Tại sao cần tạo động lực làm việc cho nhân viên?
Một môi trường làm việc thân thiện, phù hợp sẽ tạo điều kiện thúc đẩy khả năng của đội ngũ nhân viên. Từ đó giúp gia tăng năng suất lao động và đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp. Vì thế, việc tạo động lực làm việc cho nhân viên đóng vai trò không thể thiếu cho sự phát triển của công ty.
Tuy nhiên để hoàn thành được điều này cũng không hề dễ dàng, nhà quản lý cần phải sử dụng phương pháp đúng đắn, nhờ vậy mới giúp các thành viên cùng nỗ lực, phấn đấu hơn trong công việc và đạt được mục tiêu đề ra. Khi công ty tạo động lực làm việc cho nhân viên, họ sẽ cố gắng để vượt qua được rào cản giới hạn của bản thân, góp phần duy trì, phát triển vào lợi ích chung.
Xem thêm:
- Bật mí cách tạo động lực cho bản thân tốt hơn mỗi ngày
- Những stt hay về cuộc sống giúp bạn có thêm động lực
Tóm lại, Cho dù công ty hiện đang đang trên đà phát triển hay dẫn đầu đường đua, ở mọi cấp độ thì động lực làm việc của nhân viên vẫn đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, công ty còn có thể thu hút, lôi kéo và giữ chân được nhiều nhân tài hơn.
13 Cách tạo động lực làm việc cho nhân viên
Nếu nhân viên không có động lực sẽ khiến cho tình hình kinh doanh và doanh thu giảm sút, tác động tiêu cực đến công ty. Do đó, nhà quản lý có thể tham khảo một số cách tạo động lực làm việc cho nhân viên phổ biến như sau:
1 Công nhận sự nỗ lực của nhân viên
Là một người quản lý, bạn hãy nhớ luôn có sự công nhận dành cho nhân viên về hiệu quả công việc, khi đó, các nhân viên sẽ thấy rằng họ được trân trọng và xứng đáng với những nỗ lực mà họ đã bỏ ra. Sẽ chẳng có ai cho đi mãi mà không nhận được bất kỳ sự ghi nhận nào. Bạn có thể tạo động lực cho nhân viên bằng cách này thông qua việc khen ngợi, tuyên dương nhân viên hàng tuần hoặc hàng tháng. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chương trình dành cho nhân viên cũng như trao tặng phần thưởng tháng để khuyến khích họ như: Một món quà, khen thưởng nhân viên có thành tích nhất tháng.
2 Đãi ngộ công bằng
Rất nhiều nhân viên quan tâm đến sự công bằng trong các đãi ngộ của công ty, điều này thể hiện đầu tiên ở việc thanh toán tiền lương nhân viên. Bởi ai đi làm cũng đều muốn có tiền lương cao, bạn phải đưa ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người. Khi đó các nhân viên sẽ xác định rõ mục tiêu về thu nhập và tự mình có động lực, kế hoạch để đạt được mục tiêu đã đề ra cũng như buộc nhân viên phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà nhà quản lý đã vạch ra. Ngoài ra, các nhà quản lý cần đưa ra các đãi ngộ về lương, thưởng rõ ràng, công khai và công bằng cho các nhân viên từ cũ đến mới, từ cấp cao đến cấp thấp.Cách tạo động lực cho nhân viên này tuy đơn giản nhưng thực sự mang lại hiệu quả cao, góp phần tối ưu hiệu suất lao động cũng như tạo động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.
3 Lắng nghe nhân viên
Trong công việc hay cuộc sống, kỹ năng lắng nghe luôn cần thiết, từ việc lắng nghe để hiểu nhau hơn, bạn sẽ hiểu những mối bận tâm của nhân viên sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của mỗi người. Vì vậy, các nhà quản lý cần tạo điều kiện cho nhân viên chia sẻ suy nghĩ, ý tưởng của riêng mình, nhà quản lý cần cần biết lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của từng nhân viên để có những giải pháp phù hợp trong công việc. Lắng nghe, tập trung và tôn trọng nhu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực cho nhân viên mà còn tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả cũng như tạo được mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa nhân viên và cấp quản lý.
4 Tạo điều kiện phát triển bản thân cho nhân viên
Mỗi cá nhân đều luôn mong muốn được học hỏi và phát triển bản thân, vì thế, để tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả đó là tổ chức đào tạo nhân sự cho nhân viên thường xuyên. Với những kỹ năng được trang bị, đào tạo sẽ giúp các nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn đồng thời luôn mang đến cho nhân viên cơ hội phát triển bản thân. Để nâng cao kỹ năng cho nhân viên, bạn có thể tổ chức các buổi họp cung cấp tài liệu, nguồn lực để họ tự nghiên cứu học tập, hoặc tổ chức các đợt tập huấn để giúp họ phát triển năng lực được hiệu quả hơn.
5 Tạo môi trường làm việc năng động
Môi trường làm việc tác động rất lớn đến năng suất lao động của nhân viên, nếu làm việc trong một môi trường toxic, sẽ dẫn đến sự căng thẳng và chán nản của nhân viên khi làm việc vì vậy, nhiệm vụ của các nhà quản lý đó là phải giải phóng áp lực và căng thẳng cho nhân viên. Hãy cố gắng xây dựng môi trường làm việc tích cực, các cá nhân có sự tương tác, hỗ trợ lẫn nhau để mang đến cảm giác thoải mái, tin tưởng và công ty như là ngôi nhà thứ hai đối với họ. Ngoài ra, để tạo một môi trường làm việc năng động hãy tạo ra các hoạt động nhằm khuyến khích tinh thần cho nhân viên của mình, các nhà quản lý có thể tổ chức các hoạt động giải trí ngay trong giờ làm như: Tổ chức quiz, trò chơi giữa giờ… Những hoạt động giải lao này không chỉ làm giảm bớt căng thẳng mà còn thúc đẩy nhân viên tập trung tinh thần làm việc.
Ngoài ra, bạn có thể tạo động lực cho nhân viên bằng việc tạo cơ hội cho nhân viên làm mới, trang trí lại chỗ làm việc cá nhân cũng như văn phòng, tạo không gian thoải mái, tươi mới, thúc đẩy tinh thần làm việc mỗi ngày cho nhân viên như: trang trí góc làm việc với cây xanh, bình nước, cốc…vừa thể hiện một lối sống xanh đem đến không gian lành mạnh đồng thời kích thích sự sáng tạo của nhân viên. Bằng các hình thức này, bạn có thể giữ cho nhân viên của mình luôn hứng khởi, có tinh thần cao độ khi họ làm việc cũng như thư giãn.
6 Chia sẻ và góp ý chân thành với nhân viên
Việc áp dụng các hình thức kỷ luật quá cứng nhắc đối với mọi lỗi lầm trong một doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Từ đó, họ không thể thoải mái đưa ra các ý kiến sáng tạo của bản thân để đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Vì vậy, hãy lắng nghe, quan sát, tìm hiểu những vấn đề, đồng thời góp ý chân thành về những lỗi lầm, vấn đề mà nhân viên đang gặp phải. Bởi điều này không chỉ mang đến cảm giác thoải mái, gần gũi trong môi trường làm việc mà còn tạo động lực làm việc cho nhân viên.
7 Khuyến khích làm việc nhóm
Nhằm nâng cao năng suất của công việc, các nhà quản lý thường khuyến khích, tạo cơ hội để các thành viên kết hợp với nhau. Nhờ đó giúp bù trừ, phát huy hết thế mạnh của từng cá nhân. Không chỉ vậy, trên cùng một vấn đề thì khi làm việc nhóm, nhân viên có thể dựa trên nhiều góc nhìn khác nhau để rèn luyện năng lực, đồng thời đề ra được phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.
8 Phân quyền cho nhân viên hợp lý
Việc phân quyền trong phạm vi cho phép là một cách để tạo động lực làm việc cho nhân viên. Điều này không những giúp nâng cao trách nhiệm, ý thức của nhân sự, mà còn giúp cho họ có cơ hội để phát huy hết năng lực và tham vọng của bản thân. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu chung mà công ty đã đề ra.
9 Chế độ lương thưởng hợp lý
Khoản thu nhập luôn mà một trong những tiêu chí hàng đầu của người lao động. Vì vậy, căn cứ vào năng lực, cống hiến của nhân viên mà chi trả lương thưởng phù hợp sẽ mang đến lợi ích cho cả người lao động và công ty.
Công ty ghi nhận những giờ tăng ca, thành tích của nhân sự khi hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu bằng những khoản lương tương ứng. Từ đó, nhân viên sẽ cảm thấy những công sức của họ là xứng đáng và có thêm động lực trong công việc. Đây cũng chính là cách giúp thu hút và giữ chân nguồn nhân tài sau này.
10 Có lộ trình thăng tiến rõ ràng
Không ai muốn dậm chân tại chỗ, vì thế có lộ trình thăng tiến rõ ràng cũng là một cách để tạo động lực làm việc cho nhân viên. Xác định mục tiêu, tìm hiểu tham vọng trong sự nghiệp của nhân viên và đưa ra những lời khuyên để họ có thể đạt được điều đó. Thông qua các cuộc trò chuyện trong nhóm, tạo cơ hội thăng tiến sẽ giúp nhân viên tin tưởng và nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển của công ty.
11 Duy trì giao tiếp tích cực
Tìm hiểu những gì nhân viên mong muốn, mục đích làm việc là một cách giao tiếp hiệu quả giữa nhà quản lý và cấp dưới. Thứ mà nhân viên cần và sẽ có được từ công việc là gì, điều này sẽ tác động tích cực đến tinh thần cũng như động lực làm việc của họ. Bên cạnh đó, ngoài việc để nhân viên tự khám phá công việc của mình, bạn cũng cần dẫn dắt hướng đi và lý do của mỗi nhiệm vụ. Bởi lẽ một khi nhân viên hiểu rõ thì họ sẽ kiểm soát, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc hơn.
12 Tạo điều kiện cho nhân viên dẫn dắt một số cuộc họp quan trọng
Mặt khác, để tạo động lực làm việc cho nhân viên, các nhà quản lý nên tạo điều kiện cho họ dẫn dắt các cuộc họp, thảo luận quan trọng. Một khi nhân viên được dẫn dắt một cuộc hội thoại, hội nghị nào đó, họ sẽ cảm thấy những đóng góp, kiến nghị của mình được tôn trọng và có khả năng trở thành hiện thực.
13 Thường xuyên xây dựng các chương trình đào tạo
Doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình đào tạo để nhân viên có thể học tập và trau dồi chuyên môn của bản thân. Một khi kỹ năng chuyên môn được trang bị đầy đủ thì nhân viên sẽ mang lại hiệu suất cao hơn trong công việc. Từ đó tạo ra nhiều doanh thu và cải thiện tình hình phát triển cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhân viên cảm thấy được coi trọng và những cống hiến của bản thân được đền đáp xứng đáng thì cũng sẽ suy nghĩ gắn bó lâu dài hơn. Vì vậy, thông thường các nhân sự ưu tú sẽ có cơ hội tham gia các khóa học phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng để trở thành lực lượng nòng cốt cho doanh nghiệp.
Việc tạo động lực làm việc cho nhân viên không chỉ nhằm thúc đẩy năng suất lao động mà còn là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài; đòi hỏi sự nỗ lực của cả nhà quản lý. Với các cách tạo động lực cho nhân viên, VietnamWorks hy vọng sẽ giúp bạn có chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả góp phần trong quá trình phát triển doanh nghiệp của mình.
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.