adsads
Shutterstock 1353022007 15
Lượt Xem 650

Trở lại môi trường làm việc hiện đại, nếu coi doanh nghiệp là một chủ thể lớn còn các thế hệ là từng bộ phận cấu thành. Ta sẽ thấy được từng thế hệ sẽ giống như những “enzyme trong doanh nghiệp”, đóng góp những giá trị quan trọng, giúp “nuôi dưỡng” bộ máy tổ chức luôn hoạt động hiệu quả giữa bối cảnh thời thế xoay chuyển không ngừng.

Gen X, Millennials và Gen Z, họ là ai?

Gen X là thế hệ được sinh ra trong khoảng năm 1965 -1979. Đây là thế hệ đầu được trải nghiệm các thành tựu của công nghệ thông tin như máy tính cá nhân, cáp truyền hình và internet. Thế hệ này được đánh giá là có học thức, có xu hướng hướng tới công việc ổn định và thường cố gắng làm việc, tích lũy để an hưởng tuổi già.

Gen Y (Millennials) được sinh ra vào cuối những năm 80, đầu những năm 90. Đây là thời điểm công nghệ thông tin bùng nổ mạnh mẽ, giải quyết hầu như mọi nhu cầu của con người một cách nhanh chóng. Chính vì sự ảnh hưởng sâu sắc của thời đại vậy nên thế hệ Millennials thường có đặc tính nóng vội, luôn mong muốn mọi thứ được hoàn thành ngay lập tức.

Gen Z để chỉ những người sinh ra vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Thế hệ này được hưởng trọn vẹn những tiện nghi hiện đại và lớn lên với điện thoại di động, máy tính bảng. Gen Z hiện đang chiếm khoảng 25% tổng dân số trên toàn thế giới.

Từng thế hệ đều sở hữu giá trị riêng giúp nuôi dưỡng doanh nghiệp

Gen X Linh hoạt và thoải mái trong môi trường công việc

Gen X còn được công nhận là thế hệ có tư tưởng “làm ra làm, chơi ra chơi” (work hard, play hard). Họ có thể tập trung cao độ khi làm việc. Nhưng khi giờ làm việc kết thúc, họ sẽ rũ bỏ mọi âu lo để nghỉ ngơi, thư giãn, và dành thời gian suy ngẫm.

Thế hệ X sẽ thích những công việc với lịch trình linh hoạt và được hưởng các lợi ích như được tiền thưởng, cổ phiếu, thẻ quà tặng dưới dạng tiền mặt…

Khả năng thích nghi cũng chính là điểm mạnh của Gen X trong công việc. Họ có thể nhanh chóng học và ứng biến trước bất kỳ yêu cầu hay phương pháp làm việc mới nào.

Gen X không ngại tiếp xúc công nghệ tân tiến

Gen X được chứng kiến thế giới trước và sau khi có sự bùng nổ của mạng xã hội, điện thoại thông minh…

Họ lớn lên khi máy tính cá nhân mới được phát minh. Dù thời kì này giúp những người thuộc thế hệ X thích nghi với những bước tiến kinh điển của công nghệ, tuổi trẻ của họ lại ít bị phụ thuộc vào công nghệ hơn nhiều so với Gen Y và Gen Z.

Tuy nhiên, họ vẫn có thể thoải mái dùng nhiều loại thiết bị điện tử từ điện thoại đến máy tính bảng, máy tính bàn… Môi trường làm việc có các loại thiết bị giúp hiệu suất công việc nhanh và cao hơn sẽ hấp dẫn được các Gen X.

Millennials nhanh chóng áp dụng công nghệ để phát triển doanh nghiệp

Những người thuộc Gen Y thường ít khi bị gọi là “low-tech”. Họ trưởng thành trong giai đoạn suy thoái kinh tế, sự khởi đầu của công nghệ thông tin, và toàn cầu hoá. Họ phải làm quen với rất nhiều đổi mới cho tới hiện tại.

Không có gì lạ khi đa phần họ đều dễ dàng làm quen với công nghệ mới hơn và áp dụng vào công việc nhanh hơn so với Gen X – thế hệ đàn anh của họ.

Generation Y thích tìm tòi, cải tiến hiệu quả công việc

Khoa học chứng minh các Millennials là thế hệ hiếu kỳ nhất trong lực lượng lao động ngày nay. Trong công việc và cả cuộc sống thường ngày, họ luôn muốn tìm hiểu và thu nạp những kiến thức, kỹ năng mới.

Đây cũng là lý do khiến thế hệ Y được các nhà tuyển dụng, các sếp và nhân viên trọng dụng. Với họ, kiến thức là vô hạn và không bao giờ là quá muộn để học thêm về nó.

GenZ “cân” task kể cả khi thiếu nhân sự

Bản chất độc lập và cạnh tranh của Gen Z góp phần khiến họ có khả năng tự kiểm soát công việc của mình, không dựa dẫm. Cũng chính vì vậy mà các gen khác thường xuyên cảm thấy Gen Z tự cao trong giao tiếp và ngại lắng nghe những phê bình.

Tuy nhiên, điều này vẫn có thể được nhìn nhận theo một khía cạnh khác. Thế hệ Z luôn chủ động tìm tòi và tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, vì vậy họ có những ý kiến mạnh mẽ và muốn chúng được lắng nghe.

Họ đặc biệt mong muốn tạo sự đóng góp bình đẳng trong công việc, và được trao quyền tự quản lý, dẫn dắt các dự án để vững bước hơn trong sự nghiệp.

Song, điều này không có nghĩa Gen Z không thể cùng hợp tác với những đồng nghiệp khác.

Thế hệ Z nhanh nhạy trong việc nắm bắt xu hướng công nghệ

Gen Z được sinh ra trong thời kỳ phát triển hưng thịnh của Internet và các sản phẩm công nghệ. Nhờ tiếp xúc với công nghệ cực kỳ sớm, gen Z hầu như nắm bắt các xu hướng công nghệ vô cùng nhanh và không gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các máy móc thiết bị văn phòng. Đồng thời có thể thao tác nhanh nhạy với các phần mềm nội bộ phức tạp chỉ qua một vài lần hướng dẫn.

Thêm vào đó, họ cũng có thể vận dụng lợi thế này cực kì hiệu quả khi muốn tìm kiếm thông tin, những ý tưởng kinh doanh mới hoặc sáng kiến cải thiện công việc.

Generation Z với khả năng hội nhập môi trường đa sắc

Như đã biết, Gen Z không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự khác biệt về chủng tộc, xu hướng tình dục hay tôn giáo của những người xung quanh. Những bạn trẻ thuộc thế hệ này thường đánh giá và nhìn nhận một người phụ thuộc vào chính con người và tính cách, chứ không phải là từ xuất thân của người đó.

Điều này tương đối dễ hiểu khi Gen Z được sinh ra trong thời kỳ hội nhập. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, họ có nhiều cơ hội được tiếp xúc và giao lưu với những nền văn hóa khác nhau từ rất sớm.

Có thể nói, những bạn trẻ gen Z sẽ góp phần chủ yếu gây dựng nên cộng đồng đa sắc màu cho doanh nghiệp. Từ đó giúp công ty nhanh chóng hòa nhập xu thế toàn cầu hoá và trở nên phát triển.

 

Xem thêm: Khi môi trường làm việc không chỉ là nơi “kiếm cơm” của GenZ 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers