adsads
Lượt Xem 410

1. Lo lắng về tình hình tài chính cá nhân:

Tình hình tài chính cá nhân có thể trở thành một vấn đề nan giải vì nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống và quá trình tìm kiếm việc làm. Khi sự ổn định tài chính bị đe dọa, bạn sẽ gặp phải áp lực lớn trong quá trình tìm kiếm các cơ hội việc làm mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Việc không biết chắc chắn rằng mức lương và các phúc lợi mới sẽ đáp ứng được các nhu bản thân có thể tạo ra sự lo lắng và bất ổn khi đi xin việc mới. Thêm vào đó, khi đàm phán về mức lương mới, người xin việc cần phải quan tâm đến khía cạnh tài chính cá nhân để có thể đưa ra yêu cầu hợp lý và đảm bảo mức lương đủ để duy trì cuộc sống và đáp ứng các cam kết tài chính hiện tại.

2. Không chắc chắn về mục tiêu nghề nghiệp mới:

Không chắc chắn về mục tiêu nghề nghiệp mới có thể trở thành một vấn đề nan giải khi đi xin việc mới vì nó ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc và tạo áp lực tâm lý lớn cho người tìm việc. 

Khi bạn không chắc chắn về mục tiêu nghề nghiệp của mình, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xác định hướng đi cụ thể và tập trung vào việc tìm kiếm cơ hội phù hợp cho bản thân. Thêm vào đó, sự không chắc chắn này có thể tạo ra stress và lo lắng, gây ảnh hưởng đến tâm lý và tư duy, điều này có thể làm suy giảm hiệu suất và tự tin trong quá trình xin việc mới.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

3. Không nắm rõ về tình hình thị trường lao động

Khi không nắm rõ về tình hình thị trường lao động, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xác định hướng đi nghề nghiệp cụ thể và tập trung vào việc tìm kiếm cơ hội phù hợp. Thông tin về tình hình thị trường lao động giúp người tìm việc hiểu rõ vị trí mà họ đang xin và cách thức để phát triển kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với nhu cầu thị trường.

Business people working together on project. Men and women sitting on huge arrow, analyzing diagrams flat vector illustration. Achievement, company, teamwork concept

Nếu không nắm bắt được tình hình, bạn sẽ không biết rõ về mức lương trung bình và các phúc lợi tại thị trường lao động để đàm phán mức lương một cách hiệu quả và hợp lý. Khi bạn hiểu rõ thị trường điều này sẽ giúp bạn tìm việc tự tin hơn trong việc tìm kiếm và xin việc mới, từ đó tạo ra kế hoạch chiến lược hơn cho quá trình tìm việc

4. Thiếu kết nối trong việc mở rộng mạng lưới tuyển dụng

Khi thiếu kết nối trong mạng lưới tuyển dụng, bạn có thể khó có cơ hội tiếp cận các thông tin việc làm và cơ hội nghề nghiệp mới từ việc quen biết với người khác. Kết nối mang lại cơ hội tiếp cận các thông tin tuyển dụng nội bộ hoặc thông tin việc làm không công khai, giúp bạn có cơ hội xin việc ở những vị trí không được công bố ra công chúng.

Kết nối với những người có kinh nghiệm trong ngành nghề hay công ty cụ thể giúp bạn tìm việc được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình xin việc, từ đó nâng cao cơ hội thành công. Một mạng lưới quan hệ mạnh mẽ cung cấp cơ hội cho người tìm việc để tạo ấn tượng tích cực với nhà tuyển dụng thông qua sự giới thiệu từ người quen.

5. Lo lắng về buổi phỏng vấn

Buổi phỏng vấn quyết định việc có được nhận vào làm hay không, điều này tạo áp lực và lo lắng đến tâm lí của bạn. Bạn sẽ có thể lo lắng vì bạn cảm thấy thiếu tự tin và không tin tưởng vào khả năng của mình trong buổi phỏng vấn.

Friendly partners handshaking at group meeting thanking for successful teamwork

Buổi phỏng vấn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng trả lời câu hỏi một cách tự tin, điều này có thể tạo nên áp lực và lo lắng. Điều này có thể làm bạn sợ sự đánh giá từ phía người tuyển dụng, sự thiếu tự tin có thể làm giảm sự ấn tượng tích cực đối với nhà tuyển dụng, khiến họ có thể không đánh giá đúng khả năng và phẩm chất của bạn khi đi xin việc. Hãy cố gắng bình bình tĩnh và tìm hiểu kĩ càng càng thông tin hơn để tự tin trả lời các câu hỏi phỏng vấn, nó sẽ giúp cho bạn tạo được ấn tượng tốt đối với người tuyển dụng

6. Lo lắng về môi trường làm việc mới

Việc chuyển đổi sang môi trường làm việc mới mang theo sự không chắc chắn về cuộc sống và công việc, điều này có thể khiến người xin việc cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Một môi trường làm việc mới đòi hỏi sự thích nghi với vai trò, nhiệm vụ và đồng nghiệp, điều này có thể tạo ra cảm giác lo lắng về việc xây dựng quan hệ chốn công sở mới và không biết liệu bạn có thể hòa nhập và làm việc hiệu quả với đồng nghiệp mới hay không. Sự áp lực để thành công trong vai trò mới cũng có thể tạo ra lo lắng và sợ hãi.

Hãy tự tin trong những gì mình mang lại và kỹ năng mà bạn sở hữu sẽ giúp bạn vượt qua lo lắng về môi trường làm việc mới. Thêm vào đó, bạn hãy kết nối với người có kinh nghiệm trong ngành nghề mới và tìm kiếm sự hỗ trợ, lời khuyên và thông tin có thể giúp bạn tự tin hơn trong quá trình thay đổi đấy

Bằng cách nhận biết và đối mặt với những điều nan giải trên một cách chủ động và tự tin, bạn có thể chuẩn bị tốt cho hành trình tìm kiếm công việc mới và tạo ra cơ hội mới cho sự phát triển và tiến bộ trong sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công nhé!

 

Xem thêm:“Anh/chị sẽ liên lạc với em sau” và 4 dấu hiệu cho thấy hồ sơ của bạn đang nằm trong “đội dự bị” với nhà tuyển dụng

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những vấn đề "nhạy cảm" nào bạn hoàn toàn có quyền từ chối trả lời trong lúc phỏng vấn

Trước khi bước vào bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, mỗi người đều có quyền và nên được tôn trọng quyền riêng tư của mình....

Bị nhà tuyển dụng "bắt bài" điểm yếu trong lúc phỏng vấn và cách xử lý

Câu hỏi về điểm yếu luôn nằm trong top những câu hỏi thường gặp nhất trong vòng phỏng vấn. Đây không chỉ là câu hỏi...

Lỡ deal lương "hớ" với nhà tuyển dụng, phải xử lý thế nào?

Deal lương với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn đòi hỏi ứng viên cần phải có sự chuẩn bị, tìm hiểu kỹ lưỡng và...

Tra cứu mức lương hiện tại, tham khảo ngay báo cáo lương của VietnamWorks

Để tăng tính hiệu quả khi “deal” lương với nhà tuyển dụng, ứng viên cần phải đảm bảo nắm rõ mức lương chung của thị...

Hướng dẫn sử dụng tính năng tạo thông báo việc làm để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào

Dù các nền tảng tìm việc đang phát triển ngày càng nhiều nhưng ứng viên vẫn đang vất vả tìm kiếm công việc mong muốn,...

Bài Viết Liên Quan

Những vấn đề "nhạy cảm" nào bạn hoàn toàn có quyền từ chối trả lời trong lúc phỏng vấn

Trước khi bước vào bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, mỗi người đều có quyền...

Bị nhà tuyển dụng "bắt bài" điểm yếu trong lúc phỏng vấn và cách xử lý

Câu hỏi về điểm yếu luôn nằm trong top những câu hỏi thường gặp nhất...

Lỡ deal lương "hớ" với nhà tuyển dụng, phải xử lý thế nào?

Deal lương với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn đòi hỏi ứng viên cần...

Tra cứu mức lương hiện tại, tham khảo ngay báo cáo lương của VietnamWorks

Để tăng tính hiệu quả khi “deal” lương với nhà tuyển dụng, ứng viên cần...

Hướng dẫn sử dụng tính năng tạo thông báo việc làm để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào

Dù các nền tảng tìm việc đang phát triển ngày càng nhiều nhưng ứng viên...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers