh hưởng của cơn bão mang tên “Covid-19”, nhẹ thì hoạt động cầm chừng chờ bão qua, nặng thì cắt giảm nhân sự, “ngủ đông”, thậm chí phá sản, đóng cửa vĩnh viễn.

Các lãnh đạo, người đứng đầu cũng phải đối mặt với những quyết định và lựa chọn khó khăn chưa từng thấy, giữa việc cắt lương, sa thải nhân sự để tiết giảm chi phí, hay gồng mình quyết giữ lại đội ngũ. Khó mà có câu trả lời chính xác, phân giải đúng hay sai, khôn ngoan hay không cho những quyết sách ấy.

Điều duy nhất chúng ta có thể tin tưởng đó là họ đang cố gắng làm những điều tốt nhất để tìm lời giải cho bài toán sinh tồn, chờ ngày trở lại mạnh mẽ hơn. Cùng với đó, cũng không ít nhân sự chấp nhận đồng cam cộng khổ, chia sẻ khó khăn với công ty; không ít chủ nhà giảm giá thậm chí miễn phí tiền thuê mặt bằng hàng trăm triệu đồng. Đó là những nghĩa cử đẹp mà chỉ khi khó khăn, ta mới có cơ hội cảm nhận rõ.

 

Câu chuyện của “Forbes 30 Under 30” Lê Đình Hiếu và G.A.P, học viện đào tạo tư duy – kỹ năng sống cho giới trẻ do anh sáng lập, là một điển hình.

Ngày 30/3, sau nhiều tuần nỗ lực, Học viện G.A.P không đạt được thỏa thuận cùng chủ nhà. Điều đó đồng nghĩa rằng sau gần 5 năm đào tạo tư duy, kỹ năng và kết nối việc làm cho hơn 20.000 học sinh và sinh viên Việt Nam, là đối tác của trên 100 tổ chức, doanh nghiệp, trường học lớn nhỏ, bên mình sẽ chính thức đóng cửa trung tâm, bước vào giai đoạn “ngủ đông” chờ dịch trôi qua.

Mình có thể là một gã điên, trong lúc các công ty sa thải hàng loạt, nhưng mình kiên quyết không cho nghỉ việc bất cứ nhân viên nào – mọi người đã vì tổ chức cống hiến nhiều năm tháng tuổi xuân, lúc gian nan, tổ chức sẽ không để ai lại phía sau.

Mình và ban lãnh đạo đồng ý trả nhà, bán bớt tài sản, sống “homeless”, nhưng đội ngũ thì vẫn phải còn, vẫn phải có lương để tiếp tục chiến đấu. Mọi người được thông báo rằng ngày 31/3 sẽ là ngày Lao động tập thể, tất cả đem vali, thùng xốp lên để “chia tài sản” đem về nhà cất.

Suốt hành trình cứu Học viện trong một tháng qua, dù lòng nhiều ngổn ngang, mệt mỏi, mình luôn thầm cảm ơn cuộc đời cho gặp những người bạn, người anh chị em tuyệt vời:

Khi mình viết email thông báo cho tất cả đồng đội rằng, ban giám đốc Học viện G.A.P sẽ không nhận 100% lương trong 3 tháng tới, tất cả thành viên còn lại chỉ nhận 70% lương, không một ai từ chối, không một ai than phiền. Cá biệt có một số bạn thành viên trẻ tuổi xin phép chỉ nhận 50% lương.

Có một vài người chị quen trên thương trường, email cho mình và nói bên chị sẵn sàng nhận “lính của G.A.P”, để đảm bảo các bạn có công ăn việc làm trong lúc khó khăn. Ngạc nhiên thay, các bạn trẻ bên mình 100% từ chối cơ hội sang nơi khác, và đồng lòng ở lại cùng Học viện.

Có vài ba người anh lớn nói với mình: nếu em cần chỗ cho công ty, cứ chạy sang bên anh mà tá túc, anh hỗ trợ tụi em. Có chị lại cho miễn phí tháng 4, còn sau đó thì lấy một ít tiền cơ sở vật chất thôi. Rồi một cậu em nghĩa tình trong làng startup công nghệ thì nói thẳng: “Anh qua nhà em lấy chìa khóa văn phòng mà dọn vào đỡ nè”.

Một bạn quản lý ở G.A.P, đã đồng hành cùng mình 4-5 năm nay, đề xuất ứng 100 triệu tiền mặt cho công ty mượn để sống sót.

Một vài quỹ học bổng thân thiết – G.A.P vốn là đối tác cung cấp cho các quỹ học bổng này các chương trình tiếng Anh, kỹ năng, tư duy với mức học phí thấp để sinh viên có thể dễ dàng tham gia cùng – sẵn sàng ứng tiền trước cho hợp đồng đào tạo của năm 2020 (mặc dù không biết đến bao giờ dịch mới hết, để hợp đồng được bắt đầu).

Nhiều đối tác, người quen cũng đã mở rộng vòng tay, sẵn sàng giúp đỡ. Nhiều bạn bè đơn giản chỉ là một cuộc gọi điện chia sẻ, một tin nhắn động viên,…

Đó là những tấm chân tình, những món nợ nghĩa tình mà chắc chắn mình và các anh em tại G.A.P không bao giờ quên.

Làm Doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam khó cực. Làm Giáo dục ở Việt Nam vất vả không kém.

Nhưng đã là con đường mình chọn thì vẫn phải đi, vì đằng sau mái nhà G.A.P là hàng chục nhân viên, giảng viên, huấn luyện viên đã gửi trọn niềm tin, và vì phía trước con đường kia, là hàng nghìn sinh viên cần một bệ đỡ để tỏa sáng.

 

>>Xem thêm: Lãnh đạo cần làm gì để nhân viên làm việc tại nhà mà không chán nản: Chấm công – giao việc – họp online thường xuyên, áp dụng OKR triệt để và khuấy động tinh thần liên tục!

 

— HR Insider/ Theo Cafebiz—
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hành tinh, không chỉ tạo ra cuộc cách mạng internet...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi tiếng với dịch vụ cho thuê nhà trực tuyến mà...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu suất nhân sự độc...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân viên không chỉ là lựa chọn mà là chìa khóa...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu thế giới ngày càng chú trọng vào việc áp dụng...

Bài Viết Liên Quan

5 sáng kiến về văn hóa doanh nghiệp được Google áp dụng vào năm 2024

Google, gã khổng lồ công nghệ sở hữu công cụ tìm kiếm phổ biến nhất...

AirBnB dùng văn hóa để "chinh phục" nhân viên của mình như thế nào?

Airbnb, một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, không chỉ nổi...

Tiêu chí đánh giá nhân sự hiệu quả tại Amazon

Amazon, một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đã xây dựng...

Phát triển nhân viên: hãy học theo Spotify

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh, việc phát triển nhân...

Top 10 công ty hàng đầu ứng dụng "Bài kiểm tra năng lực" để nhận diện nhân tài

Trên hành trình tìm kiếm và giữ chân nhân tài, các công ty hàng đầu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers