adsads
kinh doanh Food and Beverage
Lượt Xem 3 K

Ngành Food and Beverage là gì?

Food and Beverage viết tắt là F&B, đây là dạng một loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Nơi cung cấp dịch vụ F&B phổ biến kể đến là khách sạn, các đơn vị kinh doanh đồ ăn thức uống độc lập như nhà hàng, quán cà phê,…

Các loại hình F&B cụ thể là:

  • Doanh nghiệp F&B độc lập: đây là mô hình hoạt động chủ yếu ở mảng ẩm thực: nhà hàng, quán ăn, quán cafe,…
  • Phòng F&B trong các doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thì Food and Beverage là một phòng ban trong toàn thể cơ cấu tổ chức. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm phục vụ nhu cầu ẩm thực theo sự chỉ đạo của ban quản lý.
ngành f and b là gì

F&B là một loại hình kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống

Food and Beverage là loại hình dịch vụ thường có mặt trong các khách sạn từ 3, 4 sao trở lên. Còn đối với các các dịch vụ kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, ăn uống độc lạ thì bộ phận F&B sẽ chỉ xuất hiện trong các nhà hàng cao cấp.

Trên thực tế, mô hình F&B ở nhà hàng riêng biệt có sự khác biệt rất lớn so với mô hình kinh doanh fnb tại các khách sạn. Cụ thể tại khách sạn, họ sẽ cơ cấu bộ phận F&B tùy theo cấp độ sao, diện tích tổng thể và số phòng. Từ đó họ sẽ đưa ra cách thức vận hành sao cho phù hợp nhất.

Ví dụ điển hình như:

  • Đối với khách sạn 3 sao: 1 nhà hàng phục vụ các khung giờ cố định, 1 quầy bar thường được đặt ở tiền sảnh và cung cấp phòng dịch vụ khi khách có yêu cầu.
  • Đối với khách sạn 4 sao: 1 nhà hàng phục vụ tất cả các bữa trong ngày theo hình thức buffet tự chọn, có hồ bơi, spa, quầy bar và dịch vụ Room Service mọi khung giờ trong ngày.
  • Đối với khách sạn 5 sao trở lên: Có tối thiểu 2 nhà hàng phục vụ 24/24 với các hình thức Set Menu, buffet,… với các món ăn cao cấp từ Âu đến Á. Bên cạnh đó là club, các quầy bar,… để khách hàng có thể thưởng thức các đồ uống thượng hạng, các khu vực công cộng cao cấp khác,…

Xem thêm: Ngành Quản Trị Khách Sạn Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết

ví dụ ngành f&b là gì

Ngành f&b là gì? Sự khác biệt giữa f&b khách sạn và f&b nhà hàng riêng biệt.

Phân biệt Food and Beverage và các ngành dịch vụ

Căn cứ vào giải đáp trên đây về Food and Beverage là gì, chúng ta có thể hiểu F&B chính là một loại hình cung cấp cấp dịch vụ. Tuy vậy, thực tế F&B và ngành dịch vụ lại là hai ngành này hoàn toàn khác nhau.

Ngành dịch vụ là khái niệm tổng quan đề cập tới lĩnh vực phục vụ, trong đó bao gồm ngành dịch vụ sản xuất và phi sản xuất.

Ở nước ta hiện nay, ngành dịch vụ sẽ được chia thành:

  • Dịch vụ kinh doanh: thông tin liên lạc, vận tải, ẩm thực – ăn uống, bảo hiểm,…
  • Dịch vụ tiêu dùng: buôn bán, giáo dục, y tế,…
  • Dịch vụ công: hoạt động đoàn thể, hành chính công,…

Trong khi đó Food and Beverage lại chỉ là một lĩnh vực, một phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ. Với vai trò đảm nhận nhiệm vụ cung ứng nhu cầu ăn uống của thực khách trong ngành du lịch, khách sạn,…

So sánh f&b và ngành dịch vụ

Sự khác nhau giữa Food and Beverage và các ngành dịch vụ

Xem thêm: IT support là gì? Mô tả công việc chi tiết và kỹ năng cần thiết

5 Vai trò của ngành Food and Beverage

Trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn F&B có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây được xem là vị trí có sự quyết định và cơ sự ảnh hưởng tới sự phát triển chung về doanh số, uy tín của nhà hàng. Vậy F&B có vai trò như thế nào?

Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu

Food and Beverage được xem là lĩnh vực cần có sự đầu tư bài bản và nghiêm túc. Đây chính là yếu tố quyết định tới sự thành công trong hoạt động kinh doanh.

Dù bạn đang kinh doanh theo mô hình như thế nào, khách sạn hay nhà hàng độc lập thì việc phát triển các dịch vụ f&b luôn là yếu tố tiên quyết mà người dẫn đầu cần phải quan tâm.

Food and Beverage giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cực tốt. Cụ thể tại các khách sạn, dù là quy mô từ nhỏ hay lớn thì họ cũng đều không quá chăm chút vào việc tối ưu phòng ngủ. Thay vào đó, họ tập trung phát triển và nâng cấp thêm các dịch vụ khác như cung cấp thức ăn tận phòng, setup phòng sinh nhật, phòng kỷ niệm đặc biệt, quầy bar, nhà hàng và casino.

Hình thức này không chỉ được áp dụng nhiều ở trong các khách sạn. Hơn thế nữa là các nhà hàng cũng vậy, một số nhà hàng họ sẽ không chỉ tập trung vào bán đồ ăn mà còn cung cấp thêm các loại thức uống đặc biệt, các món ăn mang về,…

Vì vậy, nếu bạn đang kinh doanh ngành fnb thì đừng bỏ qua cách thức tối ưu dịch vụ này nhé! Chắc chắn đây sẽ là nguồn thu cực màu mỡ giúp doanh số tăng đáng kể.

f&b thúc đẩy tăng trưởng doanh thu

Bộ phận Food and Beverage có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng doanh thu

Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Xét về vai trò thì hiệu quả tăng sự trải nghiệm được đánh giá là vai trò chính nhất của Food and Beverage. Bởi với chúng ta thì ăn uống vẫn là nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất. Khi có thể giải quyết tốt nhu cầu này chính là góp phần quan trọng làm tăng vị thế, thương hiệu của cơ sở.

Bạn thử tưởng tượng mà xem, còn gì tuyệt vời hơn thế khi buổi sáng thức dậy được thưởng thức ngay các món ăn đặc sản vùng miền ngay trong khuôn viên của khách sạn, chẳng cần phải di chuyển quá xa. Hay muốn đi bơi, đi xông hơi, spa cũng vậy, tất cả đều có ngay tại khách sạn cực tiện lợi phải không nào?

Với cách gia tăng trải nghiệm của khách hàng được nêu trên đây, chắc chắn sẽ gây thiện cảm cực tốt, khiến cho khách hàng muốn quay trở lại không chỉ 1 mà còn rất nhiều lần sau nữa.

f&b gia tăng trải nghiệm khách hàng

Một khách sạn cung cấp dịch vụ đồ ăn, nước uống ngon sẽ gây ấn tượng với khách hàng

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Bạn nghĩ điều gì ở một khách sạn hay các nhà hàng làm khách hàng hài lòng và muốn quay trở lại lần thứ 2? Giá cả, dịch vụ hay không gian? Thực tế, dịch vụ chính là yêu tố vô cùng quan trọng níu giữ chân khách hàng quay lại.

Vì thế, tập trung phát triển dịch vụ Food and Beverage chính là cách tốt nhất để khách hàng có thể ghi nhớ thương hiệu, giúp xây dựng mức độ nhận diện thương hiệu một cách nhanh và hiệu quả hơn.

Marketing hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Có thể nói với bất kỳ một doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn nào thì Food and Beverage được xem là “vũ khí sắc bén” nhất giúp thúc đẩy Marketing truyền miệng hiệu quả.

Đây chính là một hình thức kinh doanh giá rẻ, không tốn quá nhiều chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả tối ưu, tăng giá trị thương hiệu.

Một nhà hàng chỉ cần có một món ăn “đỉnh của chóp”, độc lạ, khác biệt đã có thể giúp tăng trưởng doanh thu một cách vượt trội. Bên cạnh đó, ẩm thực cũng là thứ mà được nhiều người quan tâm hơn cả, dễ khiến người ta tò mò, muốn tìm hiểu. Đồ ăn cũng là chủ đề quay vlog của rất nhiều reviewer/blogger (Nghề chuyên đi thưởng thức và đánh giá ẩm thực). Ngoài ra, trên mạng xã hội, đồ ăn được thống kê chiếm đến 40% trong các cuộc nói chuyện của mọi người.

Chính vì vậy, kinh doanh ngành fnb không hề khó khi bạn biết tập trung vào cải tiến chất lượng của đồ ăn, thức uống. Đi cùng với đó là một yếu tố khác biệt, gây ấn tượng nào đó, chắc chắn bạn sẽ tiết kiệm được kha khá ngân sách cho việc truyền thông quảng cáo.

kinh doanh fnb hỗ trợ marketing

Food and Beverage là vũ khí marketing hiệu quả cho doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn

Tạo phễu khách hàng để bán “chéo” các dịch vụ khác

Việc kết hợp nhiều dịch vụ khác nhau trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng sẽ giúp cho dịch vụ f&b trở thành một chiến lược đặc biệt nhằm tăng doanh số. Nói một cách dễ hiểu hơn, thì khi bạn “làm no bụng” khách hàng của mình, chắc chắn tỷ lệ họ chi tiền vào những thứ khác theo mong muốn của bạn là rất dễ xảy ra.

Ví dụ điển hình như dịch vụ kinh doanh fnb sẽ kéo được khách hàng tới với khách sạn, nhà hàng của bạn. Và khi họ đã có sẵn ấn tượng tốt với khách sạn, nhà hàng đó, chắc chắn họ sẽ muốn trải nghiệm thêm các dịch vụ khách như quầy bar, hồ bơi, spa, karaoke,…

f&b giúp bán chéo dịch vụ khác

Vai trò của ngành Food and Beverage

Các bộ phận trong ngành Food and Beverage

Các bộ phận của ngành Food and Beverage gồm:

  • Lobby bar (quầy bar): Đây là khu vực tại các nhà hàng, thường cung cấp đồ uống và là nơi giúp khách hàng có thể thư giãn, giải trí. Hiện nay, tại các nhà hàng, khách sạn cao cấp thường thiết kế bao gồm khu vực này, góp phần thể hiện đẳng cấp và sang trọng cho không gian.
  • Restaurant (nhà hàng): Đây chính là khu vực phục vụ các bữa ăn cho khách hàng. Tại đây, khách hàng sẽ được phục vụ những bữa ăn chất lượng cả ngày lẫn đêm với dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
  • Room Service (dịch vụ phòng): Dịch vụ này tại khách sạn thường sẽ hoạt động 24 giờ nhằm đáp ứng tối ưu các nhu cầu của khách hàng. Đối với những khách sạn 4 sao trở lên thì dịch vụ thường sẽ bao gồm các dịch vụ VIP như: đặt trái cây, đặt bánh, ăn uống tại phòng,…
  • Banquet (Yến tiệc): Đây là bộ phận chuyên cung cấp các dịch vụ tổ chức sự kiện như: sinh nhật, tất niên, tiệc công ty,.. Bộ phận Banquet thường là vị trí mang lại doanh thu lớn nhất cho ngành Food and Beverage của các khách sạn.
  • Executive Lounge: Đây là khu vực VIP tại các khách sạn phục vụ với đẳng cấp 5 sao.
  • Kitchen (Khu bếp): Đây là bộ phận tạo ra những món ăn ngon, đặc sắc trong danh sách menu của khách sạn. Những khách sạn có đồ ăn ngon, độc đáo thì chắc chắn sẽ mang đến dấu ấn riêng và thu hút khách hàng.
 Các bộ phận trong ngành Food and Beverage

Các bộ phận trong ngành Food and Beverage

5 vị trí việc làm Food and Beverage

Giám đốc bộ phận (F&B Manager)

F&B Manager là người dẫn đầu trong cả bộ phận F&B. Đât là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy toàn bộ nhân viên các cấp và chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng hoạt động kinh doanh ẩm thực của khách sạn, nhà hàng.

Họ luôn phải tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra các chiến lược phát triển mới. Để đảm bảo đi đúng định hướng chung, đem lại doanh thu vượt trội.

vị trí làm việc trong f&b

Giám đốc bộ phận F&B là người đứng đầu và trực tiếp chịu trách nhiệm về hoạt động của bộ phận FnB

Quản lý nhà hàng (Restaurant Manager)

Quản lý nhà hàng, khách sạn sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm ở khu vực ăn uống của khách sạn. Họ sẽ có trách nhiệm phân công công việc, quản lý, theo dõi để đảm bảo khách hàng được phục vụ tốt nhất.

Những người quản lý sẽ thường xuyên cập nhật và đưa ra các tiêu chuẩn phục vụ để phù hợp với định hướng chung. Họ sẽ đào tạo trưởng nhóm để thay họ quản lý từng phần nhỏ để làm sao đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất.

quản lý nhà hàng ngành f&b

Vị trí quản lý nhà hàng (Restaurant Manager) đảm nhiệm những vai trò gì?

Trưởng Nhóm F&B

Trường nhóm nhà hàng là vị trí công việc cao hơn nhân viên và dưới cấp quản lý. Ở từng bộ phận thì đều sẽ có trưởng nhóm để có thể quản lý hoạt động khu vực diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.

  • Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn (Reception Head Waiter): Vị trí này có nhiệm vụ chính là tiếp nhận thông tin đặt bàn từ các nhân viên. Sau đó, thực hiện ghi chép lại yêu cầu của khách hàng như: số bàn, vị trí, số lượng khách,…. Ngoài ra, họ sẽ tìm hiểu và phục vụ thêm các dịch vụ khác mà khách hàng yêu cầu. Trưởng nhóm đặt bàn sẽ có trách nhiệm phối hợp với bộ phận lễ tân hay trưởng nhóm phục vụ nhằm giúp hướng dẫn các khách hàng tới vị trí bàn phù hợp.
  • Trưởng nhóm phục vụ bàn (Station Head Waiter): Đây là vị trí đảm nhận việc thực hiện giám sát nhân viên phục vụ tại phòng ăn. Trưởng nhóm sẽ chỉ dẫn công việc cho các nhân viên để chuẩn bị phục vụ khách hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.
vị trí trưởng nhóm f&b

Trưởng nhóm sẽ quản lý từng bộ phận nhỏ để hoạt động từng khu vực diễn ra hiệu quả

Nhóm phó

Vị trí này có nhiệm vụ chính là hỗ trợ cho nhóm trưởng đảm nhận việc phục vụ tốt hơn. Trong những trường hợp cần thiết, họ cũng sẽ thay thế và điều hành công việc của nhóm trưởng.

Đối với những công việc hàng ngày trong sảnh thì đây chính là hai vị trí chịu trách nhiệm cao nhất.

Nhân viên

Đối với các công việc của ngành Food and Beverage thì nhân viên chính là vị trí trực tiếp thực hiện các công việc và phục vụ khách hàng. Các vị trí nhân viên chi tiết của F&B là:

  • Nhân viên phục vụ rượu vang (Sommelier/Wine Waiter): Đây là vị trí nhân viên có nhiệm vụ chính là phục vụ đồ uống cho khách hàng. Các nhân viên làm ở vị trí này thường cần phải am hiểu các loại thức uống. Nhân viên cần nắm được thức uống nào phù hợp cho các món ăn ra sao và biết cách phục vụ khách hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.
  • Nhân viên trực bàn: Nhân viên trực bàn sẽ đứng phục vụ trực tiếp khi khách hàng dùng bữa. Họ chính là những người sẽ hỗ trợ khi khách hàng có yêu cầu, đồng thời phối hợp với nhà bếp để phục vụ các món ăn nhanh chóng mà không để khách hàng phải chờ đợi lâu.
  • Nhân viên chia đồ ăn: Đây là vị trí công việc của các nhân viên sử dụng xe đẩy để phục vụ đồ ăn tới những vị trí bàn khách hàng yêu cầu. Nhân viên ở vị trí này phải có sự nhanh nhẹn cũng như tư duy và sắp xếp đồ ăn hợp lý tránh đổ vỡ hay gây mất thẩm mỹ.
  • Nhân viên trực sảnh: Công việc chính của vị trí nhân viên trực sảnh phục vụ đồ uống vào buổi sáng, chiều trước mỗi bữa ăn. Tại các khách sạn có quy mô lớn thường sẽ có người hỗ trợ nhân viên trực sảnh vào buổi sáng và dọn dẹp.
  • Nhân viên trực tầng: Nhân viên ở vị trí này sẽ đảm nhận nhiệm vụ trực ở các tầng, nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng khi có nhu cầu đặc biệt như đồ ăn, thức uống.
  • Nhân viên lễ tân: Có nhiệm vụ đón tiếp khách hàng và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng về chi phí, vị trí phòng đặt, các dịch vụ khác như đặt vé, thuê xe,…
vị trí công việc ngành f&b

Các vị trí công việc trong ngành Food and Beverage

Triển vọng về nghề nghiệp của ngành F&B

Theo nghiên cứu về toàn cảnh ngành thực phẩm đồ uống tại Việt Nam, thì ngành Food and Beverage có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành đã kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực tăng theo.

Từ những vị trí tuyển dụng không yêu cầu nhiều kinh nghiệm như thu ngân, tiếp tân, nhân viên phục vụ,…cho đến các vị trí quản lý đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm như: quản lý, đầu bếp, bartender,…đều được các doanh nghiệp tuyển dụng liên tục.

Thực tế, những việc làm ngắn hạn trong ngành Food and Beverage là những việc làm dễ tìm nhất hiện nay. Vì thế, nếu như bạn thực sự yêu thích môi trường làm việc trẻ trung, năng động, nhiều thử thách thì những việc làm trong ngành F&B có thể sẽ hoàn toàn phù hợp với bạn.

triển vọng nghề nghiệp ngành f&b

Nhu cầu nhân lực trong ngành Food and Beverage đang có xu hướng tăng

Xem thêm: KCS là gì? Mô tả công việc, lộ trình thăng tiến và mức lương hiện nay

Tìm việc ngành Food and Beverage tại Vietnamwork

Ngành F&B tại Việt Nam hiện đang đang có hướng phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, F&B cũng đã ứng dụng và mang đến cho khách hàng những dịch vụ tiện ích hơn. Sự phát triển của ngành kéo theo nhu cầu tuyển dụng của các vị trí ngày tăng. Nhân lực trẻ cũng sẽ có nhiều cơ hội để theo đuổi và phát triển trong nghề hơn.

Để có thể tìm được cho mình việc làm F&B không quá khó khăn. Bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng nhanh chóng ngay tại VietnamWorks. Tại đây không chỉ các thông tin tuyển dụng ngành F&B nói riêng và các ngành nghề khác luôn được cập nhật mỗi ngày. Bạn chỉ cần nhập “Food and Beverage” tại box tìm kiếm và địa điểm cần tìm, tất cả các thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp sẽ hiện ra giúp bạn có thể lựa chọn một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể tạo hồ sơ xin việc ngay trên VietnamWorks theo mẫu chuyên nghiệp, nhanh chóng. Từ đó giúp kết nối bạn với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí bạn cần nhanh chóng hơn. Các thông tin việc làm sẽ được đăng tải liên tục, giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức hiệu quả.

Xem thêm: Làm Remote là gì? Ưu nhược điểm và xu hướng việc làm Remote 4.0

tìm việc F&B tại Vietnamwork

Tìm việc ngành Food and Beverage tại Vietnamwork

FAQ – Một số câu hỏi thường gặp về ngành F&B

Học gì để gia nhập vào ngành Food and Beverage?

Bạn đang có ý định theo ngành f and b nhưng chưa thực sự biết nên theo ngành học nào? Vậy thì những chương trình đào tạo dài hạn sẽ là sự lựa chọn đúng đắn dành cho bạn. Nó không chỉ giúp cung cấp cho bạn một tấm bằng cử nhân, hơn thế nữa còn là lượng kiến thức khủng ở nhiều khía cạnh của công việc để bạn có thể có điều kiện phát triển tốt nhất. Cụ thể như:

  • Ngành quản trị khách sạn
  • Ngành quản trị sự kiện
  • Ngành quản trị cung ứng Logistics
  • Ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Ngành quản trị du thuyền.

Trường nào đào tạo dài hạn chuyên ngành Food and Beverage dài hạn ở khu vực miền Bắc?

Ngành f&b là một ngành khá “hot” trong thời điểm hiện tại. Cùng với xu hướng đó, có không ít các trường đại học đào tạo thêm chuyên ngành này. Vậy đâu là trường đào tạo Food and Beverage ở miền Bắc uy tín, chất lượng nhất? Tham khảo ngay:

  • Trường đại học Kinh tế quốc dân.
  • Trường đại học Thành Đô.
  • Trường đại học Thủy Lợi.
  • Trường đại học công nghiệp Hà Nội.
  • Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
  • Trường đại học Đại Nam.

Những công ty nào kinh doanh fnb nổi tiếng hàng đầu thế giới?

Sau đây, VietnamWorks sẽ mách bạn top 4 thương hiệu fnb nổi tiếng hàng đầu thế giới hiện nay. Thống kê này được định giá bởi Công ty định giá thương hiệu Brand Finance công bố vào năm 2019.

  • Thương hiệu Starbucks: Nếu bạn là tín đồ “nghiện” cafe, chắc hẳn bạn không thể không biết tới thương hiệu này. Theo thống kê gần đây nhất, Starbucks đã soán ngôi vương của MCDonald’s giữ vai trò top đầu trong làng F&B.
  • Thương hiệu MCDonald’s: Thương hiệu này đứng ở vị trí thứ 2, nổi tiếng với chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh phủ sóng hơn 100 quốc gia trên thế giới.
  • Thương hiệu KFC: KFC là thương hiệu được sáng lập bởi Harland David Sanders – Một ông đại tá cháy hết mình với tình yêu ẩm thực. Với bao tâm huyết của mình, ông đã đưa thương hiệu KFC với các món từ gà vang danh trên khắp thế giới, xếp vị trí thứ 3 với giá trị thương hiệu cực lớn.
  • Thương hiệu Subway: Subway nổi tiếng với món Sandwich vô cùng đặc biệt, có phong cách riêng tạo được ấn tượng mạnh trong lòng thực khách nhiều năm qua. Cho đến nay thương hiệu này đã phát triển ra hơn 110 quốc gia, xếp vị trí thứ 4 với thị phần cực lớn.

Trên đây là những giải đáp của VietnamWorks về ngành Food and Beverage cùng triển vọng nghề nghiệp và cách tìm kiếm việc làm hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp giúp cho bạn trong việc tìm kiếm vị trí công việc phù hợp trong ngành F&B nhanh chóng hiệu quả hơn. Nhớ theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị hơn nhé!

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ có tác động nhất định đến tính cách và thái...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể hiện sự trung thực, trách nhiệm và góp phần tạo...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ tục quan trọng, giúp người lao động có cơ hội...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Nhân số học: Khám phá con số thái độ để biết tính cách & thái độ của bạn trong công việc

Với lĩnh vực nhân số học, nhiều người tin rằng con số chủ đạo sẽ...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Cam đoan về lý lịch của bản thân

Hướng dẫn viết cam đoan về lý lịch của bản thân đúng chuẩn

Cam đoan về lý lịch của bản thân là một văn bản quan trọng, thể...

Cách viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản chi tiết và mẫu đơn

Việc viết đơn xin đi làm sớm trước thời hạn thai sản là một thủ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers