• .
adsads
Shutterstock 2190330947 1
Lượt Xem 325

1. Xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả

Đừng để deadline ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Do đó, khi bạn được giao phải hoàn thành khối lượng lớn công việc mà thời gian thì không còn nhiều, việc đầu tiên bạn cần làm đó là nhanh chóng lên kế hoạch làm việc. 

Chính việc lên kế hoạch và phân bổ thời gian hợp lý cho các nhiệm vụ, chia nhỏ công việc sẽ “ đánh lừa” được bộ não thấy những công việc dễ dàng và có thể hoàn thành được. xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả sẽ giúp bạn giảm tình trạng trì hoãn, tránh dẫn đến quyết định cắt giảm thời gian ngủ của vì chưa xong công việc. Đây cũng là cách để bạn cảm thấy an tâm đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ ngon hơn khi công việc của mỗi ngày đều được hoàn thành.

2. Tuân theo lịch ngủ cố định

Tuân thủ theo lịch nghỉ ngơi cố định sẽ tạo chu kỳ ngủ – thức phù hợp cho cơ thể của bạn. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần ở nhà sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và hình thành thói quen nghỉ ngơi tốt cho não bộ. Để có giấc ngủ tốt chúng ta nên đi ngủ vào 1 thời gian cố định mỗi ngày. Nếu bạn phải làm việc cả đêm thì nên có giấc ngủ bù hợp lý và cần đảm bảo ngủ đủ từ 6-8 tiếng mỗi ngày để làm việc hiệu suất hơn. 

3. Không ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc 

Hậu quả của việc làm việc không khoa học, hay làm việc xuyên suốt mà không có sự vận động sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và mất đi cảm thấy yêu đời.  Thậm chí làm việc quá lao lực, không vận động trong thời gian kéo dài có thể khiến “cột sống” của dân văn phòng hay các bạn sinh viên ngày càng bất ổn. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến giấc ngủ, bởi chiếc lưng luôn đau nhức, đôi mắt nhức mỏi suy giảm thị lực sẽ cản trở bạn có được giấc ngủ ngon mỗi tối. Vậy nên, mỗi khi ngồi làm việc đủ dài, hãy chủ động có đứng dậy đi lại, uống nước và hít thở để não bộ được nghỉ ngơi cũng như các cơ xương của bạn không bị chèn ép quá lâu.

4. Không để điện thoại gần giường ngủ

Theo một nghiên cứu về hành vi giấc ngủ của Đại học Bergen (Na Uy) cho thấy, ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại cũng như các thiết bị điện tử khác như máy tính bảng, laptop có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ, gây ra sự chậm trễ trong nhịp sinh học. Điều này khiến bạn mệt mỏi vào sáng hôm sau vì không ngủ đúng giờ và đủ giấc.

Ngoài ra, việc để điện thoại gần giường ngủ có thể là tác nhân làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vì khi có tiếng chuông điện thoại hoặc thông báo tin nhắn vang lên sẽ làm bạn giật mình và khiến cơ thể khó chịu, bực bội và thậm chí khó ngủ lại được. Vậy nên hãy đặt điện thoại ở vị trí xa giường ngủ và tốt nhất là ở ngoài phòng ngủ. 

5. Tập thể dục thường xuyên và thư giãn trước khi đi ngủ

Khi chăm sóc bản thân và tập thể dục thường xuyên, bạn có thể nhận thấy rằng bản thân không chỉ cảm thấy tốt hơn vào ban ngày mà còn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Nhiều chuyên gia sức khỏe vẫn khuyến cáo chúng ta nên tập thể dục để mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và giấc ngủ. Do đó, nếu không có nhiều thời gian để tập thể dục buổi sáng, bạn vẫn có thể tập luyện một vài động tác thư giãn cơ bản trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ như duỗi nhẹ, thiền thư giãn, đọc sách, ngâm chân bằng nước ấm hoặc nghe nhạc êm dịu.

6. Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học

Chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ đối với chất lượng giấc ngủ của bạn.Nếu bạn cảm thấy đói và bắt buộc phải ăn gì đó vào buổi tối muộn, hãy chọn đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa để không gây ra các triệu chứng khó chịu. 

Ngoài ra, để có giấc ngủ ngon hãy chú ý đến chế độ ăn uống của bạn.  Hãy duy trì thói quen ăn đủ mỗi ngày, điều này giúp cơ thể bạn có đủ năng lượng khi làm việc cũng như tránh tình trạng ăn khuya quá nhiều. Bạn cũng nên tránh dùng các loại thực phẩm chứa nicotine, caffeine, cồn để ngủ ngon hơn. Bởi vì những chất này sẽ khiến cơ thể mất nhiều giờ tiêu hoà và làm gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm.

7. Không ngủ trưa quá nhiều

Ngủ trưa cũng có lợi cho công việc của bạn. Sau một giấc ngủ ngắn, mọi người cảm thấy hiệu suất công việc được cải thiện, khả năng tập trung tốt hơn và cải thiện sự tỉnh táo. Nhưng đừng để giấc ngủ trưa chiếm quá nhiều thời gian của bạn nó có thể mang lại cảm giác mệt mỏi khi thức dậy cũng như tác động tiêu cực đến giấc ngủ ban đêm.Thời gian tốt nhất để nghỉ trưa đó là khi bạn đã dùng bữa trưa, bắt đầu từ khoảng 12 giờ 30 đến khoảng 2 giờ chiều và nghỉ trong khoảng 30 phút. 

8. Điều chỉnh nhiệt độ xuống thấp khi ngủ

Các nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Nam Úc cho thấy một số nguyên nhân gây mất ngủ là khi điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém. Giấc ngủ thường bắt đầu khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống, do đó ngủ trong phòng lạnh hơn có thể giúp chúng ta ngủ nhanh hơn. Vì vậy, để có giấc ngủ ngon và ngủ sâu hãy điều chỉnh nhiệt độ trong phòng xuống thấp trước khi đi ngủ. 

9. Vệ sinh chăn gối sạch sẽ

Ngoài yếu tố ánh sáng, nhiệt độ thì chăn gối cũng là những yếu tố quan trọng giúp bạn ngủ ngon hàng đêm. Nếu chăn gối quá lâu không giặt giũ sẽ xuất hiện các vi khuẩn và chất gây dị ứng gây ngứa ngáy, khó chịu làm ngắt quãng giấc ngủ của bạn và làm bạn cảm thấy mệt mỏi khi tỉnh giấc. 

Do đó, hãy giặt giũ chăn gối thường xuyên, thêm chút hương thơm của nước xả vải và phơi chăn gối nơi ánh sáng mặt trời. Chăn gối thơm tho sạch sẽ có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ vào giấc hơn.

Xem thêm: Bí quyết “hạ gục” Stress – kẻ thù số 1 của dân phòng

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers