• .
adsads
4 1200x900 1
Lượt Xem 17 K

Vậy làm thế nào để có thể chinh phục nhà tuyển dụng khi bạn nhận được câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây, đây sẽ là bí quyết bổ ích về cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp cực hay mà bạn cần phải biết khi trả lời phỏng vấn.

Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp (career objective) được hiểu là những cột mốc, định hướng của bạn trong tương lai trên con đường sự nghiệp bạn đã chọn. Động lực cơ bản chính là thu nhập hàng tháng để chi tiêu nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, ngoài mức lương ổn định, sự cống hiến và kinh nghiệm đúc rút cho một vị trí làm việc cao hơn cũng là một trong những động lực quan trọng. 

Với tình hình làm việc hiện tại, bạn sẽ ở đâu trong 3, hay 5 năm, thậm chí 10 năm tới? Bạn mong muốn đạt được gì với lĩnh vực bạn đã chọn và trở thành một “bạn” khác như thế nào? 

Cách trả lời những câu hỏi đó chính là bạn đang hình thành mục tiêu nghề nghiệp cho mình.

Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp

Đặt ra định hướng cho bản thân trong nghề nghiệp tác động rất nhiều đến mọi mặt cuộc sống của bạn. Nó sẽ quyết định bạn phải làm gì trong một giờ đồng hồ làm việc, bạn phải nỗ lực thế nào cho hiện tại để đạt được thứ bạn muốn. Mục tiêu nghề nghiệp định hình được con người bạn trong tương lai, là ai, ở vị trí nào và có cuộc sống ra sao. 

Đối với nhà tuyển dụng, họ đặt câu hỏi về mục tiêu nghề nghiệp của bạn nhằm:

    • Đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp với vị trí hiện tại. Định hướng của bạn có bao gồm và liên quan đến công việc bạn muốn ứng tuyển.
    • Bạn có làm việc lâu dài cùng với công ty? Họ sẽ thường ưu tiên những người gắn bó cùng công ty thay vì chỉ làm một thời gian ngắn.
    • Bạn có phải là một người sống có mục tiêu, kế hoạch? Những ứng viên luôn nỗ lực phát triển bản thân sẽ cho ra năng suất làm việc hiệu quả và tốt hơn.
    • Tính cách của bạn như thế nào, có phải là một người sắp xếp công việc khoa học? Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có phải là một người nhìn xa trông rộng và có tư duy làm việc khoa học.

Những mục tiêu nghề nghiệp hay sẽ gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng ở vòng phỏng vấn. Cơ hội của bạn với công việc ứng tuyển cũng sẽ rộng mở hơn.

Cách trả lời và trình bày objective trong CV như thế nào để gây ấn tượng và không sáo rỗng?

Cách trình bày những mục tiêu ngắn hạn trong CV

Mục tiêu ngắn hạn là những định hướng, dự định hay những thành tựu bạn muốn đạt được trong tương lai gần (thường là từ 6 tháng cho đến 1 năm). Thường những mục tiêu này liên quan đến việc cải thiện hiệu suất và kỹ năng của bạn đối với công việc.

Nếu bạn chưa xác định được mục tiêu ngắn hạn của mình thì một giải pháp cho bạn đó là dựa vào phần yêu cầu của công việc về kiến thức và kỹ năng trong job description. Bạn có thể liệt kê ra những thành công của bạn sẽ đạt được, chẳng hạn như làm tốt hơn ở một yêu cầu nào đó của họ. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên thể hiện rằng bạn chưa biết gì về kiến thức hay kỹ năng đó. Điều này có thể khiến bạn bị loại ngay ở vòng phỏng vấn. Thay vào đó, hãy dựa vào những gợi ý sau đây để có những objective hay trong ngắn hạn:

Tuyển dụng vị trí Digital Marketing Consultant

Yêu cầu công việc:

    • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành: Kinh tế, Marketing, QTKD hoặc tương đương
    • Ưu tiên có Kinh nghiệm trong mảng bán hàng B2B, ưu tiên các bạn làm ở vị trí tương đương mảng B2B trong lĩnh vực Agency, Quảng cáo, Truyền thông, Thương mại điện tử, Video marketing, Social listening .
    • Có kiến thức và hiểu biết tốt về Digital marketing, Social Listening, Social media
    • Có khả năng quản lý, lãnh đạo, khả năng thuyết phục, đàm phán. 
    • Tiếng Anh tốt là lợi thế (không phải yêu cầu bắt buộc)

Ở ví dụ này, với vị trí Digital Marketing Consultant, bạn có thể viết những mục tiêu ngắn hạn sau:

Hiện tại, khả năng quản lý, lãnh đạo và khả năng thuyết phục, đàm phán của tôi khá tốt, tuy nhiên trong thời gian tới tôi sẽ dành thời gian học hỏi, tìm hiểu thêm để có thể hoàn toàn tự tin và tôi tin rằng mình có thể làm tốt hơn nữa trong tương lai. 

Tôi được mọi người đánh giá là có khả năng thuyết phục, đàm phán bởi cách nói chuyện dễ nghe và biết dẫn dắt, tuy nhiên tôi mong muốn phát triển khả năng này hơn nữa. Thời gian tới tôi sẽ sắp xếp thời gian tham gia một số khóa học về kỹ năng giao tiếp cũng như tích cực tự trau dồi kiến thức giao tiếp thực tế qua công việc của mình.

Trong quá trình thực tập tại các doanh nghiệp, tôi được rèn luyện khá nhiều về Digital Marketing, Social Listening và Social Media. Trong thời gian tới, một trong những điều tôi cần dành thời gian nhiều hơn nữa là bổ sung, dung nạp kiến thức ở những mảng này để làm việc chuyên nghiệp hơn và năng suất cao hơn.

Cách trình bày những mục tiêu dài hạn trong CV

Mục tiêu ngắn hạn chính là những mảnh ghép nhỏ giúp bạn tiến hoàn thành mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu dài hạn thường kéo dài từ 1-10 năm và thường tập trung vào những vị trí công việc cao hơn.

Hãy đến với một số gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sau đây:

“Tôi muốn bản thân có thể nâng cao trình độ chuyên môn, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của công ty, sau đó đủ khả năng đảm nhiệm những trách nhiệm lớn hơn. Tôi hiểu rằng quá trình này có thể khó khăn và tốn thời gian, nhưng tôi luôn sẵn sàng và kiên định. Trong dài hạn, tôi sẽ chứng minh được năng lực của bản thân và đạt được sự tín nhiệm của mọi người.”

“Mục tiêu 3 năm tới của tôi là từng bước tiếp cận các vị trí cao hơn trong công việc như quản lý, lãnh đạo. Tôi sẽ cố gắng xây dựng mạng lưới khách hàng đa dạng, quan hệ đối tác vững chắc. Đồng thời, tôi muốn nhận được sự tín nhiệm của cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng.”

Những lưu ý khi trả lời câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong phỏng vấn:

Không liệt kê các mục tiêu không liên quan gì đến công việc đang ứng tuyển.

Hãy chú ý đến việc liệt kê những mục tiêu liên quan đến yêu cầu công việc đã đề cập trong job description.

Tránh các mục tiêu không chuyên nghiệp

Việc đưa vào quá nhiều mục tiêu cá nhân không liên quan đến công việc có thể làm phần trình bày của bạn trở nên dư thừa. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những giá trị bạn có thể cống hiến cho công ty chứ không phải toàn bộ cuộc sống riêng tư của bạn.

Tránh liệt kê các mục tiêu không thực tế

Việc quá tự tin hay thổi phồng ước mơ, mong muốn của bạn mà không đúng với năng lực thực tế sẽ khiến bạn trở thành một trò cười. Nhiều bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm và còn non nớt đã muốn trở thành CEO hay chủ tịch tập đoàn. Mặc dù những điều này là không thể xảy ra, nhưng hãy đưa ra những mục tiêu thật thực tế và chân thực trong cuộc phỏng vấn. 

Nêu ngắn gọn các bước của bạn để đạt được những mục tiêu đó

Khi nêu ngắn gọn các bước để đạt đến những mục tiêu đó, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn là một người có tư duy logic và biết cách sắp xếp hợp lý. Từ đó, họ dễ dàng theo dõi những gì bạn muốn truyền tải hơn.

Tập trung vào các mục tiêu tổng quát mà không quá cụ thể

Việc tập trung vào các mục tiêu tổng quát mà không quá cụ thể cho phép bạn có khả năng điều chỉnh mục tiêu chi tiết khi bạn có cơ hội làm việc và tìm hiểu thêm về công ty bạn ứng tuyển.

Một số bảng mục tiêu cá nhân mẫu hay

Sau đây là một số ví dụ về bảng mục tiêu cá nhân mẫu hay mà bạn có thể tham khảo để phần career objective hay và ấn tượng hoặc sử dụng trong lúc phỏng vấn:

Vị trí Marketing Executive

Mục tiêu ngắn hạn:

    • Trở thành nhân viên Marketing Executive chính thức của công ty ABC.
    • Trau dồi kỹ năng giao tiếp và tư duy sáng tạo
    • Trau dồi tư duy logic và kiến thức thống kê tốt
    • Nhạy bén hơn trong kinh doanh và khả năng quản lý thời gian, công việc hiệu quả

Mục tiêu dài hạn:

    • Đảm nhiệm các vị trí cao hơn trong công ty như management, trainee,…
    • Nhận được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và cấp trên
    • Cống hiến nhiều giá trị hơn nữa cho công ty.

Vị trí Nhân viên chăm sóc khách hàng:

    • Mục tiêu ngắn hạn: Trau dồi các kỹ năng mềm cơ bản nhất là kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng tận tâm, chuyên nghiệp trong môi trường phát triển nhanh, tìm kiếm cơ hội trong một công ty có tiềm năng phát triển, có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hàng đầu.
    • Mục tiêu dài hạn: Nắm giữ các chức vụ quan trọng trong công ty, điều hành quản lý cấp dưới một cách năng suất và hiệu quả hơn, cống hiến nhiều giá trị và nỗ lực hơn vào sự phát triển của công ty.

Mục tiêu nghề nghiệp là vô cùng quan trọng trong phần CV và trong cuộc phỏng vấn. Bài viết trên đây cung cấp cho bạn cách trả lời mục tiêu nghề nghiệp cực hay mà bạn cần phải biết khi trả lời phỏng vấn, hi vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin, kiến thức bổ ích để thể hiện tốt hơn trong phần phỏng vấn, chinh phục được mọi nhà tuyển dụng.

>> Xem thêm: Bạn nên chọn công việc vì tiền, kinh nghiệm hay vì đam mê?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers