• .
adsads
Thiết kế không tên 16
Lượt Xem 7 K

Tôi đã nghe hầu hết những ý kiến khuyên bảo những người trẻ về chuyện đổi việc trong những năm đầu sự nghiệp, trong đó có kiểu như: “Nếu bạn làm một công việc nào đó dưới một năm, đừng dại mà viết vào hồ sơ xin việc. Hãy trụ lại ở một công ty ít nhất 02 năm. Đừng thay đổi nếu không bạn sẽ không bao giờ có thể thăng tiến được đâu”.

Tôi ở đây để nói cho các bạn biết một điều là chẳng có lời tuyên bố nào là sự thật cả. Tôi đã thay đổi vai trò công việc của mình 4 lần trong 05 năm vừa qua và biết chắc rằng những lời khuyên hoa mỹ xung quanh chuyện nhảy việc đều sai – đặc biệt là ý kiến cho rằng những người lao động trẻ trong khoảng 25 – 34 tuổi nên tập trung trung bình khoảng 2,8 năm cho một công việc. Và 55% số nhà tuyển dụng nói họ không có vấn đề gì với việc tuyển những ứng viên thường xuyên nhảy việc cả.

Vấn đề nằm ở chỗ nhảy việc mới sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về năng lực bản thân, tự tin hơn và sẽ nâng cao vị thế của chính bạn trong sự nghiệp. Nên thay vì lo sợ hồ sơ xin việc của bạn bị ảnh hưởng xấu thì tôi khuyên bạn nên mở lòng đón lấy những cơ hội mới.

Dưới đây là những lý do tại sao nhảy việc lại tốt cho sự nghiệp của bạn, thay vì ảnh hưởng xấu khiến bạn chết chìm giữa biển người.

 

Đổi công việc giúp bạn thoát ra khỏi vùng an toàn

Khi bạn quá thoải mái ở một vị trí nhất định, lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ quên đi việc phải học tập, trau dồi. Điều này có nghĩa là, một khi bạn đã tìm hiểu rõ tính chất công việc, trải qua muôn vàn khó khăn và dành được những kết quả khả quan sau một thời gian thì đến lúc này, bạn sẽ đi vào trạng thái thoải mái, mọi sự sáng tạo trong người bỗng bốc hơi đi đâu mất.

Đây chính là thời điểm cần phải thay đổi, dù cho chỉ đơn giản là đảm nhiệm một vị trí mới trong công việc hiện tại, nhất định bạn phải nhận lấy thử thách mới. Đừng sợ, hãy bắt đầu học thêm bất cứ điều gì để trau dồi bản thân.

Với tôi, chuyển đổi công việc không những gây ảnh hưởng xấu mà đã kéo tôi ra khỏi vùng an toàn, điều này đã dạy tôi thành công trong một số vài trò và ngành nghề khác nhau. Càng linh động, tôi lại càng trở nên tự tin và có kỹ năng hơn để hiểu được khách hàng muốn gì, nghĩ ra các chiến lược mới, chủ động lên tiếng và thay đổi.

 

Trải nghiệm môi trường làm việc khác nhau giúp bạn học được những thứ cần thiết để phát triển mạnh

Đừng sợ nhảy việc thường xuyên gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp

Tôi học được điều này khi làm việc cho một công ty không mấy cởi mở trong chuyện trải nghiệm những thứ mới lạ. Lúc đó, tôi hồn nhiên nghĩ rằng: “Chỉ cần mình tiếp tục đưa ra ý tưởng mới, đến thời điểm nào đó, họ sẽ nhìn nhận và sẵn sàng thử một cái gì khác biệt hơn”. 

Nhưng rồi tôi cũng nhanh chóng nhận ra thay đổi không phải là một phần của văn hóa công ty này, song, tôi thậm chí còn nhận về một điều giá trị hơn: tôi hiểu được đâu mới là môi trường làm việc phù hợp mà tôi cần để phát triển bản thân.

 

Trải nghiệm ở nhiều môi trường làm việc khác nhau, bạn sẽ biết cách đánh giá các nhà tuyển dụng như cách họ từng đánh giá bạn

Sau mỗi lần thay đổi công việc, bạn sẽ nhìn ra công ty nào không hỗ trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu cá nhân và thay vì tốn thời gian 8 tiếng một ngày cho một công ty như thế, bạn sẽ lựa chọn được bến đỗ có thể giúp bạn vươn lên dẫn đầu trong nghề nghiệp.

Trung thực sẽ giúp sự nghiệp thuận lợi

– Đừng giả vờ chỉ để có được một công việc tạm bợ: Bạn phải là chính bạn, điều đó rất quan trọng. Hãy tự đặt ra thật nhiều câu hỏi để biết chắc là công việc bạn đang hướng tới sẽ phù hợp. Và nếu công ty không muốn tuyển dụng vì bạn là chính mình thì chắc chắn đó không phải là nơi bạn muốn cống hiến đâu. Bạn càng thành thật với bản thân bao nhiêu thì sẽ càng có nhiều cơ hội để được hạnh phúc trong công việc.

– Hiểu mình muốn gì từ công việc sẽ khiến bạn trung thực với bản thân và nhà tuyển dụng: Càng biết rõ yếu tố giúp bạn tiến nhanh trong công việc bao nhiêu, bạn sẽ càng thoải mái hơn khi đề cập nhu cầu của mình với nhà tuyển dụng hiện tại và trong tương lai.

– Sống đúng với bản thân sẽ khiến bạn tự tin hơn, đây là điều rất tốt cho sự phát triển chuyên nghiệp: Khi những nhà quản lý tuyển dụng nhận thấy tôi từng nhảy việc nhiều, tôi đã chuẩn bị tất cả để giải thích cho họ hiểu từng bước đi, từng thay đổi của mình. Kết quả là không có ai phản đối niềm tin cốt lõi của tôi rằng nếu không học tập được gì từ một công việc thì đó là lúc cần ra đi.

Tự tin là chìa khóa mở rộng cánh cửa sự nghiệp

Khi tự tin với con đường chuyên nghiệp mình đã chọn, bạn sẽ tìm được lối đi. Bạn sẽ biết cách trả lời bất cứ câu hỏi hay lời bình luận nào liên quan đến kinh nghiệm nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng đề cập. Điều tương tự cũng đúng với công việc hiện tại của bạn. Không có gì sai khi nói với sếp rằng bạn đã chán và muốn có điều gì đó mới lạ, muốn được thử thách ở dự án mới, chắc chắn một người sếp tốt khi nghe thấy bạn đề cập như thế, sẽ không bao giờ tỏ thái độ tiêu cực hoặc gây ảnh hưởng xấu đến bạn cả.

Nhưng nếu ai đó sẵn sàng từ chối bạn chỉ vì lịch sử nhảy việc thì có lẽ họ đã giúp bạn rất nhiều. Bởi đây không phải là mẫu quản lý quan tâm đến người thích tìm kiếm những thứ khác nằm ngoài khuôn khổ sự nghiệp. Và nếu giống tôi, bạn hãy cứ tiếp tục chăm chỉ làm việc đi, quý nhân sẽ đến giúp bạn phát huy hết khả năng của mình.

 

— HR Insider/ Theo cafef
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers