adsads
Shutterstock 1353022007 16
Lượt Xem 2 K

Tuy nhiên, đây cũng là điều khiến nhà lãnh đạo đối mặt với nhiều thách thức khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bởi sự khác biệt về tuổi tác, tính cách, phong cách làm việc, quan điểm sống, cũng như những nhu cầu khác trong công việc sẽ dễ dàng dẫn đến xung đột. 

3 thế hệ trong doanh nghiệp, họ là ai?

Gen X

Gen X (1965 – 1980) có vai trò lớn trong việc thay đổi nơi làm việc truyền thống. 

Gen X đề cao sự thoải mái và có tính độc lập cao nên một môi trường làm việc linh hoạt, đẩy mạnh năng suất sẽ quan trọng hơn số giờ làm việc. Họ tập trung tìm kiếm giải pháp hiệu quả, đổi mới trong cả công việc, cuộc sống cá nhân và đề cao quyền tự chủ, cố vấn tại nơi làm việc.

Bởi hệ quả từ các thế hệ trước làm việc kiệt sức nên những nhân viên thuộc Gen X coi trọng việc cải thiện kỹ năng và phát triển bản thân hơn là sự trung thành với công ty. Họ góp công lớn trong việc đưa ra khái niệm cân bằng công việc – cuộc sống.

Gen Y (Millennials)

Millennials (1981-1996) là thế hệ đầu tiên thực sự lớn lên cùng với thời đại của những tiến bộ công nghệ. Đây được coi là thế hệ chủ lực, được đào tạo tốt nhất và phát triển nhanh nhất trong lực lượng lao động ngày nay.

Gen Y tìm kiếm những công việc có ý nghĩa cho phép họ có thể phát triển và sáng tạo. Họ có xu hướng trải nghiệm làm việc ở nhiều nơi để tìm kiếm môi trường thực sự phù hợp với bản thân. 

Nhân viên thế hệ Y am hiểu công nghệ, kỹ thuật số và biết cách sử dụng các giải pháp thông minh để thúc đẩy hiệu quả công việc. Đặc biệt, so với Gen X, thế hệ Millennials thậm chí đặt nặng nhu cầu cá nhân hơn yêu cầu của tập thể.

Ngoài ra, những nhân viên thuộc thế hệ này coi trọng sự hợp tác và sẵn sàng đón nhận các ý kiến phản hồi. Bởi vậy đào tạo kỹ năng, cố vấn hay phản hồi từ công ty ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của những lao động thế hệ X. 

Gen Z

Các cá nhân thuộc thế hệ Z là những người sinh từ 1997-2015 và chỉ mới gia nhập lực lượng lao động.

Được tiếp xúc với công nghệ, internet, tin tức, phương tiện truyền thông xã hội từ sớm nên Gen Z đề cao tiếng nói, quan điểm cá nhân và coi trọng trách nhiệm xã hội, tính đa dạng trong tổ chức. Đồng thời một môi trường làm việc với các công nghệ hiện đại, hỗ trợ cho công việc, phát triển rất quan trọng đối với họ.

Những biến động mạnh mẽ về xã hội lẫn chính trị hay suy thoái kinh tế khiến Gen Z đưa ra các lựa chọn an toàn hơn, coi trọng tiết kiệm tiền hơn là được trải nghiệm nhiều như thế hệ Y. Họ vừa mong muốn có thu nhập, phúc lợi ổn định, vừa muốn có môi trường làm việc linh hoạt về địa điểm và thời gian. 

Sinh ra trong một thế giới tin tức luôn được cập nhật liên tục nên Gen Z xử lý thông tin nhanh hơn các thế hệ khác. Thói quen sử dụng các thiết bị di động từ sớm khiến Gen Z có khả năng làm việc đa nhiệm tốt hơn. Họ có thể nhanh chóng chuyển đổi trạng thái làm việc và giải trí, thực hiện “hàng tá” công việc chẳng liên quan đến nhau.

Câu chuyện ứng xử trong doanh nghiệp 3 thế hệ

“Em về trước nhé!” (A, em út của nhóm) 

“Các tiền bối vẫn còn đang làm mà em tan ca được sao?” (B, nhóm trưởng) 

“Nhưng em đã xong hết việc được giao rồi mà ạ” (A)

Trên đây là một phần trong ví dụ được đưa ra trong “Báo cáo phân tích thực trạng khác biệt thế hệ trong sinh hoạt tổ chức và giải pháp (2020)”, phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc. Bề ngoài, nguyên nhân của sự xung đột thế hệ trong nơi làm việc nằm ở sự khác biệt giữa những suy nghĩ, ứng xử của thế hệ đi trước – nhấn mạnh vào trách nhiệm, văn hoá tổ chức mang tính gia đình và thế hệ trẻ – xem trọng tính năng suất.

Phong cách “Nghỉ việc trong im lặng”

Theo nhiều bạn trẻ, “nghỉ việc trong im lặng” được hiểu là nhân viên làm đủ và đúng phần việc mình chịu trách nhiệm, rời văn phòng đúng giờ và gần như ngắt kết nối với đồng nghiệp sau giờ làm. Khái niệm này được nhiều bạn trẻ dùng với ngụ ý, công việc không nên chiếm quá nhiều thời gian trong cuộc sống.

Nhiều ý kiến từ các nhà quản lý nhân sự cùng chung nhìn nhận, thế hệ gen Z khi bắt đầu đi làm đã đối mặt với hơn 2 năm ảnh hưởng của đại dịch trên toàn cầu, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường lao động. Vì thế mà văn hóa làm việc của họ thường gắn liền với sự chăm chỉ và hối hả tìm công việc sau khi tốt nghiệp.

Khó khăn của kinh tế sau đại dịch, nỗi lo tự lập đối mặt với áp lực chi tiêu trong mùa “bão giá”, làm việc chăm chỉ trở thành nỗi ám ảnh vô hình trong người trẻ, và sự xuất hiện của “Quiet Quitting” trở thành chủ đề được nhiều bạn trẻ đón nhận. Bên cạnh đó, do khoảng cách thế hệ trong công ty, người trẻ khó hòa nhập với môi trường, dẫn đến “nghỉ việc trong im lặng” như một lý do chính đáng để họ rời xa tập thể.

Gen Z và hoạt động tập thể nơi công sở

Cách ứng xử đối với hoạt động tập thể cũng là bài toán không ít thách đố với các nhà quản lý, khi công ty có nhiều thế hệ, nhất là sau những đợt tuyển dụng nhân sự mới. Chuyện dung hòa thế hệ trong môi trường công sở không dễ. 

“Gần 50% nhân sự ở công ty tôi là các bạn trẻ gen Z và gần một nửa trong số đó rất ít tham gia các hoạt động tập thể. Các bạn vẫn làm tốt công việc, nhưng chuyện giao tiếp và tương tác nhiều hơn thì không. Và tôi cũng từng chứng kiến những mâu thuẫn công sở rất vụn vặt như cách bông đùa, gu thời trang… Khoảng cách giữa bạn trẻ và người thế hệ trước càng xa thì càng khó hiểu và khó hợp nhau, nên mâu thuẫn nhỏ cũng trở thành áp lực.

Câu chuyện về cách ứng xử đối với vấn đề cá nhân

Millennials cho thấy một thế hệ người lao động bước vào môi trường làm việc trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, luôn cảm thấy may mắn khi có được bất kỳ công việc nào. Trong khi đó, Gen Z bắt đầu sự nghiệp ở một cuộc khủng hoảng mới: Covid-19, ảnh hưởng đến giờ giấc, địa điểm và cách mọi người làm việc.

Khi tuyển dụng nhân viên Gen Z, Gabe Kennedy (30 tuổi), người sáng lập thương hiệu thực phẩm bổ sung Plant People, nhận thấy một số người không chấp nhận thói quen làm việc cứng nhắc, vốn quen thuộc với nhóm 10 nhân viên hầu hết thuộc thế hệ Millennials của anh.

Kennedy và người đồng sáng lập công ty đã quen với việc làm đến khuya ở văn phòng, phân tích phản hồi của khách hàng và cùng ăn đêm. Các nhân viên ở nhóm trẻ nhất trong công ty thì thích tự sắp xếp giờ làm việc của mình.

Trong buổi phỏng vấn vị trí nhân viên toàn thời gian, một ứng viên Gen Z từng hỏi Kennedy liệu cô có thể nghỉ ngơi một ngày sau khi hoàn thành việc được giao hay không. Anh đã trả lời rằng với vị trí làm việc này, cấp trên mong đợi cô sẽ làm việc 9h đến 17h. Anh ấy cũng nhấn mạnh rằng việc làm việc đúng giờ là rất quan trọng, nhưng nếu có một trường hợp khẩn cấp, cô có thể thảo luận với cấp trên của mình để được nghỉ ngơi trong một vài giờ hoặc một ngày. Tuy nhiên, đó là quyền của cấp trên để quyết định liệu cô có được nghỉ hay không.

Là bật, nhưng không phải bật nhảy mà là bật sếp

Từ “bật” có lẽ cách ứng xử không còn xa lạ trong môi trường công sở hiện đại, đặc biệt là môi trường năng động có nhiều bạn trẻ.

Tại Ngày hội việc làm sinh viên 2022, một bạn trẻ bày tỏ sự lo ngại về việc khi tranh cãi lại bị dán mác là thích “bật sếp” và nhận được nhiều chia sẻ từ các nhà quản lý doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Chí Kiên – giám đốc khối nhân sự One Mount Group – cho rằng việc chia sẻ góc nhìn khác nhau luôn được đánh giá cao nhưng phải có quan điểm, luận điểm “chứ không phải là cảm thấy”. Các bạn trẻ cần phân định cãi và trình bày quan điểm là hai cái khác nhau. Trình bày quan điểm với thái độ không đúng, cho người đối diện cảm thấy khó chịu thì đó là bật, cãi. Theo ông, tranh luận là cần thiết nhưng không bật, cãi với thái độ thiếu tôn trọng bởi “thiếu tôn trọng với đồng nghiệp đã là không chấp nhận, huống gì cấp trên”.

Bà Việt Nhân – giám đốc nhân sự đối tác kinh doanh – khối sản xuất, chuỗi cung ứng & mua hàng  Suntory PepsiCo Việt Nam – đã từng gặp tình huống nhân viên cấp dưới thông báo là “Cái này em quyết rồi”. 

“Điều này khiến tôi cảm thấy tự ái thực sự. Đây là chuyện rất tế nhị khi làm việc trong doanh nghiệp mà các bạn trẻ cần lưu ý, bởi không chỉ các bạn khó xử mà các quản lý và cấp trên cũng rất khó xử”, bà Nhân nói. Theo các diễn giả, các bạn trẻ cần được trang bị kiến thức nền tảng để làm việc với sếp, đồng nghiệp một cách thuận lợi và cần có sự kiên nhẫn, dung hòa nhiều hơn.

Nhìn chung, câu chuyện khác biệt về phong cách ứng xử trên đây chỉ là một số trường hợp phổ biến và sẽ còn có sự khác biệt tuỳ theo đồng đội của bạn là ai. Bởi tuy cùng một thế hệ nhưng mỗi người vẫn có bản sắc và cá tính riêng biệt, do đó, thay vì chỉ nắm bắt thông tin về các thế hệ, chúng ta cần đầu tư thời gian giao tiếp và thấu hiểu lẫn nhau. Từ đó rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ, tạo ra sự hài hòa trong việc giao tiếp và nâng cao hiệu quả công việc.

 

Xem thêm: Khi môi trường làm việc không chỉ là nơi “kiếm cơm” của GenZ 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers