adsads
New Project 80
Lượt Xem 2 K

Ai cũng có cảm xúc và ý nghĩ riêng của mình, nhưng khi bạn đã xác định làm việc tại một công ty nào đó, bạn buộc phải tuân thủ theo nguyên tắc của họ và không được để cảm xúc chi phối lý trí. Chính vì vậy, bạn phải tự biết điều chỉnh cũng như đấu tranh những cảm xúc của mình tại chốn công sở. Vậy đấu tranh cảm xúc chốn công sở là gì? Tại sao bạn cần đấu tranh cảm xúc chốn công sở? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay nhé!

1. Đấu tranh cảm xúc chốn công sở là gì?

Đấu tranh cảm xúc chốn công sở là quá trình tự bạn điều chỉnh và quản lý các cảm xúc của mình trong môi trường công sở. Việc tự điều chỉnh cảm xúc giúp bạn có thể tạo được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và với sếp, cũng như giữ được sự tập trung và hiệu quả cao trong công việc, giúp bạn hoàn thành những mục tiêu công việc được đề ra.

2. Tại sao bạn cần đấu tranh cảm xúc chốn công sở?

Có một số lý do quan trọng để đấu tranh cảm xúc chốn công sở, bao gồm:

Tránh hiểu lầm và xung đột với đồng nghiệp

Nếu ta không đấu tranh cảm xúc với chính mình mà thể hiện một cách quá đà, rất có thể ta sẽ làm cho người khác hiểu lầm, từ đó gây ra những xung đột giữa các đồng nghiệp. Điều này không chỉ gây ra sự mích lòng mà còn có thể dẫn tới làm việc kém hiệu quả.

Free photo face expressions illustrations emotions feelings

Tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và sếp 

Kỹ năng đấu tranh cảm xúc sẽ giúp ta tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái, tăng sự đồng cảm với các đồng nghiệp. Thể hiện cảm xúc một cách có chừng mực và hợp lý giúp bạn và đồng nghiệp hiểu nhau hơn, đồng thời tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt sếp. 

Giữ được tập trung và hiệu quả trong công việc

Việc kiểm soát cảm xúc sẽ giúp ta tránh những phiền toái chốn công sở, nhờ vậy giúp bạn giảm bớt stress. Điều này sẽ tạo điều kiện cho bạn tránh lãng phí cảm xúc, giữ được trạng thái tích cực để luôn tập trung vào công việc.

3. Những cách giúp bạn đấu tranh cảm xúc chốn công sở

Tìm cách giải tỏa khi tức giận

Khi bạn tức giận hay thất vọng tràn trề, hãy tìm cách giải tỏa bằng cách đi dạo quanh tòa nhà, uống món nước mà mình yêu thích để giải tỏa. Nếu bạn vẫn có thể cảm thấy bức bối thì bạn hãy chia sẻ cảm xúc với những người xung quanh hoặc giải quyết gián tiếp thông qua luyện tập thể dục thể thao, những hoạt động ngoài trời,… Ngoài ra, bạn có thể xin nghỉ làm một ngày để giải phóng triệt để những cảm xúc tiêu cực và quay trở lại với tinh thần sảng khoái hơn.

Tăng cường tính nhân hậu, lòng trắc ẩn trong bạn

Sẽ khó khăn cho bạn trong việc có được cảm xúc đúng đắn nếu lòng trắc ẩn trong bạn đang “đi vắng”. Vì vậy, hãy khiến bản thân thêm giàu tình thương người, lòng nhân hậu bằng cách thường xuyên quan tâm đến những người khác, nó sẽ giúp bản thân bạn thấy bình yên, hòa nhã hơn.

Viết nhật ký theo tâm trạng

Viết cảm xúc ra giấy giúp bạn suy ngẫm về chúng sâu sắc hơn. Nó cũng giúp bạn nhận ra khi các hoàn cảnh cụ thể như rắc rối trong công việc hoặc những xung đột gây khó kiểm soát cảm xúc. Dựa vào đó, bạn có thể đưa ra các giải pháp để quản lý cảm xúc hiệu quả hơn.

Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắng những lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau tìm phương án giải quyết trước mắt để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

Vector emotion face expression frustration panic attack mental stress anxiety concept

Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó không chỉ làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống đáy của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

Qua bài viết trên đây thì bạn cũng đã hiểu được lý do phần nào chúng ta cần đấu tranh cảm xúc chốn công sở. Việc đấu tranh cảm xúc chốn công sở là một kỹ năng quan trọng giúp cho sự thành công và tiến bộ trong công việc. Hãy tự điều chỉnh và tập trung cho công việc tương lai sau này bạn nhé!

Xem thêm: Sự nghiệp của bạn có bị “nhấp nháy”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà nhiều người thường xuyên tự đặt ra là: "Nên chi tiêu thế nào để tiền đẻ ra tiền?" Đây không chỉ là về việc mua sắm những món đồ đắt tiền hay chi tiêu cho sở thích cá nhân, mà là về việc đầu tư thông minh để tài sản của bạn sinh lời bền vững trong tương lai.  

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia nhân sự cho thấy, không phải mọi lời hứa đều sẽ trở thành hiện thực. Hãy cùng tìm hiểu những lời hứa phổ biến mà ứng viên cần đặc biệt thận trọng khi đối mặt.

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi người có thể ứng dụng AI để dự đoán xu hướng và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp. Vậy cụ thể thì AI có thể hỗ trợ bạn như thế nào trong việc định hướng và phát triển sự nghiệp? 

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội hấp dẫn hơn trong công việc. Tuy nhiên, để xây dựng ấn tượng hiệu quả trong lòng Sếp mới, đặc biệt là Sếp mới đến vào thời điểm cuối năm khi công việc bộn bề, quả không hề đơn giản. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ mách bạn vài Tips thú vị giúp thu hút sự chú ý và “ghi điểm tuyệt đối” trong mắt Sếp mới dịp cuối năm này nhé!

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không biết làm sao để thích nghi cũng như duy trì được động lực làm việc cho năm mới. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này thì bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn!

Bài Viết Liên Quan

Mục tiêu sắm sửa cuối năm, mua gì để “tiền đẻ ra tiền”?

Cuối năm, khi không khí Tết đang gần kề, một trong những câu hỏi mà nhiều người thường xuyên tự đặt ra là: "Nên chi tiêu thế nào để tiền đẻ ra tiền?" Đây không chỉ là về việc mua sắm những món đồ đắt tiền hay chi tiêu cho sở thích cá nhân, mà là về việc đầu tư thông minh để tài sản của bạn sinh lời bền vững trong tương lai.  

Ứng viên cần tỉnh táo trước 4 "lời hứa" này trong vòng phỏng vấn

Trong không khí căng thẳng của buổi phỏng vấn, nhiều ứng viên dễ bị cuốn theo những lời hứa hẹn hấp dẫn từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ nhiều chuyên gia nhân sự cho thấy, không phải mọi lời hứa đều sẽ trở thành hiện thực. Hãy cùng tìm hiểu những lời hứa phổ biến mà ứng viên cần đặc biệt thận trọng khi đối mặt.

Cách AI giúp bạn dự đoán và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp trong năm 2025?

Thay vì lo ngại sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), nhiều nhân sự vẫn chưa biết rằng thực tế mọi người có thể ứng dụng AI để dự đoán xu hướng và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp. Vậy cụ thể thì AI có thể hỗ trợ bạn như thế nào trong việc định hướng và phát triển sự nghiệp? 

Khi Sếp mới đến vào cuối năm: Làm thế nào để xây dựng ấn tượng hiệu quả?

Tạo được ấn tượng đẹp trong mắt Sếp mới giúp mọi chuyện “thuận buồm xuôi gió” hơn, đồng thời đón nhận được nhiều cơ hội hấp dẫn hơn trong công việc. Tuy nhiên, để xây dựng ấn tượng hiệu quả trong lòng Sếp mới, đặc biệt là Sếp mới đến vào thời điểm cuối năm khi công việc bộn bề, quả không hề đơn giản. Bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ mách bạn vài Tips thú vị giúp thu hút sự chú ý và “ghi điểm tuyệt đối” trong mắt Sếp mới dịp cuối năm này nhé!

Sếp rời đi cuối năm: Làm sao để thích nghi và duy trì động lực làm việc?

Cuối năm bộn bề công việc, Sếp của bạn lại chuẩn bị rời đi. Điều này khiến nhiều nhân viên cảm thấy bối rối, không biết làm sao để thích nghi cũng như duy trì được động lực làm việc cho năm mới. Nếu bạn cũng đang rơi vào hoàn cảnh này thì bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers