adsads
cách rèn luyện sự tập trung
Lượt Xem 525

Bạn đang tìm cách rèn luyện sự tập trung nhưng tâm trí của bạn đang “lang thang” ở nơi khác? Bạn rất dễ bị phân tâm? Bạn đã áp dụng nhiều cách rèn luyện sự tập trung nhưng không hiệu quả? Vậy bài viết này của HR Insider là dành cho bạn!

1. Sự tập trung trong công việc là như thế nào?

Tập trung trong công việc là dành mọi sự chú ý, quan tâm về nhiệm vụ công việc để đạt được mục tiêu hoặc kết quả nhất định. Sự tập trung chính là thói quen đề ra mục tiêu và đối chiếu nó cho đến khi bạn tìm ra hướng đi, cách đến đích. 

Sự tập có nghĩa với việc bạn cố gắng hết mình đối với công việc đang thực hiện mà không bị hành động, yếu tố nào chi phối. Khi tập trung làm việc, bạn sẽ đạt được kết quả tốt.

2. Tại sao bạn cần rèn luyện sự tập trung?

Có được cách rèn luyện sự tập trung hiệu quả, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích lớn như:

  • Đánh giá tầm quan trọng của từng sự việc, biết rõ việc gì là quan trọng nhất, việc nào có thể gác lại, việc gì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của người khác,…
  • Hiểu được nguy cơ tiềm ẩn để tránh được những hậu quả không đáng có xảy ra.
  • Gác lại thông tin xao nhãng như mạng xã hội, cuộc hàn thuyên của đồng nghiệp,…
  • Lên lịch trình làm việc hiệu quả để không lãng phí thời gian, tăng năng suất làm việc và được đánh giá cao về thành tích.
  • Rút ngắn thời gian giải quyết, hoàn thành công việc.

3. Cách rèn luyện sự tập trung hiệu quả nhất 

Dưới đây là những cách rèn luyện sự tập trung đơn giản nhưng mang lại kết quả cao mà bạn có thể áp dụng:

Lựa chọn tư thế làm việc thoải mái nhất

Nếu bạn có quyền thay đổi bàn làm việc thì hãy thử tiến hành ngay và luôn. Bạn có thể thay đổi tư thế hay lựa chọn bàn ghế thích hợp để ngồi làm việc. Trên thực tế, tư thế làm việc quyết định không nhỏ đến khả năng tập trung công việc. 

Nếu ngồi quá lâu trong một tư thế hay ngồi sai sẽ khiến bạn mệt mỏi, dẫn đến hiệu suất làm việc giảm. Do đó, hãy thử sang một tư thế khác khiến bạn vừa thoải mái làm việc nhưng vẫn giữ được tác phong làm việc lịch sự, tuân thủ đúng nội quy của công ty và không ảnh hướng đến đồng nghiệp khác.

Sắp xếp lại nơi làm việc

Không gian làm việc cũng là một trong những yếu tố tác động đến khả năng tập trung, khả năng sáng tạo và năng lực kiểm soát hành vi trong công việc của bạn. Hãy sắp xếp khu vực làm việc của bạn một cách khoa học, dễ nhìn để thư giãn đầu óc,  duy trì nguồn năng lượng làm việc tích cực. Tuy nhiên, có người ưa thích sự gọn gàng, lại có người thích sự lộn xộn. Tùy vào tính cách và sở thích của mình mà bạn hãy sắp xếp khu vực làm việc sao cho phù hợp, thoải mái nhất.

Suy nghĩ về mục tiêu làm việc

Nếu công việc mà bạn đang làm không có mục tiêu cụ thể và không quan trọng thì hãy nên dừng lại. Bởi khi làm việc, nếu không có mục tiêu thì sao nhãng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Ở ngoài kia có quá nhiều sở thích ý nghĩa và vì sao bạn phải làm việc trong khi không có điểm đến.

Vì thế, một cách rèn luyện sự tập trung là bạn hãy nghĩ đến mục tiêu. Hãy nghĩ vì sao bạn làm việc này, vì sao bạn ở đây, bạn thực hiện chúng vì điều gì,… Khi bạn có mục tiêu và đích đến rõ ràng thì sẽ có nhiều động lực để nỗ lực làm việc. Đây là cách giúp bạn loại bỏ yếu tố không quan trọng gây ảnh hưởng đến công việc.

Lên kế hoạch công việc

Hãy lên kế hoạch công việc rõ ràng để biết được nhiệm vụ nào quan trọng cần ưu tiên thực hiện, nhiệm vụ nào có thể trì hoãn và cả thời gian hoàn thành chúng. Trong quá trình làm việc, bạn hãy bám sát vào kế hoạch đó và đánh dấu những đầu việc đã hoàn thành và tiếp tục làm việc để mang lại kết quả tốt nhất.

Hạn chế làm nhiều việc cùng lúc

Từng người sẽ có nhiệm vụ, đặc thù công việc riêng nên không có nguyên tắc chung nào để thực hiện công việc. Nếu bạn cảm thấy khó tập trung vào nhiều việc cùng lúc thì đa nhiệm sẽ không phù hợp với bạn. Đa nhiệm sẽ khiến bạn bị phân tâm và thiếu tập trung bởi đang làm việc này thì lại nghĩ đến chuyện kia. Khi đó, kết quả công việc không như mong đợi do cách rèn luyện sự tập trung chưa hiệu quả.

Tìm ra thời điểm mà bạn tỉnh táo nhất

Hãy làm việc vào thời điểm mà hiệu suất làm việc của não bạn ở đỉnh cao nhất. Chẳng hạn, bạn nhận thấy rằng, bạn xử lý các bài tập nhanh hơn và chính xác hơn vào các buổi sáng muộn. Có thể, thời gian bộ não bạn tập trung nhất là khoảng 10 giờ sáng, nhưng sau đó bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi trước 2 giờ chiều. Bộ não của bạn đang nói cho bạn biết khi nào nó “tỉnh táo” nhất.

Vậy tại sao bạn không làm việc khi bộ não của bạn đang ở trạng thái tốt nhất? Và sau đó, khi bạn cảm thấy bắt đầu mất tập trung, hãy nghỉ ngơi và trở lại làm những công việc đơn giản hơn, hoặc kết thúc bằng cách chuẩn bị mọi thứ cho ngày hôm sau.

Loại bỏ các phiền muộn

Thật khó để tránh được những điều gây phiền toái. Các ứng dụng có thể được xóa đi trên điện thoại, radio hoặc TV có thể được rút phích cắm, nhưng bạn lại có con nhỏ đang chơi trong phòng khi bạn làm việc ở nhà? Và điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có một đồng nghiệp thường xuyên đến bàn làm việc của bạn để trò chuyện?

Một cách tốt để xử lý những phiền nhiễu này là thiết lập một số cấu trúc và giới hạn.Làm việc ở một nơi mà bạn không thể bị quấy rầy, chẳng hạn như một căn phòng yên tĩnh trong ngôi nhà của bạn với các cánh cửa khép kín. Nhẹ nhàng nói với những người xung quanh bạn – ví dụ như đồng nghiệp của bạn – bạn cần thời gian một mình trong vài giờ. Nếu bạn làm việc ở nhà và có con nhỏ, hãy giải quyết các công việc khi chúng đang ngủ trưa hoặc xem phim.

Đảm bảo rằng bộ não của bạn đã được nghỉ ngơi đầy đủ trước khi bắt đầu công việc

Bạn có thể khó tập trung bởi các nguyên nhân chủ quan, chẳng hạn như lo âu, kích động hay căng thẳng. Để đối phó với những vấn đề này, bạn cần một giấc ngủ ngon vào buổi tối trước khi bắt đầu ngày mới. Khi tỉnh dậy, hãy suy nghĩ tích cực. Một số người ngồi thiền hoặc tập yoga để “đón” năng lượng tích cực.

Các chuyên gia khuyên rằng thực hiện các bài tập thở ngắn có thể tăng trưởng khả năng tập trung cho bạn. Những người khác thì dành 20 phút đi bộ vào buổi sáng để “dọn dẹp” đầu họ.

Chia công việc lớn thành từng phần nhỏ

Nếu bạn đang có một dự án lớn, hãy chia các nhiệm vụ thành các mục tiêu nhỏ dễ tiếp cận, giải quyết và hoàn thiện hơn. Hãy xem danh sách việc cần làm và những gì bạn đã trì hoãn. Tìm hiểu cách để chia nhỏ chúng thành các nhiệm vụ đơn giản nhưng cụ thể hơn. Và nếu bạn đang làm việc nhóm, hãy chọn ra người phù hợp với công việc bạn giao phó.

Uống một ly cafe hoặc tách trà

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của caffeine tới não bộ, nó giúp bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý là một số loại đồ uống có caffein với hàm lượng đường cao thì có hại cho sức khỏe, vì vậy bạn chỉ nên uống một lượng tối thiểu trong khi làm việc. Việc uống một ly cafe hay tách trà xanh giữa giờ làm việc có thể giúp bạn tăng cường sự tập trung và năng lượng cho những giờ làm việc tiếp theo.

Nếu không, hãy sử dụng thời gian nghỉ ngơi để thư giãn và đi dạo xung quanh. Nếu bạn làm việc gần một công viên, hãy ra ngoài và tận hưởng cây xanh. Các nghiên cứu cũng nói rằng, việc tiếp xúc với cây cối và môi trường tự nhiên xung quanh có thể làm tăng năng suất làm việc.

Vậy là HR Insider đã cùng bạn tìm hiểu các cách rèn luyện sự tập trung hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn tập trung tối đa để thúc đẩy hiệu suất làm việc của bản thân. Nếu hứng thú với chủ đề nhân sự việc làm phỏng vấn tuyển dụng,… bạn hãy cùng đón đọc các bài viết tiếp theo đến từ HR Insider nhé!

Xem thêm: Quy trình 8 bước xây dựng chiến lược Content Marketing hiệu quả

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers