adsads
Shutterstock 1353022007 17
Lượt Xem 472

Tầm quan trọng của các “hạt nhân” trong công ty

Các bộ phận trong công ty thường được chia nhỏ ra thành nhiều vị trí với chức năng và nhiệm vụ khác nhau dưới sự chỉ đạo chung của ban giám đốc. Các bộ phận này có thể hoạt động theo quy trình hoàn toàn riêng biệt và công việc cũng khác nhau nhưng chung quy đều có mối quan hệ mật thiết, tương trợ lẫn nhau trong quá trình làm việc để hoàn thành mục tiêu chung của công ty.

Các thành phần “hạt nhân” trong công ty cũng vậy, họ chính là người điều hành các bộ phận quan trọng để phụ trách những công việc khác nhau nhưng có sự liên kết trong hoạt động để thực hiện mục tiêu chung của công ty. Và nếu thiếu bất kỳ một trong những thành viên nòng cốt nào thì công ty cũng không thể hoạt động bình thường.

Học việc với “hạt nhân” trong doanh nghiệp

Trưởng phòng kế toán

Kế toán là một trong các bộ phận trong công ty đảm trách vị trí quan trọng và cần thiết. Trưởng phòng kế toán sẽ chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý sổ sách thể hiện rõ ràng và minh bạch các khoản tiền nong, chi tiêu hàng ngày, hàng tháng và cân đối doanh thu và lời lãi của công ty. Nhân sự trong bộ phận kế toán có thể chia thành nhiều vị trí như kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán bán hàng, kế toán thuế,…

Khi đã làm việc với trưởng phòng kế toán, bạn sẽ học được các nghiệp vụ:

  •  Xử lý thông tin, số liệu của doanh nghiệp
  •  Hạch toán chi phí, thu nhập, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác
  •  Theo dõi, quản lý công nợ
  •  Kiểm tra, giám sát hàng tồn kho, thời gian tồn kho
  •  Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp
  •  Lập bảng cân đối số phát sinh
  •  Lập các tờ khai theo tháng và quý
  •  Lập báo cáo tài chính

Trưởng phòng marketing

Trong thế giới hiện đại công nghệ 4.0, thì marketing là phòng ban không thể thiếu trong công ty. Để thành công trong kinh doanh, thì các công ty cần am hiểu thị trường và biết nắm bắt nhu cầu của khách hàng cùng với các kỹ năng trong kinh doanh. Trưởng phòng marketing sẽ là người quản lí kết nối công ty với khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu, giới thiệu sản phẩm đến với người dùng.

Khi đã làm việc tại với trưởng phòng marketing, bạn sẽ học được các nghiệp vụ:

  • Nghiên cứu thị trường
  • Phân khúc thị trường
  • Định vị thương hiệu
  • Phân tích độ cạnh tranh
  • Lên chiến lược tiếp thị & các chính sách ưu đãi
  • Hoạch định ngân sách marketing
  • Đo lường hiệu quả chiến dịch

Trưởng phòng nhân sự, hành chính

Nhân tố con người là quan trọng làm nên thành công của công ty, doanh nghiệp. Trong các bộ phận công ty thì bộ phận nhân sự, hành chính sẽ  xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tổ chức nhân sự trong công ty. Chính vì vậy, trưởng phòng nhân sự, hành chính sẽ phảo đảm bảo chất lượng và sử dụng hợp lý nhân sự, phòng ban là công việc quan trọng giúp công ty hoạt động hiệu quả gia tăng doanh số.

Khi đã làm việc với trưởng phòng nhân sự, hành chính bạn sẽ học được các nghiệp vụ:

  • Lên kế hoạch cho việc tuyển dụng hoặc đào tạo.
  • Quản lý nhân sự
  • Lập kế hoạch và triển khai tuyển dụng nhân sự
  • Đảm bảo môi trường làm việc cho nhân viên.
  • Xây dựng mối quan hệ với người lao động.
  • Thông báo lương thưởng và phúc lợi.
  • Thực thi luật lao động.
  • Rèn luyện kĩ năng đào tạo và phát triển nội bộ

Trưởng phòng kinh doanh

Bộ phận kinh doanh là bộ phận trực tiếp quyết định doanh số bán hàng của một công ty. Để có thể trụ vững trên thị trường và trở nên nổi bật hơn so với đối thủ, ngoài yếu tố quan trọng là sản phẩm, doanh nghiệp cần có một đội ngũ kinh doanh xuất sắc và nhiệt huyết. 

Do vậy, trưởng phòng kinh doanh phải có trách nhiệm tiếp cận với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ, và cung cấp giải pháp hữu ích là sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Để có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, nhân viên kinh doanh phải thực sự hiểu được tâm lý mua hàng của khách hàng, đồng thời có khả năng giao tiếp, thuyết phục.

Khi đã làm việc với trưởng phòng kinh doanh, bạn sẽ học được các nghiệp vụ:

  • Kỹ năng tìm kiếm và phát triển nguồn khách hàng tiềm năng.
  • Cách lên kế hoạch kinh doanh sản phẩm. 
  • Tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. 
  • Chịu trách nhiệm hoàn thiện hợp đồng. 
  • Chăm sóc khách hàng trước và sau sales. 
  • Nắm rõ quy trình kinh doanh.
  • Kỹ năng giao tiếp.

Trên đây là bài viết tổng hợp các bộ phận “hạt nhân” trong công ty cơ bản nhất. Bạn có thể sẽ trở thành thành viên của một trong số các bộ phận kể trên, vì vậy tìm hiểu về nó trước khi thực sự bước chân vào thị trường lao động sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về cách thức tổ chức và hoạt động của một công ty là như thế nào. Chúc bạn thành công!

 

Xem thêm: Nhân viên thờ ơ khi triển khai kế hoạch, quản lý cần làm gì?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo...

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình...

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa...

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên...

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài...

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers