• .
adsads
tham khao ngay 7 cach viet cv duoi day neu ban co y dinh doi huong nghe nghiep 3
Lượt Xem 14 K

Khi bạn đang có ý định chuyển hướng nghề nghiệp đồng nghĩa với việc bạn phải đủ can đảm để đối đầu với những ứng cử viên “nặng kí” dày dặn kinh nghiệm hơn mình. Khi không có gì nổi bật, bạn phải cố gắng tìm cách để tạo dấu ấn khác biệt trong CV của mình khiến nhà tuyển dụng phải chú ý đến mặc dù có thể bạn chẳng có lấy một chút kinh nghiệm nào. Những tiêu chí nào sẽ làm nên một CV tuyệt vời và tăng khả năng thành công cho một ứng viên “chân ướt chân ráo” bước vào nghề? Hãy nghiền ngẫm ngay các kỹ năng sau, để có cách viết CV phù hợp nhất:

 

Có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng ở lĩnh vực mới

Nếu muốn thay đổi lĩnh vực nghề nghiệp, điều đầu tiên bạn cần làm đó là xác định các mục tiêu cần đạt được ở công việc này. Khi đã xác định được những mục tiêu đó, hãy kiểm tra lại các thế mạnh của bạn, liệt kê xem thử kỹ năng nào có thể góp phần củng cố và phát triển trình độ chuyên môn cho lĩnh vực ứng tuyển. Từ đó, hãy đưa vào CV và làm nổi bật các ưu thế này của bạn. Cách viết CV này sẽ phần nào ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

 

Chỉ tập trung trong CV những vấn đề liên quan đến công việc mới

Nguyên tắc quan trọng nhất là đừng bao giờ sử dụng cùng một CV cũ cho công việc mới mà bạn muốn bước chân vào. Những yếu tố lan man không cần thiết ở CV cũ sẽ khiến bạn trở thành “người ngoài cuộc”. Do đó, nhiệm vụ của bạn là bộc lộ những kỹ năng hoặc chứng chỉ có thể giúp ích cho công việc này.

Nếu trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi từ một ngành nghề chuyên biệt sang một lĩnh vực đặc thù mới hoàn toàn khác, hãy thử nói chuyện với những người đang làm việc trong ngành nghề mà bạn đặc biệt quan tâm. Khi đã hiểu rõ được nền tảng của nghề, bạn mới có thể khai thác được những thế mạnh của mình để phù hợp với vị trí họ đang tìm kiếm.

 

Cách viết CV cho người có ý định đổi hướng nghề nghiệp

 

“Quảng cáo” bản thân bằng cách bán “cái đối thủ không có”

Đừng viết vào CV những kỹ năng chung chung mà mọi ngành nghề đều cần. Hoặc cố gắng đưa vào CV các thông tin bạn chỉ nắm một ít hoặc nhồi nhét để tạo được sự liên quan với ngành nghề. Nếu bạn không có gì cả, hãy thử tập trung bán những gì độc đáo nhất của bạn mà các ứng viên có thể không có. Trong Marketing, yếu tố này được gọi là Unique-Selling-Points (USPs), thể hiện những điểm khác biệt và vượt trội của sản phẩm so với các đối thủ còn lại.

 

Bày trí kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu nhà tuyển dụng hướng đến

Đầu tiên, bạn cần viết lại các kinh nghiệm làm việc của mình (có thể không liên quan trực tiếp đến lĩnh vực), theo hướng sử dụng các thuật ngữ nằm trong lĩnh vực mới. Mỗi lĩnh vực có từ viết tắt hoặc sử dụng thuật ngữ của riêng mình. Công việc của bạn là tìm ra cách để biến những kinh nghiệm và thành tích đạt được ở vị trí cũ sao cho thật phù hợp để trở thành lợi thế cho nghề nghiệp mới của mình. Ví dụ khi ứng tuyển cho vị trí Marketing, nếu mô tả kinh nghiệm làm việc với khách hàng, đừng chỉ dùng một từ khóa chung để mô tả đối tượng bán hàng của bạn. Hãy cố gắng thể hiện sự am hiểu về từ ngữ và vận dụng các trường từ vựng liên quan như “khách hàng tiềm năng”, “tập khách hàng mục tiêu”,… để chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã thật sự tìm hiểu về vị trí đang ứng tuyển.

 

Trình bày ngắn gọn tiểu sử nghề nghiệp

Thay vì liệt kê một danh sách dài dằng dặc quá trình làm việc trước đây của bạn, kể cả những công việc lẻ tẻ và nhỏ nhặt, hãy dành “phần đất” trên CV của mình để đề xuất những định hướng cho công việc mới hoặc thể hiện các kỹ năng công việc. Tiểu sử nghề nghiệp nếu không liên quan hoặc ít có tầm ảnh hưởng đến vị trí ứng tuyển hiện tại, bạn nên cố gắng lược bỏ hoặc nói ngắn gọn nhất có thể. Đừng đánh mất sự hứng thú của nhà tuyển dụng. Họ sẽ bỏ ngang hoặc thậm chí chẳng buồn đọc tiếp phần nội dung quan trọng tiếp theo nếu bị dẫn dắt bằng hàng loạt kinh nghiệm dài lê thê không hồi kết và chẳng mấy hữu ích đấy.

 

Cách viết CV cho người có ý định đổi hướng nghề nghiệp

 

Lượng hóa cụ thể những đóng góp và thành tựu

Đừng quên kèm theo các con số, số liệu xác thực bất cứ khi nào có thể, cho dù là khi bạn đang mô tả quy mô sự kiện bạn tổ chức, hay KPIs bạn từng đạt được, hay số nhân viên dưới quyền bạn quản lí để chứng tỏ được giá trị hoặc tầm ảnh hưởng của bạn với nhà tuyển dụng.

 

Đề cập đến những hoạt động ngoại khóa liên quan đến văn hóa công ty

Hãy nhớ rằng rất nhiều nhà tuyển dụng không mong muốn người giỏi nhất, họ chỉ cần người phù hợp nhất. Do đó, hãy bắt đầu tìm hiểu về văn hóa và môi trường công ty trước khi ứng tuyển vị trí mới. Sau đó, liệt kê thêm trong CV những kỹ năng hoặc hoạt động ngoại khóa bạn tham gia, tiêu chí làm việc bạn hướng đến sao cho những giá trị của bạn đồng nhất với tầm nhìn của công ty. Nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm hơn khi đọc một CV tuy không có nhiều kinh nghiệm, nhưng lại có chung giá trị mà họ đang mong muốn truyền tải.

Trên đây là cách viết CV dành cho các ứng viên có định hướng thay đổi lĩnh vực nghề nghiệp. Đừng ngại ngần hoặc lo sợ sẽ bị đánh rớt ngay từ “vòng gửi xe” chỉ vì bạn không có kinh nghiệm, hãy cố gắng khéo léo tận dụng mọi thế mạnh của bạn để thuyết phục nhà tuyển dụng ngay từ bước đầu tiên nhé.

 

— HR Insider —

Tìm ngay cho mình những công việc tiềm năng ngay hôm nay tại VietnamWorks!

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers