adsads
5 chien luoc tuyen dung chi phi thap cac cong ty viet nam thuong bo quen 3
Lượt Xem 4 K

1. Không nhất thiết phải tốn nhiều chi phí để tuyển gấp

Thiếu một kế hoạch tuyển dụng nhân sự “dài hơi”, việc yêu cầu tuyển dụng nhân sự trong thời gian gấp là chuyện thường ở huyện tại các công ty Việt Nam. Chính sự gấp gáp này sẽ gây cập rập cho bộ phận tuyển dụng cũng như ảnh hưởng đến chất lượng tuyển dụng. Thông thường, tuyển gấp luôn đi kèm với việc đội chi phí tuyển dụng lên cao.

Tuy nhiên, cũng có những kỹ năng tuyển dụng để giảm áp lực chi phí trong những trường hợp này. Hãy đề nghị nới rộng thời gian tuyển dụng ra, và sắp xếp lại nội bộ nhân sự tạm thời để lấp vào vị trí đang trống cho đến khi tuyển được người tốt nhất cho vị trí đó. Ngoài ra, việc kêu gọi nhân viên trong công ty giới thiệu người họ quen biết cũng có thể đem lại những ứng viên phù hợp đến bất ngờ. Mấu chốt ở đây là thúc đẩy mọi phòng ban cùng giải quyết vấn đề về nhân sự này, thay vì phòng tuyển dụng phải một mình gánh chịu. Kỹ năng tuyển dụng cần được bộc lộ ở thời điểm này.

 

2. Sử dụng sức mạnh thương hiệu đúng cách

Nếu công ty bạn đã có thương hiệu khá “bắt tai bắt mắt” trên thị trường, thì thay vì dàn trải ngân sách tuyển dụng ở nhiều kênh khác nhau, hãy tập trung vào một kênh mạnh nhất, một trang web việc làm có lượng ứng viên phù hợp nhiều nhất để đầu tư ngân sách. Nhiều khả năng các ứng viên ở kênh khác cũng đã có sẵn trong danh sách ứng viên tại kênh tối ưu mà bạn chọn.

Nếu thương hiệu công ty bạn còn yếu, thì hãy chọn cách “tấn công” ở nhiều kênh. Tuy nhiên điều đặc biệt cần ghi nhớ là thông điệp và hình ảnh quảng cáo tuyển dụng ở tất cả các kênh tuyển dụng này phải tương đồng với nhau thì mới gây ảnh hưởng truyền thông như mong muốn với ứng viên. Ngày nay, các công ty tuyển dụng cũng đã cung cấp các dịch vụ truyền thông – tuyển dụng như vậy, nên nếu bộ phận tuyển dụng của bạn không có sự hậu thuẫn từ một đội ngũ marketing chuyên nghiệp thì tốt hơn hết là hãy sử dụng các gói dịch vụ trọn gói này để đảm bảo truyền thông đúng cách.

 

3. Tránh “lạm phát” chức vụ

Vì sao một vị trí đã tiêu tốn rất nhiều chi phí để quảng cáo tuyển dụng nhưng vẫn chưa thu được nhiều hồ sơ ứng tuyển, cho dù vị trí đó yêu cầu không quá cao? Có thể bạn đang rơi vào cái bẫy “lạm phát” chức vụ. Điều này thường xảy ra ở những công ty có quy mô nhỏ. Ví dụ bạn đang đi tìm một người có khả năng giám sát công việc marketing của công ty, thì thay vì chỉ cần tuyển Marketing Supervisor, thì công ty bạn lại quyết định tuyển Marketing Manager. Chỉ cần chức vụ tăng lên một bậc thì lượng ứng viên tiềm năng của bạn cũng đã giảm đi khá nhiều, trong khi nhu cầu về nhân sự của bạn chưa đến mức phải tuyển Marketing Manager.

Thêm nữa, khi tuyển với chức vụ cao hơn nhu cầu thực sự, công ty bạn sẽ phải đầu tư một khoản tiền lớn hơn vào việc tuyển dụng. Hãy cân nhắc thật kĩ và thảo luận với giám đốc để đảm bảo bạn không đang lãng phí ngân sách tuyển dụng.

4. Đừng đổ tất cả ngân sách vào tuyển dụng

Giả sử bạn phải tuyển một loạt nhân viên có kinh nghiệm trong 6 tháng tới. Do yêu cầu phải có kinh nghiệm, nên chi phí quảng cáo tuyển dụng cũng tăng theo. Thế nhưng, hãy tự hỏi: liệu bạn có nên dùng toàn bộ ngân sách tuyển dụng vào việc quảng cáo tuyển dụng không? Tại sao không tuyển người chưa có kinh nghiệm với chi phí quảng cáo tuyển dụng thấp hơn, thu được nhiều hồ sơ hơn. Sau đó, dùng phần ngân sách còn lại để tạo nên những chương trình đào tạo giúp các nhân viên này hòa nhập và mang lại giá trị cho công ty như một người có kinh nghiệm?

Nếu quá khó khăn hay đắt đỏ để tìm kiếm nhân sự cho một vị trí nào đó, hãy nghĩ tới việc tuyển cho vị trí thấp hơn một bậc và đầu tư vào kế hoạch phát triển nhân viên này lên vị trí mà ban đầu bạn muốn tuyển dụng.

5. Kế hoạch nuôi dưỡng đội ngũ kế thừa từ nội bộ

Nguồn ứng viên tiềm năng nhất không ở đâu xa mà lại chính là những nhân viên hiện tại của công ty bạn. Nếu bạn có một kế hoạch phát triển nhân viên chi tiết, thì việc tuyển dụng chỉ dành cho những vị trí mới hay những vị trí cấp thấp nhất. Còn lại các vị trí cấp trung và cấp cao trong công ty hoàn toàn có thể được lấp đầy bởi sự thăng tiến của những nhân viên hiện tại. Khi đó, chi phí tuyển dụng của bạn sẽ giảm đáng kể.

Để làm được điều này, về mặt ngân sách, bạn nên đầu tư thêm cho mảng đào tạo nội bộ, và hãy đặt ra chỉ tiêu thăng tiến cho mỗi phòng ban phù hợp với ngân sách lương và cấu trúc công ty, nhằm thúc đẩy các nhân viên cấp thấp vươn lên đảm nhận những vị trí cao hơn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers