adsads
Untitled design 27 2
Lượt Xem 11 K

 

Từ góc nhìn của các chuyên gia trong ngành, khái niệm “khoảng cách giữa các thế hệ” vốn dĩ đã không còn xa lạ ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc ứng xử cho phù hợp với cấp trên nhỏ tuổi hơn mình luôn được xem là một trong những việc khiến nhiều “cựu binh” lâu năm tỏ ra bối rối nhất.

Peter Capelli, giảng viên chuyên ngành Quản trị học tại trường Wharton, kiêm đồng tác giả quyển sách “Managing the Older Worker” chia sẻ:

“Vốn dĩ, tuổi tác không thành vấn đề, mà cốt lõi vẫn nằm ở kinh nghiệm ở mỗi người”.

Ở một góc độ tích cực hơn, việc phải báo cáo trực tiếp cho cấp trên ít tuổi hơn không hề quá nghiêm trọng như bao người nghĩ. Điều đó cũng giống như việc luyện tập một môn thể thao dưới sự hướng dẫn của một huấn luyện viên trẻ tuổi, nhưng dày dặn kinh nghiệm hơn mình.

Jenne C.Meister, đồng sáng lập tổ chức Future Workplace đã nhận định rằng việc thế hệ nhân sự trẻ tuổi (từ thế hệ Millenials trở về sau) tham gia vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao sẽ không còn là điều mới lạ trong khoảng thời gian sắp tới. Điều này có thể sẽ khiến cho các thế hệ lão làng “không mấy vui vẻ” gì nhiều, nhưng đôi lúc, chỉ cần họ thay đổi góc nhìn, thay đổi thái độ một chút, mọi chuyện sẽ dễ dàng trở nên tốt hơn bao giờ hết.

 

1. Có thái độ tôn trọng

Tôn trọng là nguyên tắc ứng xử hàng đầu duy trì mọi mối quan hệ nói chung. Một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ khi sếp trẻ hơn so với bạn là thể hiện thái độ tôn trọng. Không phải nghiễm nhiên họ được trao cho giữ những vị trí quản lý cấp cao khi tuổi đời còn trẻ. Điều đó chứng tỏ họ có khả năng, kinh nghiệm và uy tín với cấp trên, cho nên đòi hỏi bạn phải có sự lắng nghe, thấu hiểu khi làm việc chung, ngay cả khi bạn không thích điều đó. Nếu bạn làm việc và cư xử dựa trên tinh thần hợp tác và tôn trọng đối với sếp của mình, bạn sẽ nhận được sự đối xử tương tự.

 

2. Hãy linh hoạt và hợp tác

sếp nhỏ tuổi

 

Giữ một tâm trí cởi mở và linh hoạt là điều quan trọng khi có sự khác biệt tuổi tác giữa bạn và sếp. Cụ thể, bạn có thể thích thảo luận công việc trong các cuộc họp, nhưng cấp trên lại thích xử lý thông tin, giao việc thông qua văn bản, email hay các phương tiện kết nối hiện đại khác. Điều này có thể tạo ra những khó khăn lúc đầu nhưng hãy cố gắng tạo cho mình thói quen sử dụng thư điện tử trong quá trình trao đổi, thực hiện các tương tác để chứng tỏ bạn luôn cố gắng đổi mới chính mình và thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Xem thêm: Những kỹ năng mềm quan trọng chốn công sở quyết định đến sự thành bại của bạn

3. Giao tiếp hiệu quả & đúng mực

Không quan trọng là sếp của bạn bao nhiêu tuổi, điều cần chú ý là bạn và sếp đang ở chung một văn phòng, cùng làm việc chung, vì vậy đòi hỏi phải có một sự giao tiếp rõ ràng. Một cuộc nói chuyện chân tình và thẳng thắn sẽ giúp xóa tan mọi bất đồng, mâu thuẫn. Ngay từ đầu, bạn nên sắp xếp thời gian để trao đổi với cấp trên trẻ tuổi của bạn về những kỳ vọng trong công việc, phong cách làm việc, vai trò và nhiệm vụ thật rõ ràng, cụ thể.

 

4. Tập trung vào mục tiêu chung

Điều quan trọng là cả bạn và sếp đều cùng hướng tới một mục tiêu chung, đó là làm việc để xây dựng, phát triển bộ phận của bạn sao cho đạt được kết quả tốt nhất. Vì vậy, hãy tập trung vào kế hoạch của đội – nhóm, mục tiêu, định hướng của công ty bạn đang làm việc và liên kết chúng lại với nhau nhằm tạo nên bước đi đúng đắn, từ đó vạch ra đường hướng, dự án mới trong chặng đường tiếp theo.

 

5. Luôn nhớ rằng: Tuổi tác chỉ là một con số

Tuổi tác chỉ là một con số, nó thực sự không hề quan trọng miễn là cấp trên của bạn có khả năng quản lý tốt, mang đến niềm đam mê, động lực thúc đẩy thành công cho cả nhóm và công ty. Hãy cùng cố gắng, nỗ lực làm việc để góp phần vào sự phát triển chung, bạn sẽ thấy tuổi tác không còn là vấn đề lớn lao.

 

sếp nhỏ tuổi

 

6. Hãy nhạy cảm đúng lúc

Trong giao tiếp cũng như làm việc, đôi khi bạn cần “nhạy cảm” trong những tình huống tế nhị nhằm tránh mâu thuẫn, rắc rối. Không có lý do gì coi sếp trẻ hơn bạn là người bạn cần đưa ra những lời dạy bảo, “lên lớp”. Tránh so sánh quản lý của bạn với con trai hay con gái về độ tuổi, công việc, kinh nghiệm và cũng đừng hành động như một người biết tất cả. Điều này chỉ khiến bạn để lại những ấn tượng xấu trong mắt sếp và đồng nghiệp mà thôi.

Một số nguyên tắc đắc lực giúp bạn trong tình huống này

 

Nên

Tìm kiếm lời khuyên từ các đồng nghiệp và bạn bè, những người đã trải nghiệm một nơi làm việc năng động tương tự

Làm việc để hiểu người quản lý của bạn và tự tìm ra giải pháp cho bản thân

Cung cấp cho sếp thông tin về các điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục của bạn

Tập trung vào những điểm chung giữa bạn và sếp và phát triển nó lên

 

Không nên

Giả định tình hình sẽ khó khăn; chỉ vì sếp của bạn còn trẻ không có nghĩa là anh ấy đã thắng được một người quản lý giỏi.

Khư khư tư tưởng không chịu thay đổi của bạn.

“Lên lớp” sếp bằng kiến ​​thức và kinh nghiệm chủ quan của bạn.

Làm việc hiệu quả với sếp trẻ không hề khó nếu bạn biết cách dung hòa với những khác biệt về thế hệ và cùng nỗ lực vì mục tiêu chung. Chắc chắn, với kinh nghiệm và thái độ làm việc tốt, bạn sẽ đặt từng viên gạch vững chắc cho tương lai của mình, nhanh chóng tạo nên mối quan hệ hòa hợp với sếp.

Xem thêm: Những nguyên tắc vàng để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

— HR Insider / Theo HBRAscend —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân viên và sếp truyền đạt thông tin mà còn là...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp của hầu hết người đi làm thì hiện nay, “ngại...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực tế là công nghệ này lại mở ra những cơ...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

Bài Viết Liên Quan

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Vì sao nhân viên ngại chia sẻ với sếp hơn là với đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc hiện đại, giao tiếp không chỉ là cách để nhân...

Ngại thăng tiến: Xu hướng nhân viên hài lòng với vị trí hiện tại

Nếu trước kia thăng tiến là mục tiêu lớn nhất trong hành trình sự nghiệp...

Phát triển kỹ năng mềm và AI: Cơ hội để "chứng tỏ" bản thân với Sếp trong mùa thăng tiến

Nhiều người lo lắng rằng AI sẽ thay thế vai trò của mình, thì thực...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers