adsads
Shutterstock 2144544363 4
Lượt Xem 20 K

Ký hợp đồng thử việc rồi nghỉ, có sao không?

Theo quy định tại Điều 27 Bộ Luật Lao động năm 2019, kết thúc thời gian thử việc nếu người lao động được đánh giá là không đạt thì hợp đồng thử việc đã ký sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, nhiều người trong thời gian thử việc nhận thấy bản thân không hợp với công việc, văn hóa doanh nghiệp hoặc môi trường làm việc nên muốn xin nghỉ việc. Nhưng họ lại không biết liệu điều này có được hay không.

Tại khoản 2 điều 27 của bộ luật Lao động đã chỉ rõ “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”. Vì thế, sau khi ký hợp đồng thử việc, bạn hoàn toàn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra do việc chấm dứt thử việc.

Thế nhưng các chuyên gia khuyên rằng, nếu cảm thấy không phù hợp và muốn nghỉ, bạn nên lịch sự báo trước với quản lý thời gian nghỉ. Điều này không chỉ mang lại sự chuyên nghiệp cho bản thân mà còn xây dựng mối quan hệ tốt với doanh nghiệp. Bởi trong một vòng tròn các doanh nghiệp cùng ngành nghề, khi tự ý nghỉ việc ngang không báo trước, nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng không tốt về bạn. Vô tình hay cố ý, việc bạn cố ý nghỉ ngang có thể bị “phát tán” ra ngoài ảnh hưởng không tốt đến bản thân bạn khi ứng tuyển tại các đơn vị khác.

Bạn hãy ứng xử một cách khéo léo để nâng cao giá trị của bản thân nhé. Bạn có thể gọi điện trực tiếp người phụ trách hướng dẫn để thông báo về chuyện nghỉ việc; hoặc gửi email xin nghỉ việc và trình bày lý do một cách khôn khéo, trong email cần cc người phụ trách hướng dẫn và bộ phận nhân sự.

Khi nào nên xin nghỉ sau khi ký hợp đồng thử việc?

Sau khi ký hợp đồng thử việc, nếu trải nghiệm thực tế cho thấy bạn không phù hợp với vị trí công việc, bạn có thể xin nghỉ.

Môi trường làm việc không chuyên nghiệp

Trong bản tuyển dụng, các doanh nghiệp thường “thổi phồng” hình ảnh của mình bằng các cụm từ như: “văn phòng làm việc xịn sò”, “tinh thần làm việc chuyên nghiệp”, “đề cao quyền lợi nhân viên”… để chiêu mộ ứng viên. Tuy nhiên, khi đi làm bạn mới thấy thực tế không giống như vậy: đồng nghiệp không hợp tác, tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới” diễn ra,… Nếu những điều này ảnh hưởng đến bạn, bạn có thể xin nghỉ việc trong thời gian này. 

Khối lượng công việc quá lớn

Rất nhiều trường hợp nhân viên thử việc bị nhân viên lâu năm đẩy hết công việc khiến khối lượng công việc vượt quá thời gian và công sức. Có nhiều người cả nể hoặc tồn tại suy nghĩ người mới phải chịu đựng áp lực này mới được lên làm nhân viên chính thức. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng, bạn cần biết công việc của mình là gì, khối lượng là bao nhiêu, không nên nhận quá nhiều việc ngoài trách nhiệm của bản thân trong giai đoạn training.

Không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp

Khi thử việc, bạn có thể phát hiện ra rằng văn hóa doanh nghiệp không phù hợp với bạn. Đó có thể là nhiều quy định, nghi thức quá bất cập, hoạt động tập thể ít, phong cách làm việc không chuyên nghiệp, quá cạnh tranh,… Nếu không phù hợp, bạn có thể xin nghỉ sau khi ký hợp đồng thử việc.

Không thể hòa đồng với đồng nghiệp

Đây cũng là lý do mà nhiều người nghỉ việc trong giai đoạn training. Nguyên nhân có thể đến từ hai phía. Có thể là do bạn chưa đủ tự tin để thân thiết với mọi người. Hoặc cũng có thể là do mọi người không thiện chí, tình trạng ma cũ bắt nạt ma mới vẫn diễn ra.

Nếu nguyên nhân từ phía cá nhân, bạn nên cố gắng để hòa đồng với mọi người thay vì xin nghỉ. Còn nếu nguyên nhân từ đồng nghiệp, bạn cần xem xét kỹ liệu mình có thật sự thoải mái và được tôn trọng khi làm việc ở đây hay không.

Nghỉ sau khi ký hợp đồng thử việc có được trả lương không?

Trong thời gian thử việc, bạn có quyền nghỉ việc mà không cần phải bồi thường cho doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ trả tiền lương cho bạn đi làm trong thời gian thử việc. Mức lương này được thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng thử việc, thông thường là 85% mức lương của nhân viên chính thức.

Hiện nay, có nhiều công ty quy định thử việc không lương. Vì thế, bạn nên xác định rõ ràng vấn đề này trong khi phỏng vấn để tránh những tranh cãi, hiểu lầm về sau.

hợp đồng thử việc rồi nghỉ là quyết định ít người mong muốn nhất. Vì thế, bạn nên tìm việc làm ở các trang tuyển dụng uy tín, tìm hiểu chi tiết bản mô tả công việc để tìm được công việc và môi trường làm việc phù hợp nhất.

Xem thêm: Làm gì khi gặp nhân viên thiếu chính kiến?

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers