adsads
an tuong ve bua tiec cuoi nam cua cac nhan vien 3
Lượt Xem 10 K

Tiệc cuối năm là hoạt động thường niên không thể thiếu vào mỗi dịp cuối năm của nhiều công ty. Tùy theo ngân sách, quy định và văn hóa công ty, sẽ có những hình thức tổ chức khác nhau nhưng tất cả đều chung một mục đích là tri ân nhân viên sau một năm cống hiến cho công ty; đồng thời góp phần gia tăng gắn kết giữa các nhân viên với nhau và với doanh nghiệp.

 

Nên tổ chức một bữa tiệc như thế nào để nhân viên của bạn cảm nhận được ý nghĩa này? Những chia sẻ dưới đây của các nhân viên và người thân của họ (ở một số công ty do tạp chí Inc. thu thập) về ấn tượng bữa tiệc cuối năm có thể cho bạn những gợi ý mới để áp dụng.

 

 

  • Trong bữa tiệc công ty của chồng tôi, ban tổ chức có thuê một thợ chụp ảnh chuyên nghiệp để chụp ảnh lưu niệm cho người tham dự. Sau đó, chúng tôi được nhận ngay ảnh khi ra về. Đây là một ý tưởng đơn giản nhưng rất hay vì thực tế chúng tôi hiếm có cơ hội ra ngoài trong trang phục đẹp như vậy và càng không có người chụp ảnh chuyên nghiệp như thế.

  • Công ty tôi đang làm việc tổ chức tiệc riêng cho mỗi bộ phận và bữa tiệc của chúng tôi bao gồm các kỹ sư, các trưởng phỏng và khách hàng của họ. Bữa tiệc ấn tượng với màn buffet sushi và cocktail khai tiệc, sau đó là một bữa tối ngon miệng và mọi người bắt đầu khiêu vũ. Chưa hết, khi ra về mỗi người tham dự còn được nhận một món quà lưu niệm rất đẹp. Ban tổ chức còn cung cấp dịch vụ giữ trẻ trong suốt thời gian bữa tiệc để tạo điều kiện cho những gia đình có con nhỏ thoải mái tham dự.

  • Sếp của tôi tổ chức tiệc cuối năm ngay tại nhà của cô ấy. Tất cả nhân viên được mời đến căn nhà rất rộng và sang trọng của cô. Trong nhà có người phục vụ đồ ăn thức uống thỏa thích. Cô ấy còn thuê hẳn một nhạc công piano chuyên nghiệp chơi nhạc để mọi người khiêu vũ và thưởng thức. Đó là bữa tiệc văn phòng tuyệt vời nhất mà tôi đã từng tham dự.

  • Mọi người được báo tiệc bắt đầu sau giờ làm việc nhưng hôm đó sếp lớn nhất của công ty đã làm mọi người ngạc nhiên bằng cách quyết định tổ chức tiệc sớm hơn. Ông cho phép hủy bỏ tất cả các cuộc họp (kể cả với khách hàng). Sau đó, mỗi phòng ban được cho vài giờ để mang về một món ăn về công ty để cùng tổ chức tiệc. Riêng mỗi người chuẩn bị sẵn món quà đẤn tượng về bữa tiệc cuối năm của các nhân viênể trao đổi với nhau với chủ đề là tặng lại những món quà mà người khác tặng cho bạn. Thật thú vị!

  • Tôi không thể dự được những bữa tiệc cuối năm của công ty vì tôi làm việc từ xa. Thay vào đó, tôi được công ty cho một khoản khá lớn đủ để dùng bữa với người thân tại một nhà hàng sang trọng, sau đó gửi hóa đơn về công ty để được hoàn lại.

  • Mỗi năm, công ty tôi làm việc đều đặt chỗ tại nhà hàng địa phương để tổ chức bữa tiệc cuối năm cho cả nhân viên và khách hàng. Người tham dự nếu muốn có thể mang theo một món quà có giá trị theo quy định để trao đổi với nhau. Không phải là một ý tưởng mới mẻ nhưng hoạt động trao đổi quà không bao giờ là nhàm chán và đã trở thành truyền thống vào mỗi dịp cuối năm. Không ồn ào nhạc sống, mọi người thoải mái trò chuyện và trở nên gắn kết hơn trên nền nhạc nhẹ nhàng.

  • Tôi làm việc cho một công ty công nghệ nên bữa tiệc công ty không bao giờ thiếu rượu và bia, và video game. Với những anh chàng đam mê máy tính như chúng tôi thì như vậy là quá đủ.

– HR Insider VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers