adsads
shutterstock 689391916
Lượt Xem 14 K

Chúng ta không thể thay đổi vị trí công việc hay những vị đồng nghiệp “khó tính”, nhưng chúng ta có thể dùng thái độ và hành động của bản thân để giảm thiểu những tác động tiêu cực. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn bỏ túi bí quyết hữu ích và tối ưu nhất:

Tập kiên nhẫn lắng nghe

Đồng nghiệp không chịu hợp tác có thể đến từ nhiều nguyên nhân, vì bản chất tính cách, vì cảm xúc tiêu cực cá nhân đối với bạn, cũng có thể vì thiếu sự lắng nghe từ người khác. Vậy nên, bạn hãy tập kiên nhẫn lắng nghe những chia sẻ, ý kiến hay quan điểm của họ đồng thời thể hiện sự cảm thông bằng thái độ tích cực hay những cử chỉ nhẹ nhàng như cái gật đầu. Ứng xử mềm mỏng với họ thay vì thẳng thắn đánh giá để xem thử họ có những chuyển biến ra sao. Sau đó, bạn mới nên có những động thái khác sao cho phù hợp và sẽ được đề cập dưới đây.

Giữ bình tĩnh và tránh mâu thuẫn

Những giờ làm việc đầy căng thẳng mệt mỏi có thể khiến tinh thần của mọi người đi xuống, đây là điều không thể tránh khỏi. Khi đó tất cả đều dễ bực bội và khó chịu, và nếu bạn không giữ được bình tĩnh, sẽ rất dễ xảy ra mâu thuẫn. Đồng nghiệp có thể đang cảm thấy bị xuống tâm trạng nên mới có thái độ tiêu cực hay không chịu hợp tác. Điều bạn cần làm lúc đó đó chính là biến mình trở thành nguồn năng lượng nhẹ nhàng xóa tan những áp lực, căng thẳng. 

Tuyệt đối không nên để sự nóng giận chế ngự cảm xúc để rồi hành động, cư xử thô lỗ. Việc này không những không có tác dụng làm đồng nghiệp bạn chịu hợp tác mà mối quan hệ giữa hai bạn cũng sẽ tệ đi ít nhiều. Một quãng thời gian nghỉ “xả hơi” cho cả hai, hay một cốc cà phê tỉnh táo giữa giờ có thể sẽ giúp cả bạn và đồng nghiệp cảm thấy tốt hơn. 

Không đem cảm xúc tiêu cực về nhà 

Phần lớn thời gian một ngày chúng ta là ở chốn công sở, tiếp xúc với đồng nghiệp và quản lý. Vậy nên, khi về đến nhà, hãy vứt bỏ những cảm xúc mệt mỏi, tiêu cực một ngày sang một bên và nghỉ ngơi. Bạn có thể dành thời gian để suy nghĩ giải pháp cho vấn đề đồng nghiệp không hợp tác đó, nhưng nếu không tìm ra được, đừng quá lo lắng hay bối rối. Có những việc ngoài tầm kiểm soát của chúng ta và chúng ta không nên để những gì vị đồng nghiệp đó gây ra xâm phạm thời gian riêng tư đáng lẽ được ở bên gia đình, người thân của chúng ta.

Khi những suy nghĩ ập đến, hãy lập tức hành động, đơn giản như làm việc nhà, nghe một bản nhạc, đọc một cuốn sách. Tinh thần minh mẫn và tích cực sẽ dễ nảy ra những ý tưởng hay và độc đáo hơn. Biết đâu được, một cuốn sách tâm lý nào đó mà bạn đọc có thể giúp bạn xoay chuyển tình huống thì sao!

Xem thêm: Những kỹ năng mềm quan trọng chốn công sở quyết định đến sự thành bại của bạn

Mạnh dạn trực tiếp đối thoại

Im lặng không phải là cách giải quyết vấn đề, thậm chí còn khiến mọi chuyện tệ đi. Để cởi bỏ những ẩn khuất, hiểu lầm đằng sau người đồng nghiệp của mình, bạn hãy mạnh dạn trực tiếp đối thoại. Dùng thái độ mềm mỏng, nhẹ nhàng đi kèm một chút lo lắng, quan tâm trong lời nói, cử chỉ có thể sẽ làm cho vị đồng nghiệp kia cảm thấy gần gũi và dễ sẻ chia cảm xúc cá nhân hơn. Trực tiếp đối thoại là cách nhanh nhất nhưng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp khéo léo, mềm dẻo. 

Một lối cư xử tôn trọng, lịch sự, không buộc tội, không trách móc, luôn cởi mở, thân thiện và bày tỏ khả năng lắng nghe, thấu hiểu sẽ giúp họ thoải mái nói ra nỗi lòng. Có thể đó là một cái hẹn cà phê chiều giờ tan làm, một bữa trưa giữa giờ dưới căn tin hay chỉ cần một vài phút đứng hóng gió ngoài ban công tòa nhà công ty. Vừa sẻ chia, vừa cùng nhau tìm giải pháp cho cả hai.

Giữ khoảng cách lành mạnh khi không còn giải pháp

Khi mọi gợi ý ở trên đều thất bại, khi sự không hợp tác của họ đến từ cảm xúc chủ quan, hướng về phía bạn và họ có thành kiến với bạn, hãy giữ khoảng cách lành mạnh với họ. Ngoài công việc, phải có một ranh giới được thiết lập để bảo vệ sức khỏe tinh thần và năng suất làm việc của bạn. Hãy kiên định và mạnh mẽ trong cảm xúc để không bị sự khó chịu, bất bình của họ ảnh hưởng đến bạn.

Xem ngay các Video Tiktok của VietnamWorks để có thêm kinh nghiệm trong hành trình phát triển sự nghiệp.

@vietnamworks_official Phản biện và Thái độ kém – ranh giới mong manh để lại hậu quả khó lường, vậy phải làm sao để tránh thái độ kém? #Master2023byTikTok #vietnamworks #career #stress ♬ nhạc nền – VietnamWorks

Một vài kỹ năng xử lý tình huống tích cực bạn có thể áp dụng khi gặp phải những vị đồng nghiệp khó chịu, không chịu hợp tác đó chính là: đối xử với họ nhã nhặn lịch sự, tôn trọng cho dù họ có đối xử không tốt với bạn. Có thể, sự tích cực của bạn sẽ thay đổi thái độ của họ. 

Nếu hành vi của họ gây hậu quả nghiêm trọng như làm dở dang cả một dự án lớn khi không chịu hợp tác, khối lượng công việc quá lớn và họ không chịu san sẻ,… hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của cấp lãnh đạo hoặc phòng nhân sự (HR) tại công ty bạn. 

Để đối phó với đồng nghiệp không chịu hợp tác, hãy áp dụng linh hoạt nhiều giải pháp khác nhau và đón xem sự chuyển biến. Mọi vấn đề đều có cách giải quyết và bạn hãy duy trì một tinh thần tích cực, lạc quan để làm việc năng suất và hiệu quả nhất. Sức khỏe tinh thần là vô cùng quan trọng và đừng vì một ai mà ảnh hưởng đến nó, bạn nhé!

>> Xem thêm: Những nguyên tắc vàng để cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Bài Viết Liên Quan

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Shutterstock 2149852003

4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể

Các chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật và không đánh giá các phẩm chất và đặc điểm tạo nên một nhân viên lý tưởng. Điều này có thể ảnh hưởng xấu chính năng suất, văn hoá và thậm chí tạo áp lực cho phòng nhân sự. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 4 đặc điểm của nhân viên của một nhân viên ưu tú, có những đặc điểm này giúp bạn được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers