adsads
Shutterstock 2230837041 1
Lượt Xem 3 K

Đừng nói xấu hay dính vào chuyện cá nhân của người khác

Bản chất “hai mặt” là điều tối kỵ nhưng cũng thường xuyên xảy ra ở nhiều tập thể, tổ chức làm việc, không chỉ ở chốn công sở. Bản chất ganh ghét, đố kị nhau luôn hiện hữu và có tính lây lan trong cộng đồng, nhất là ở chị em phụ nữ. Bên ngoài họ thể hiện sự thân thiết, tử tế nhưng đằng sau lưng lại cố gắng đặt điều nói xấu nhằm hạ thấp giá trị của bạn và nâng giá trị của họ lên.

Để tránh né và bảo vệ bản thân khỏi những thông tin thất thiệt từ các cô bạn đồng nghiệp, bạn nên chân thành với tất cả mọi người. Sự chân thành có thể không đổi lấy được chân thành nhưng đó là cách sống đẹp và là cơ sở để người khác tin tưởng bạn chứ không phải những lời đồn đại. Quan sát đủ nhiều để biết ai là những người có khả năng nói xấu người khác và đừng quá thân thiết quá mức với họ. 

Chuyện riêng tư, những điều bí mật chỉ nên được chia sẻ với những người đã gắn bó với bạn đủ lâu, đủ nhiều và thực sự bên cạnh bạn. Nếu không, chẳng mấy chốc, những bí mật đó có thể được “buôn” khắp nơi, khắp mọi người và trở thành trò đùa của họ nếu bí mật đó không mấy hay ho.

Giữ hoà khí không phân biệt đối xử một ai, đừng quá thân với chị A, cũng đừng quá phòng tránh chị B. Điều này có thể làm cho chị B có ấn tượng không tốt với bạn và tìm cách dìm bạn.

Thật vậy, đôi khi cách tốt nhất để tránh drama công sở là giữ bản thân mình không dính dáng, liên can đến nó ngay từ đầu. Ngay khi trực giác mách bảo bạn đây là một vấn đề nhạy cảm, nan giải thì hãy dừng và tránh né càng xa càng tốt. Cụ thể, lấy ví dụ, nếu giữa các đồng nghiệp của bạn có xung đột và chi phe, hãy tránh xa để bản thân không trở thành một trong số họ và bị tấn công bởi phe còn lại. Đồng thời, những chuyện cá nhân của người khác hiển nhiên không nên là vấn đề bạn nên tò mò hay tìm hiểu. Chuyện công và tư cần được phân biệt rõ ràng để đảm bảo hiệu suất làm việc tốt nhất.

Luôn giữ trạng thái trung lập

Drama tạo nên bè phái, vô cùng khắc nghiệt, không kém gì cuộc chiến “hậu cung” thời xa xưa. Luôn giữ trạng thái trung lập giúp bạn thoát khỏi những khó xử trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, tiết kiệm được thời gian “tám chuyện” và cảm xúc “tiêu cực” cho vấn đề. Tâm lý “a dua” hay chạy theo một phe phái nào đó để không bị bỏ rơi là tâm lý khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn cũng là một cá thể bản lĩnh và lý trí, đừng để mọi người kéo bạn vào trong hố sâu của những thú vui không lành mạnh ấy.

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến là cách mà một người lãnh đạo cần ở những nhân viên của mình, và cả ở họ. Một khi bạn không can dự hay dính líu đến bất kỳ tranh luận, cãi vả nào, bạn hiển nhiên sẽ không bị làm phiền hay soi mói.

Xử lý như thế nào trước "The bè lũ" chốn công sở

Buôn năng lực chứ đừng buôn dưa lê

8 tiếng trên văn phòng là 8 tiếng với công việc, KPI và những bài học. Đó là quá trình bạn trau dồi bản thân, đóng góp cho công ty và chứng tỏ năng lực của mình. Hãy để mục tiêu sự nghiệp lên hàng đầu và bỏ qua những cám dỗ, những thú vui ngoài lề có thể khiến bạn xao nhãng.

Hãy buôn năng lực chứ đừng buôn dưa lê. Tập trở thành một người có bản lĩnh, có lý trí và cảm xúc lành mạnh sẽ hỗ trợ rất nhiều trong chất lượng cuộc sống tinh thần và sức khỏe. Trong những giờ nghỉ giải lao và có cuộc trò chuyện với đồng nghiệp mình, thay vì kể về chị A, anh B, hãy chia sẻ về những sở thích cá nhân, những câu chuyện hạnh phúc hay kỉ niệm của mình trong cuộc sống, trong công việc. Điều này vừa giúp bạn tránh xa khỏi drama, vừa định hình và lựa chọn được mối quan hệ lành mạnh phù hợp với mình. 

Nghe thôi đừng bình luận

Nếu việc lắng nghe drama là không thể tránh khỏi với việc gặp gỡ nhau 5 ngày, mỗi ngày 8 tiếng trên công ty, bạn cũng cần biết cách chắt lọc thông tin nhận được và có thái độ hợp lý đối với các cô bạn đồng nghiệp “ham kể” của mình.

Khi bạn đặt trong trường hợp không thể nào không nghe chuyện của người khác, vậy hãy cứ nghe. Tuy nhiên, bình phẩm hay phán xét là một điều cần được ngăn cấm. Không ai có quyền nhận xét đánh giá người khác từ góc nhìn của bản thân vì điều đó khá phiến diện và thiếu sự tinh tế. Bí kíp “nghe thôi đừng bình luận” còn có thể giúp bạn né được kha khá drama vận vào người. Biết giới hạn và kìm hãm trí tò mò của bản thân sẽ giúp bạn tránh khỏi những “lỡ lời” hay “hoạ từ miệng mà ra” – cội nguồn của hàng tỷ tỷ drama khác.

Nếu drama liên quan đến bạn, hãy khôn khéo giải quyết nó. Đừng dùng sự căng thẳng và lý lẽ để giải quyết vấn đề. Hít thở sâu và giữ bình tĩnh, không có vấn đề gì không thể giải quyết. Bằng cách này hoặc cách khác, khúc mắt có thể được tháo gỡ hoặc êm dịu, chỉ cần bạn bình tĩnh.

Giữ miệng và để miệng làm những điều có lợi hơn là những thú vui drama công sở. Đừng là đầu bè của bất kỳ thị phi nào và cũng đừng là tác nhân thúc đẩy bất kỳ thị phi nào. Drama là không thể tránh khỏi, nhưng với tầm nhìn xa và cách ứng xử khéo léo, bạn sẽ tránh được căng thẳng leo thang và kiếm được giải pháp khắc phục.

Xem thêm: Ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ, cái giá phải trả là gì?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers