• .
adsads
Untitled design 27
Lượt Xem 3 K

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào một số khoản thu nhập của các cá nhân có phát sinh thu nhập trong xã hội. Như vậy, để biết cách tính thuế thu nhập cá nhân 2019 (thuế tncn) chính xác và dễ dàng nhất đòi hỏi chúng ta phải biết các phương pháp cũng như những vấn đề liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.

 

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2019

Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể sẽ có các cách tính thuế TNCN như sau:

  1. Đối với cá nhân có ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ 3 tháng trở lên

– Những cá nhân có ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên tại một hay nhiều nơi.

– Những cá nhân cư trú ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên nhưng nghỉ làm việc trước thời hạn trong hợp đồng thì tổ chức hoặc cá nhân chi trả thu nhập vẫn khấu trừ thuế vào lương của người lao động theo biểu thuế luỹ tiến từng phần.

– Mức thuế suất áp dụng trong công thức (1) cho cách tính thuế TNCN theo biểu luỹ tiến từng phần, dựa trên các mức thu nhập tính thuế/người/tháng:

+ Thu nhập tới 5 triệu đồng (trđ), áp dụng thuế suất (TS) 5%.

+ Thu nhập từ trên 5tr đến 10tr, áp dụng TS 10%.

+ Thu nhập từ trên 10tr đến 18tr, áp dụng TS 15%.

+ Thu nhập từ trên 18tr đên 32 trđ, áp dụng TS 20%.

+ Thu nhập từ trên 32tr đến 52tr, áp dụng TS 25%.

+ Thu nhập từ trên 52tr đến 80tr, áp dụng TT30%.

+ Thu nhập trên 80 trđ, áp dụng TS 35%.

  1. Đối với cá nhân không ký HĐLĐ hoặc có ký HĐLĐ nhưng dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên:

Đối với cá nhân cư trú, thuế suất áp dụng trong công thức tính thuế TNCN phải nộp là 10%.

  1. Đối với cá nhân không cư trú:

Đối với cá nhân không cư trú (theo định nghĩa ở trên) thì thường được xác định như sau:

Thuế TNCN phải nộp = thu nhập chịu thuế * 20%

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân 2019

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế = (Tổng lương – 9 tr – (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) x thuế suất

Theo đó tại điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC  Quy định về mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh như sau và ta dựa vào đó để tính thuế TNCN

 

Dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần ta có công thức rút gọn về cách tính thuế thu nhập cá nhân – TNCN được quy định như sau

Bậc 1:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 0 -> 5 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 5% Do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 0 trđ + 5% thu nhập tính thuế

Bậc 2:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 5->10 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 10% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 0,25 trđ + 10% thu nhập tính thuế trên 5tr

Bậc 3:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 10 -18 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 15% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 0,75 trđ + 15% thu nhập tính thuế trên 10tr

Bậc 4:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 18 – 32 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 20% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 1,95 trđ + 20% thu nhập tính thuế trên 18tr

Bậc 5:

Thu nhập tính thuế TNCN từ 32 – 52 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 25% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 4,75 trđ + 25% thu nhập tính thuế trên 32 trđ

Bậc 6:

Thu nhập tính thuế từ 52 – 80 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 30% do đó

Số thuế TNCN phải nộp:  9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

Bậc 7:

Thu nhập tính thuế trên 80 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 35% do đó

Số thuế TNCN phải nộp: 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80tr

Chú ý: Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân trên áp dụng đối với Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh.

 

Ví dụ về cách tính thuế tncn của bà Nguyễn Thị Liên trong tháng 1/2019 như sau:

Thu nhập chịu thuế của bà Liên là: 60 triệu đồng

– Các khoản giảm trừ của bà

+ Giảm trừ bản thân: 9 triệu

+ Giảm trừ gia cảnh cho 2 con của bà: 3,6 triệu x 2 = 7,2 triệu

+ Bảo hiểm xã hội, BHYT: 60 triệu x ( 7% + 1,5%) = 5,1 triệu

Tổng cộng các khoản giảm trừ cho bà Liên = 9 triệu + 7,2 triệu + 5,1 triệu = 21,3 triệu đồng

Từ đó ta suy ra được thu nhập tính thuế của bà Liên= 60 triệu – 21,3 = 38,7 triệu đồng

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tháng 1/2014 tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Theo đó thì bà Liên có mức thuế suất ở bậc 5 là vì thu nhập tính thuế là 38,7 triệu đồng năm trong khoảng Trên 32 đến 52 triệu đồng dư trên biểu thuế lũy tiến

Vậy số thuế thu nhập cá nhân mà bà Liên phải nộp trong tháng 2/2019 là = (5 triệu x 5%) + ( (10 triệu  – 5 triệu) x 10%) +( (18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15%) + ((32 triệu đồng – 18 triệu) x 20%) + ((38,7 triệu – 32 triệu) x 25% = 0,25 triệu + 0,5 triệu + 1,2 triệu + 2,8 triệu + 1,675 = 6,425 triệu đồng

Qua bài viết này, hy vọng sẽ mang đến cho bạn kiến thức bổ ích về cách tính thuế thu nhập cá nhân 2019 để có thể dễ dàng các vấn đề liên quan về thuế tncn trong công ty.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
cách gạch ngang chữ trong excel

Hướng dẫn chi tiết 5 cách gạch ngang chữ trong excel

Gạch ngang chữ trong Excel cũng giống như việc bạn đánh dấu các ý chính khi ghi chép trên sách vở hoặc highlight các ý...

cố định tiêu đề trong excel

3 cách cố định tiêu đề trong excel đơn giản và nhanh chóng

Việc biết cách cố định tiêu đề trong excel là điều cần thiết để có thể làm việc hiệu quả với excel.

cố định vùng dữ liệu trong excel

Khám phá lợi ích và cách cố định vùng dữ liệu trong excel

Cố định vùng dữ liệu trong excel để tham chiếu dữ liệu là kỹ năng quan trọng nhưng nhiều người vẫn chưa thành thạo sử...

cố định ô trong excel

Hướng dẫn nhanh cách cố định ô trong excel

Việc cố định ô trong excel sẽ giúp bạn cố định dữ liệu ngay cả khi thực hiện các phép tính hoặc di chuyển qua...

[Webinar Recap] XU HƯỚNG QUẢN TRỊ VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NHÂN SỰ TRONG NĂM 2024

Năm 2024, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và những biến chuyển khó lường của thị trường, xã...

Bài Viết Liên Quan
cách gạch ngang chữ trong excel

Hướng dẫn chi tiết 5 cách gạch ngang chữ trong excel

Gạch ngang chữ trong Excel cũng giống như việc bạn đánh dấu các ý chính...

cố định tiêu đề trong excel

3 cách cố định tiêu đề trong excel đơn giản và nhanh chóng

Việc biết cách cố định tiêu đề trong excel là điều cần thiết để có...

cố định vùng dữ liệu trong excel

Khám phá lợi ích và cách cố định vùng dữ liệu trong excel

Cố định vùng dữ liệu trong excel để tham chiếu dữ liệu là kỹ năng...

cố định ô trong excel

Hướng dẫn nhanh cách cố định ô trong excel

Việc cố định ô trong excel sẽ giúp bạn cố định dữ liệu ngay cả...

[Webinar Recap] XU HƯỚNG QUẢN TRỊ VÀ NHỮNG ƯU TIÊN CỦA NHÂN SỰ TRONG NĂM 2024

Năm 2024, sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers