adsads
cách quản lý tài chính cá nhân
Lượt Xem 3 K

Những gì bạn biết về cách sử dụng, tiết kiệm hay chi tiêu thường bắt nguồn từ kinh nghiệm, học từ bạn bè, từ lời khuyên của cha mẹ hoặc vợ, hay từ những tìm kiếm ngẫu nhiên trên Internet…Tuy nhiên, những cách này lại không phát huy được tác dụng. Vậy liệu có cách nào giúp bạn có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn? Dưới đây là những bật mí về cách quản lý tài chính cá nhân giúp bạn sử dụng tiền một cách thông minh và hợp lý hơn. 

1. Hướng đến tự do tài chính cá nhân cho bản thân 

Biết cách quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng vô cùng quan trọng và đã được nhiều chuyên gia cũng như các tổ chức quốc tế khuyến nghị nên được phổ cập cho nhiều học sinh, sinh viên  từ khi còn trên nhà trường. Việc quản lý tài chính cá nhân sẽ mang đến rất nhiều lợi ích như: 

  • Sự an tâm về tài chính sẽ mang lại tinh thần phấn chấn, năng suất làm việc nhờ đó cũng được nâng cao hơn. 
  • Có nguồn vốn dư dả cũng sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển bản thân và tài chính như: theo đuổi học vấn cao hơn, học thêm ngoại ngữ, đầu tư sinh lời,… 
  • Tạo nền mỏng tài chính vững chắc cho tuổi hưu an nhàn và thoải mái hơn về sau. 

Tại Việt Nam, hiện vấn có nhiều người trẻ mơ hồ về kỹ năng quản lý tài chính cá nhân này. Hậu quả là có không ít người thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền bạc cuối tháng và phải vay mượn để bù đắp chi tiêu. Tệ hơn là sự căng thẳng về tài chính khiến tâm trạng chúng ta trở nên khó chịu hơn, dễ gắng gỏng và ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xung quanh.Chính vì vậy, chúng ta cần hướng đến việc tự do tài chính cá nhân. Và biết cách quản lý tài chính cá nhân là điều thực sự rất cần thiết. 

2. Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả 

2.1 Thay đổi cách nghĩ về tiền

Một số người có những cảm xúc phức tạp về tiền: áp lực trước việc kiếm tiền, cảnh giác trước sự tham lam, cảm thấy thù ghét các yếu tố vật chất và đề cao giá trị tinh thần. Suy cho cùng, việc tránh suy nghĩ về tiền chỉ là một hình thái cảm xúc bắt nguồn từ việc bạn không thể làm chủ được đồng tiền. “Từ bỏ” hay “không quan tâm” là một cách nói khỏa lấp những căng thẳng và sợ hãi, khi bạn không đạt được điều mình mong muốn.

Để thay đổi thái độ từ thờ ơ hay sợ hãi sang tâm thế chủ động khi sử dụng tiền, trước tiên bạn phải hiểu được cảm xúc của mình. Tana Gildea, tác giả cuốn sách The Graduate’s Guide to Money khuyên rằng, bạn hãy tự hỏi mình: “Bạn cảm thấy thế nào về tiền? Về khả năng bạn kiếm được nó, để dành, quản lý nó một cách khôn ngoan? Nếu bạn không cảm thấy tích cực, bạn sẽ không thể có những trải nghiệm tích cực”. Đừng phụ thuộc vào tiền, cũng đừng cảm thấy tội lỗi khi nghĩ về tiền, đó là nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Thay vào đó, hãy tin rằng bạn có thể kiểm soát và sử dụng đồng tiền để mang lại niềm vui cho bản thân.

2.2 Học cách nói về tiền

Mọi người hay nghĩ rằng vấn đề tiền bạc là một vấn đề tế nhị và thường tránh đề cập trước mặt nhau, thay vào đó, họ suy nghĩ một mình và tự làm bản thân trở nên căng thẳng. Vô hình chung, đó lại là nguyên nhân dẫn đến sự bức bối và kéo theo nhiều mâu thuẫn khác.Chuyên gia Syble Solomon, thành viên của Financial Therapy Association cho biết, hầu hết các cặp vợ chồng chỉ nói về tiền khi họ đang ở trong tình trạng khủng hoảng.

Tất nhiên, nói về tiền là một chuyện rất khó khăn, bạn sợ bị người khác đánh giá là ham tiền, đề cao đồng tiền, trọng vật chất… nhưng đây vẫn là một việc nên làm. Sự rõ ràng về tài chính là cách quản lý tài chính cá nhân và để mọi người hợp tác với nhau tốt. “Nhiều cặp vợ chồng thành công về mặt tài chính thường thoải mái khi nói về vấn đề tiền bạc”, Solomon cho biết, “Họ chọn một buổi tối yên tĩnh và thư giãn với bữa ăn, đó là cách khởi đầu tốt để nói về vấn đề chi tiêu và các hóa đơn từ thẻ tín dụng”. Tuy nhiên, Solomon cũng khuyên nên tránh nói về chuyện tiền bạc khi có ai đó đang đói, tức giận, cô đơn hay mệt mỏi, tránh nhắc đến các con số ngay từ đầu mà hãy nói đến những chủ đề tổng quát hơn.

2.3 Cách quản lý tiền và chi tiêu dưới khả năng cho phép

Để thực sự sống tốt ở mức độ cho phép, bạn hãy mặc định khả năng của mình thấp hơn khả năng thực tế một chút, và thay đổi lối sống cho phù hợp với định mức đó.“Đây thực sự là chìa khóa và cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất”, Deana Arnett – chuyên gia tư vấn quy hoạch cấp cao tại Rosenthal Wealth Management Group – cho biết, “Có rất nhiều cách để sống thoải mái mà không phải tiêu đến từng đồng xu cuối cùng, nhưng không phải ai cũng biết bài học này”.

Trong khi đó,Chantel Bonneau – cố vấn tài chính của Northwestern Mutual nói rằng: “Nếu bạn có thói quen này, bạn có thể điều chỉnh các chi tiêu không hợp lý theo hướng tiết kiệm hơn và dành dụm cho các mục tiêu có ý nghĩa hơn như mua một ngôi nhà hoặc đi du lịch. Luôn kiểm soát chi tiêu bằng một ứng dụng di động, một cuốn sổ nhỏ hay một người có trách nhiệm, bất cứ cách nào có thể giữ cho bạn hướng đến mục tiêu đã đề ra”.

Sống dưới mức khả năng có nghĩa là bạn sẽ tìm kiếm những món đồ phù hợp chứ không phải một món đồ làm thỏa mãn bản thân, chẳng hạn như một chiếc xe đã qua sử dụng, một ngôi nhà nhỏ hơn, và quần áo từ các kệ bán hàng giảm giá. Đâu có gì là quá tệ, phải không?

2.4 Học cách thiết lập ngân sách

Mindy Crary – hướng dẫn viên lập kế hoạch tài chính – nói rằng: “Hầu hết mọi người đánh đồng từ “ngân sách” với một chế độ kiêng cữ hà khắc, khi bạn đang hi sinh sự thoải mái một cách ngắn hạn và từ chối những thú vui đặc biệt của bản thân”. Việc này chỉ khiến bạn giống như một quả bom nổ chậm cho đến khi bạn quyết định phung phí tất cả chỉ trong một đêm. Thay vào đó, Crary gợi ý tìm kiếm một “ngân sách cân bằng” như cách bạn thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng: Quản lý tiền bạc hiệu quả là một lối sống, không phải là một giải pháp tức thời.

Thiết lập một ngân sách vững chắc từ tháng này qua tháng kia sẽ giúp bạn không có cảm giác bị tước đoạt. Chellie Campbell – chuyên gia giải quyết các rối loạn về tiền, tác giả cuốn sách From Worry to Wealthy –gợi ý về 3 ngân sách: thấp, trung bình và cao, từ đó bạn sẽ quyết định thiết lập ở mức nào vào đầu mỗi tháng.“Ngân sách thấp là khi bạn làm ra ít tiền hơn hoặc cần tiết kiệm cho một điều gì đó đặc biệt, ví dụ như khoản thanh toán cho một ngôi nhà hay một chiếc xe”, Chellie giải thích, “Ngân sách trung bình là khoản tiền bạn đang làm ra và sử dụng nó cho những sinh hoạt điều độ hàng tháng, và ngân sách cao là khi bạn sắp có các khoản tiền mới”. Việc lựa chọn mức ngân sách sẽ quyết định mức chi tiêu của bạn trong tháng đó”.

2.5 Cách tiết kiệm thông minh

Đừng tiết kiệm theo kiểu “tiết kiệm càng nhiều càng tốt” mà hãy đặt mục tiêu tài chính trong bối cảnh cụ thể để biết chính xác bạn cần tiết kiệm bao nhiêu và bao lâu thì đạt được mức tiết kiệm đó. Lời khuyên của Mindy Crary – hướng dẫn viên lập kế hoạch tài chính – là: Xác định mục tiêu càng rõ ràng bao nhiêu thì bạn càng có động lực thực hiện bấy nhiêu, và từ một mục tiêu ban đầu, hãy xây dựng các kế hoạch nhỏ hơn xung quanh nó.

2.7 Luôn rà soát chi tiêu

Hãy luôn rà soát các khoản chi tiêu của mình hàng ngày, hàng tháng và hàng trăm,… như học phí, tiền chợ, mua sắm quần áo,… Sau đó, tiến hành phân thành 2 loại cơ bản: cắt giảm được và không thể cắt giảm. 

Ví dụ: Những khoản quan trọng và thường xuyên chiếm phần lớn chi tiêu của gia đình như: học phí không thể cắt giảm. Thay vào đó bạn có thể cắt giảm các khoản ít quan trọng như: mua sắm quần áo, xem phim, cà phê,… 

2.8 Cố gắng thoát khỏi “vòng xoáy” nợ nần

Không ít bạn trẻ, thường có thói quen tiêu hết tiền từ giữa tháng, sau đó mượn thêm để có thể “duy trì cuộc sống” ở nửa tháng sau. Bạn sẽ rất khó để có thể thoát khỏi “vòng xoáy” này nếu như bạn không có sự quyết tâm. 

Bạn hãy nên trả hết nợ hiện tại và tránh việc mượn thêm nợ ở tháng sau. Đồng thời đi đôi với đó chính là thắt chặt chi tiêu, tránh việc mua sắm những món đồ không thật sự cần thiết. Nhờ đó thì bạn mới có thể thoát khỏi được “vòng xoáy” nợ nần và có thêm những khoản tiền dự trữ cho mình. 

2.9 Gia tăng thu nhập bằng nhiều nguồn

Bạn có biết, sự thành công của các doanh nhân không chỉ nằm ở bí quyết quản lý tài chính của mình hiệu quả mà nó còn nằm ở sự đa dạng kênh thu nhập của họ. Đây chính là bước giúp bạn có thể hướng đến sự tự do về tài chính.
Nếu bạn có thời gian rảnh rỗi sau giờ hành chính, bạn có thể nhận thêm nhiều công việc như viết nội dung thuê, quản lý fanpage, kinh doanh nhỏ,… Bạn cần biết sắp xếp và cân bằng thời gian và cuộc sống hợp lý cho mình. 

3. Một số quy tắc áp dụng khi quản lý tài chính cá nhân 

Để quản lý tài chính cá nhân mình hiệu quả hơn, bạn có thể áp dụng thêm một số quy tắc sau đây cho bản thân: 

3.1 Quy tắc 50 – 30 – 20 

Đây được xem là cách quy tắc quản lý dòng tiền cá nhân cơ bản vả vô cùng hiệu quả đã được nhiều người áp dụng. Bạn chỉ cần chia thu nhập của mình thành 3 khoản như sau:

  • 50% thu nhập cho các chi phí sinh hoạt cực cần thiết như: nhà ở, thực phẩm, đi lại.
  • 30% dành cho các chi phí linh hoạt như: giải trí, hiếu hỉ,… (có thể cắt giảm, nếu cần).
  • 20% sẽ dành để trả nợ/ tiết kiệm cho các mục tiêu ( có thể chia phần dành dụm này thành nhiều khoản ứng với từng mục tiêu cho dễ theo dõi). 

Ưu điểm:

  • Dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng.
  • Có thể áp dụng đối với nhiều đối tượng với nguồn thu nhập khác nhau.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu về tính tự kỷ luật cao với mỗi cá nhân khi thực hiện nguyên tắc. 

3.2 Quy tắc 6 cái lọ

Quy tắc này được tạo ra bởi tác giả Harv Eker, tác giả của cuốn sách tài chính nổi tiếng như: “Bí mật tư duy triệu phú” và “Làm giàu nhanh”… Với quy tắc này, thu nhập của bạn sẽ được chia thành nhiều khoản chi tiết: 

  • Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập) cung cấp cho các hoạt động sinh hoạt như ăn uống, tiền nhà, hóa đơn điện nước…
  • Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập) phục vụ cho những mục tiêu dài hạn cho cuộc sống như mua nhà, mua xe, cưới, sinh, kinh doanh…
  • Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập) dành để tham gia các khóa học hoặc chứng chỉ, kỹ năng, workshop… để trau dồi chuyên môn, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc.
  • Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập) để tự thưởng cho bản thân bạn sau khi đã nỗ lực làm việc và tiết kiệm hiệu quả. 
  • Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập) dành để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh… nhằm sinh lời, tạo nên thu nhập thụ động.
  • Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập) sẽ dùng để giúp đỡ những người thân, bạn bè hoặc cho các quỹ vì cộng đồng.

Ưu điểm:

  • Tạo tính kỷ luật cho người tiết kiệm.

Nhược điểm:

  • Phức tạp, không phù hợp cho những người mới bắt đầu.

4. Một số câu hỏi thường gặp về quản lý tài chính cá nhân 

Nên quản lý tài chính cá nhân ở đâu?

Tùy theo nhu cầu và sở thích thì bạn có thể sử dụng các công cụ như: sổ, excel, ứng dụng (app) quản lý tài chính trên điện thoại,… Trong đó, các ứng dụng là cách quản lý dòng tiền cá nhân được nhiều người yêu thích hơn bởi có thể dễ dàng cập nhật cũng như theo dõi tình trạng tài chính mới nhất của mình tiện lợi, nhanh chóng và có thể cập nhật được ở bất kỳ đâu.

Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân nên chú ý gì? 

Khi mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân, bạn cần có sự kiên định với mục tiêu của mình. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy khó khăn vì không quen, nhưng dần bạn sẽ dần hình thành được cho mình tính kỷ luật tiết kiệm và chi tiêu cho bản thân hiệu quả hơn rất nhiều. 

Sai lầm hay gặp khi quản lý tài chính cá nhân? 

Có rất nhiều sai lầm khiến chúng ta dễ dàng phá vỡ nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân như nợ xấu, mua sắm vô độ, thiếu kiên định,… Chính vì vậy, bạn nên cố gắng khắc phục các sai lầm đó để có thể đạt được mục đích tài chính của mình đã đề ra. 

Trên đây chính là những bí quyết về cách quản lý tài chính cá nhân mà chúng tôi muốn gửi gắm đến bạn. Điều quan trọng nhất vẫn là sự quyết tâm cũng như sự kiện định của bạn đối với mục tiêu này. Có như vậy thì bạn mới nhanh chóng thoát khỏi nợ nần, hướng đến sự tự do về tài chính của mình. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn. Theo dõi chúng tôi để cấp nhật nhiều bài viết hay hơn nhé! 

Xem thêm: Cách quản lý nhân viên tăng năng suất cao mà nhà quản lý nên biết

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bạn có đang bị công ty cũ theo dõi sau khi nghỉ việc?

Sau khi rời khỏi một công việc cũ và tìm kiếm việc làm mới, nhiều ứng viên cảm thấy lo lắng với việc có thể công ty và các nhân sự cũ sẽ theo dõi hoạt động ứng tuyển của bạn. 

Làn sóng AI ập đến: Top 10 kỹ năng nhân sự 30+ cần phải nắm bắt

Làn sóng AI hiện nay đang tạo ra nhiều thay đổi chóng mặt đối với nhiều ngành nghề, từ sản xuất, dịch vụ đến ngành công nghiệp. Trong bối cảnh này, người đi làm không chỉ cạnh tranh với con người, mà còn phải đảm bảo bản thân mình không bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo. 

Luyện kỹ năng dẫn dắt buổi họp hiệu quả với Sếp và lãnh đạo cấp cao

Buổi họp với sếp và các lãnh đạo cấp cao sẽ là cơ hội tuyệt vời nếu bạn có thể trình bày thật tốt, nhưng đồng thời đây cũng có thể là khủng hoảng nếu phần trình bày của bạn gặp bất trắc. Việc dẫn dắt một buổi họp hiệu quả cũng là một dạng kỹ năng, và để có được kỹ năng đó thì yêu cầu bạn phải dành thêm thời gian lẫn công sức rèn luyện. 

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các phương pháp phân đoạn hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược marketing, tăng tương tác và tạo ra giá trị đích thực cho khách hàng.

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Bài Viết Liên Quan

Bạn có đang bị công ty cũ theo dõi sau khi nghỉ việc?

Sau khi rời khỏi một công việc cũ và tìm kiếm việc làm mới, nhiều ứng viên cảm thấy lo lắng với việc có thể công ty và các nhân sự cũ sẽ theo dõi hoạt động ứng tuyển của bạn. 

Làn sóng AI ập đến: Top 10 kỹ năng nhân sự 30+ cần phải nắm bắt

Làn sóng AI hiện nay đang tạo ra nhiều thay đổi chóng mặt đối với nhiều ngành nghề, từ sản xuất, dịch vụ đến ngành công nghiệp. Trong bối cảnh này, người đi làm không chỉ cạnh tranh với con người, mà còn phải đảm bảo bản thân mình không bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo. 

Luyện kỹ năng dẫn dắt buổi họp hiệu quả với Sếp và lãnh đạo cấp cao

Buổi họp với sếp và các lãnh đạo cấp cao sẽ là cơ hội tuyệt vời nếu bạn có thể trình bày thật tốt, nhưng đồng thời đây cũng có thể là khủng hoảng nếu phần trình bày của bạn gặp bất trắc. Việc dẫn dắt một buổi họp hiệu quả cũng là một dạng kỹ năng, và để có được kỹ năng đó thì yêu cầu bạn phải dành thêm thời gian lẫn công sức rèn luyện. 

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các phương pháp phân đoạn hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chiến lược marketing, tăng tương tác và tạo ra giá trị đích thực cho khách hàng.

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers