adsads
Untitled design 49
Lượt Xem 7 K

Được thăng tiến trong công việc luôn là mưu cầu chính đáng của bất kì ai. Và để đạt được điều đó, bạn cần biết cách tạo dựng một mối quan hệ thật tốt với sếp, đồng thời cần phải khéo léo trong việc tiến cử bản thân để sếp thấy được rằng bạn xứng đáng có một vị trí cao hơn trong công ty cùng mức thù lao tốt hơn.

 

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi tiến cử bản thân?

Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần phải chứng tỏ với sếp rằng mình là người có thực lực, hiểu rõ, hoàn thành tốt và luôn đặt ra tiêu chuẩn cao cho công việc mình được giao phó. Ngoài ra, hãy luôn nhiệt tình và hăng hái, sẵn sàng đảm nhận bất cứ việc gì để tạo niềm tin từ sếp, cho sếp thấy rằng bạn là người có tâm huyết với công ty.

Làm thế nào để nói với sếp "Sếp ơi, em muốn thăng tiến"

Không nên tỏ thái độ không tốt đối với cấp trên hoặc với đồng nghiệp. Công sở là một môi trường phức tạp và những mâu thuẫn, những cãi vả, những buổi nói xấu sau lưng nhau là điều không thể tránh khỏi. Đừng để bản thân bị cuốn vào những tiêu cực không đáng có đó. Ngược lại, bạn cũng không nên có những lời nói, cử chỉ mang tính nịnh nọt, nâng đỡ đối với sếp vì với một người sếp thực sự công tâm, điều đó chỉ càng khiến họ cảm thấy có ác cảm hơn với bạn mà thôi.

 

Khi nào nên đề xuất cho bản thân?

Lựa chọn thời điểm thích hợp để thổ lộ nguyện vọng được thăng tiến với sếp cũng là điều cần được lưu ý. Tất nhiên, sẽ là thiếu khôn ngoan nếu chọn lúc sếp đang căng thẳng vì công việc nặng nề, công ty đang gặp khó khăn, hoặc sếp đang có những vấn đề cá nhân như gia đình, bạn bè thì chắc chắn đề xuất của bạn sẽ gặp trở ngại rất lớn. Thay vào đó, hãy lựa chọn lúc sếp đang cảm thấy thoải mái hoặc khi bạn vừa hoàn thành tốt một dự án nào đó cho công ty. Như thế thì sếp sẽ có đánh giá khách quan và có lợi cho bạn nhất.

Giờ thì bạn đã xác định được thời điểm thích hợp để đề xuất thăng chức với sếp rồi. Vậy thì cách diễn đạt và trình bày cũng sẽ quan trọng không kém đấy. Hãy nhấn mạnh và làm bật lên những ưu điểm của bản thân, những lợi ích bạn đã đem lại cho công ty trong suốt thời gian vừa qua, đồng thời đừng cố che đậy những khiếm khuyết của mình mà hãy thành thật nhìn nhận cùng với lời hứa sẽ khắc phục những hạn chế ấy. Như thế sẽ cho sếp thấy rằng bạn là người có suy nghĩ chín chắn, khách quan. Nếu sếp từ chối thì đừng tỏ thái độ tiêu cực hoặc không hài lòng. Thay vào đó, hãy nỗ lực hơn trong công việc và lựa chọn thời điểm thích hợp để đề đạt lại.

Làm thế nào để nói với sếp "Sếp ơi, em muốn thăng tiến"

Cuối cùng, đừng lãng phí những dịp họp mặt, những buổi tiệc liên hoan trong công ty. Đây là dịp không thể tốt hơn để bạn thắt chặt mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp đấy. Hãy luôn vui vẻ và chủ động trò chuyện với họ, quan tâm đến những sở thích cá nhân của họ, lắng nghe và chia sẻ về những câu chuyện đời của họ. Như thế, không những sếp sẽ có ấn tượng tốt với bạn hơn mà cả các đồng nghiệp cũng sẽ ủng hộ bạn hơn trong việc thăng tiến đấy. Vì trước khi quyết định thăng tiến cho bất cứ cá nhân nào, cấp trên thường sẽ lấy ý kiến từ các đồng nghiệp xung quanh người đó để tham khảo. Hãy chắc rằng mình và đồng nghiệp là những người bạn tốt của nhau. Khi đó bạn sẽ nhận được sự hậu thuẫn và tín nhiệm to lớn từ họ đấy!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi chần chừ chưa dám rời bỏ môi trường làm việc toxic. Hãy để VietnamWorks mách bạn TOP “thời điểm vàng” tốt nhất để nhảy việc giúp sớm tìm được cơ hội việc làm mới ưng ý hơn!

Không thích công ty cũ, cái giá khi tìm việc 9 tháng mãi chưa xong

Chỉ vì chán việc hoặc không thích công ty cũ mà nhiều người sẵn sàng nhảy việc trong bối cảnh thị trường lao động đầy biến động như hiện nay. Cái giá phải trả cho quyết định bồng bột đó là tình trạng thất nghiệp kéo dài, thậm chí có người tìm việc 9 tháng mãi chưa xong. Nếu bạn cũng đang chán ngán công ty và đang nhen nhóm ý định nghỉ việc thì nên tham khảo ngay bài viết này!

Nửa năm thất nghiệp, tôi ước gì mình biết điều này sớm hơn

Con người ta thường cầu mong sự an nhàn ổn định nhưng lại quên mất đi yếu tố cốt lõi, rằng chỉ có năng lực ổn định mới giữ được chỗ đứng ổn định. Chẳng may thất nghiệp “dài hơi” thế này tôi mới nhận ra nhiều điều quan trọng mà ước gì bản thân có thể biết được sớm hơn.

Bài Viết Liên Quan

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang chán việc và phân vân không biết có nên đổi việc hay không thì hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết có nên nhảy việc cuối năm không thì tham khảo ngay bài viết này nhé. VietnamWorks sẽ phân tích cụ thể những cơ hội và rủi ro giúp bạn chọn được quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với bản thân.

Áp lực thất nghiệp còn kéo dài: Khi nào là thời điểm tốt nhất để nhảy việc?

Chán ngán công ty hiện tại nhưng lại sợ rủi ro khi nhảy việc? Áp lực thất nghiệp kéo dài khiến nhiều người cứ mãi chần chừ chưa dám rời bỏ môi trường làm việc toxic. Hãy để VietnamWorks mách bạn TOP “thời điểm vàng” tốt nhất để nhảy việc giúp sớm tìm được cơ hội việc làm mới ưng ý hơn!

Không thích công ty cũ, cái giá khi tìm việc 9 tháng mãi chưa xong

Chỉ vì chán việc hoặc không thích công ty cũ mà nhiều người sẵn sàng nhảy việc trong bối cảnh thị trường lao động đầy biến động như hiện nay. Cái giá phải trả cho quyết định bồng bột đó là tình trạng thất nghiệp kéo dài, thậm chí có người tìm việc 9 tháng mãi chưa xong. Nếu bạn cũng đang chán ngán công ty và đang nhen nhóm ý định nghỉ việc thì nên tham khảo ngay bài viết này!

Nửa năm thất nghiệp, tôi ước gì mình biết điều này sớm hơn

Con người ta thường cầu mong sự an nhàn ổn định nhưng lại quên mất đi yếu tố cốt lõi, rằng chỉ có năng lực ổn định mới giữ được chỗ đứng ổn định. Chẳng may thất nghiệp “dài hơi” thế này tôi mới nhận ra nhiều điều quan trọng mà ước gì bản thân có thể biết được sớm hơn.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers