• .
adsads
dinh gia co phieu bang phuong phap chiet khau dong tien dcf
Lượt Xem 14 K

Kể từ khi thị trường chứng khoán (TTCK) ra đời và phát triển đến nay, vấn đề định giá cổ phiếu đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của rất nhiều nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp và nhà kinh tế học. Đứng trên góc độ đầu tư, việc định giá cổ phiếu giúp xác định giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu để đưa ra quyết định mua và bán. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, việc định giá cổ phiếu sẽ giúp xác định giá trị của doanh nghiệp và xác định chi phí huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu.

Khi lựa chọn phương pháp để định giá cổ phiếu, các nhà đầu tư, nhà quản lý thường gặp rất nhiều khó khăn bởi số lượng rất lớn của các phương pháp định giá hiện có và độ phức tạp khác nhau giữa chúng. Tuy nhiên, không có một phương pháp nào phù hợp nhất cho mọi tình huống. Mỗi cổ phiếu là khác nhau và mỗi ngành hoặc lĩnh vực có những đặc điểm riêng biệt yêu cầu sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau.

Một trong những phương pháp định giá phổ biến nhất là phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF – Discounted Cash Flow Method), theo đó giá trị nội tại của cổ phiếu được ước tính bằng cách chiết khấu các dòng tiền dự kiến trong tương lai về giá trị hiện tại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các mô hình chiết khấu dòng tiền DCF.

1. Mô hình chiết khấu cổ tức (DDM – Dividend discount model)

Dòng tiền rõ ràng và dễ thấy nhất là cổ tức (dividends) vì đây là dòng tiền trực tiếp đến nhà đầu tư, ở đây chi phí vốn cổ phần (cost of equity) được sử dụng làm tỷ lệ chiết khấu. Mô hình DDM này rất khó áp dụng cho các doanh nghiệp không trả cổ tức trong thời kỳ doanh nghiệp đang tăng trưởng cao, hoặc hiện đang trả cổ tức rất hạn chế vì họ đang có những cơ hội đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiện, lợi thế của mô hình DDM này là rất hữu ích khi định giá một doanh nghiệp đã trưởng thành, có hoạt động ổn định mà ở đó giả định sự tăng trưởng cổ tức tương đối ổn định trong dài hạn là phù hợp (cụ thể: ứng dụng mô hình tăng trưởng Gordon – Gordon Growth Model, một mô hình DDM nổi tiếng).

2. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do doanh nghiệp (FCFF discount model)

Dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF – Free Cash Flow to the Firm), là dòng tiền còn lại sau khi trừ thuế, chi phí hoạt động, chi tiêu vốn và đầu tư bổ sung vốn lưu động thuần. Do đây là dòng tiền dành cho tất cả những người có quyền đối với tài sản doanh nghiệp (bao gồm cổ đông, cổ đông cổ phiếu ưu đãi, trái chủ, …) nên tỷ lệ chiết khấu được sử dụng ở đây là chi phí vốn bình quân gia quyền của doanh nghiệp (WACC – Weighted Average Cost of Capital). Đây là một mô hình rất hữu ích khi so sánh các doanh nghiệp có cấu trúc vốn đa dạng vì thông qua mô hình chúng ta sẽ xác định được giá trị doanh nghiệp, sau đó trừ đi giá trị của các nghĩa vụ tài chính để xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

3. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do vốn cổ phần (FCFE discounted model)

Dòng tiền thứ ba có thể sử dụng là dòng tiền tự do của vốn cổ phần (FCFE – Free Cash Flow to Equity), là dòng tiền còn lại cho cổ đông phổ thông sau khi FCFF trừ đi các khoản thanh toán nghĩa vụ với chủ nợ và cổ đông ưu đãi. Do FCFE dành cho cổ đông phổ thông nên tỷ lệ chiết khấu ở đây là chi phí vốn cổ phần.

(Để tham khảo một template mô hình định giá DCF, bạn có thể download tại đây)

Ưu điểm và hạn chế của các mô hình định giá cổ phiếu DCF

  • Ưu điểm của các mô hình DCF này là không giống như các phương pháp định giá khác, DCF dựa vào dòng tiền tự do – được coi là một phương pháp đáng tin cậy giúp loại bỏ ảnh hưởng của các chính sách kế toán chủ quan. Nó cung cấp ước tính gần nhất về giá trị nội tại của cổ phiếu, được xem xét là phương pháp định giá hợp lý nhất nếu nhà phân tích tự tin vào các giả định của mình. Nó cho phép sự linh hoạt lớn trong việc thay đổi các số liệu doanh thu và chi phí, … dẫn đến sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng của dòng tiền theo thời gian. Chúng ta có thể ước tính dòng tiền cho từng năm bằng cách xây dựng báo cáo tài chính dự kiến (pro forma statement) cho mỗi năm và ước tính tỷ lệ tăng trưởng cho dòng tiền.
  • Hạn chế với các mô hình chiết khấu dòng tiền này là chúng rất phụ thuộc vào hai yếu tố đầu vào quan trọng: (1) dự báo dòng tiền (về tốc độ tăng trưởng và thời gian tăng trưởng) và (2) ước tính tỷ lệ chiết khấu. Một thay đổi nhỏ ở một trong hai giá trị này có thể có tác động đáng kể đến giá trị ước tính.

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tính toán giá trị cổ phiếu theo DCF là việc dự báo một chuỗi các dòng tiền trong tương lai. Có một số vấn đề cố hữu với việc dự báo thu nhập và dòng tiền có thể tạo ra vấn đề với phân tích DCF. Phổ biến nhất là sự không chắc chắn trong việc dự báo tốc độ tăng trưởng dòng tiền mỗi năm (đưa ra các giả định sai lầm, không chắc chắn về doanh thu, giá vốn, chi phí hoạt động, chi tiêu vốn, đầu tư vốn lưu động, kế hoạch tài chính,…). Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp cần xây dựng dự báo dòng tiền dựa trên nhiều kịch bản khác nhau từ xấu đến tốt và tổng hợp một mô hình dự báo dòng tiền cơ bản bằng cách áp dụng tính xác suất cho mỗi kịch bản dự báo đó.

Về thời gian dự báo dòng tiền, các mô hình DCF thường sử dụng các ước tính trong khoảng 5-10 năm. Các nhà phân tích có thể dự đoán chính xác về dòng tiền cho năm hiện tại và năm sau, nhưng rõ ràng khả năng dự báo thu nhập và dòng tiền sẽ giảm đi nhanh chóng trong những năm tiếp theo. Hơn nữa, dự báo dòng tiền trong một năm có thể sẽ chủ yếu dựa vào kết quả của các năm trước. Các giả định dù nhỏ nhưng sai lầm trong vài năm đầu tiên của mô hình có thể dẫn tới sự không chính xác rất lớn trong việc dự báo dòng tiền trong những năm tiếp theo.

Cuối cùng, việc ước tính tỷ lệ chiết khấu phụ thuộc vào các dạng mô hình khác nhau (ví dụ đối với chi phí vốn cổ phần, chúng ta có thể sử dụng Mô hình Định giá tài sản vốn – Capital Asset Pricing Model). Các dạng mô hình này cũng được sử dụng dựa trên rất nhiều giả thuyết, do đó có thể không hoạt động tốt trong nhiều trường hợp.

Kết luận về mô hình định giá cổ phiếu DFC

Các mô hình DCF được áp dụng phổ biến ở những TTCK phát triển, nơi thường có đầy đủ thông tin lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính, rủi ro của doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, với sự phát triển của TTCK Việt Nam gần đây cùng với việc dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp và hệ thống tiêu chuẩn kế toán ngày càng hoàn thiện, công tác dự phóng dòng tiền ngày càng chính xác… do đó, các mô hình trong phương pháp DCF này ngày càng được ứng dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, xin nhắc lại, phương pháp DCF này cũng như nhiều phương pháp định giá khác đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, vì vậy không có một phương pháp, mô hình nào là hoàn hảo. Tại Việt Nam, trong các báo phân tích chuyên sâu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ phiếu của các doanh nghiệp thường được định giá theo nhiều phương pháp khác nhau và mức giá xác định cuối cùng thường là mức giá trung bình từ kết quả có được của mỗi phương pháp, có tính đến trọng số của mức giá được nhà phân tích cho là tin cậy hơn.

GIỚI THIỆU CHUỖI BÀI VIẾT KỸ NĂNG CHUYÊN NGÀNH ĐỘC QUYỀN TỪ ACCA – HIỆP HỘI KẾ TOÁN CÔNG CHỨNG ANH QUỐC:

Với mục tiêu trở thành trang thông tin hữu ích giúp người tìm việc trong mọi ngành nghề nắm bắt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thăng tiến trong công việc, HR Insider cho ra đời chuyên mục Kỹ Năng Chuyên Ngành. Trong chuyên mục này, HR Insider kết hợp với ACCA – Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc gửi đến bạn những bài viết độc quyền đến từ các hội viên là các chuyên gia hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng…, cung cấp kiến thức và kỹ năng phù hợp nhất với những người đang làm việc trong các chuyên ngành này. Mời bạn tiếp tục đón đọc những bài viết hữu ích khác của HR Insider và ACCA trong thời gian tới.

ƯU ĐÃI DÀNH RIÊNG CHO BẠN ĐỌC HR INSIDER:

Cơ hội có 1-0-2 để bạn nhận được những ưu đãi hấp dẫn nhất khi đăng ký các khóa học kế toán / kiểm toán / quản lý tài chính của ACCA. Đăng ký ngay tại nút dưới đây để sớm trở thành những độc giả may mắn nhất của HR Insider!

 

— HR Insider / Theo ACCA —

Xem thêm các công việc ngành Tài Chính/Đầu Tư hấp dẫn tại www.vietnamworks.com

adsads

Bài Viết Liên Quan

Chuyên viên tư vấn tài chính là gì? 5 Kỹ năng một chuyên viên tư vấn

Chuyên viên tư vấn tài chính đang là nghề hot với mức lương hấp dẫn được rất nhiều ứng viên muốn tìm kiếm cơ hội. Để hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc của chuyên viên tư vấn tài chính là gì? Cần có những kỹ năng gì? Cùng VietnamWorks tìm kiếm câu trả lời trên để bạn có nền tảng vững chắc theo đuổi ngành nghề này nhé! 

pexels lukas 590041 1200 scaled

Index fund là gì? Những tiêu chí cần quan tâm khi chọn quỹ chỉ số

Hình thức đầu tư chỉ số Index fund là một cách thức đầu tư khá phổ biến tại các quốc gia Châu u, trong đó có Mỹ và Anh. Những năm gần đây, hình thức đầu tư này đang ngày càng được giới đầu tư Việt Nam biết tới. Thông qua bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ trả lời các câu hỏi Index fund là gì? Cần quan tâm những tiêu chí gì khi chọn quỹ chỉ số, cách thức hoạt động như thế nào,...

shutterstock 1557304532

Trở thành giao dịch viên ngân hàng cần yếu tố nào?

Nếu muốn thi tuyển để trở thành một giao dịch viên ngân hàng, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần phải tìm hiểu về nghề, các công việc cần làm và các kỹ năng cần thiết để dễ dàng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

shutterstock 2196606119

Kế toán thuế là gì? Vai trò và công việc của một kế toán thuế?

Kế toán thuế là một trong những ngành “HOT” với mức thu nhập hấp dẫn được nhiều bạn trẻ theo đuổi hiện nay. Đây cũng là vị trí quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt và duy trì sự ổn định trong khuôn khổ quản lý của pháp luật. Vậy kế toán thuế là gì? Công việc của một kế toán thuế là gì? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

shutterstock 2160774609 4 1 scaled

Bạn có hợp với nghề Kế toán?

Kế toán luôn là ngành có điểm đầu vào thuộc top cao tại các trường đào đại học, cao đẳng kinh tế. Dù công việc áp lực nhưng mức lương thưởng của nghề này lại vô cùng hấp dẫn. Bạn đang muốn dẫn thân vào nghề kế toán nhưng liệu đã bao giờ bạn nghiêm túc tìm câu trả lời nghề kế toán làm gì? Nghề kế toán cần những gì? Và nghề kế toán có thực sự phù hợp với bạn chưa?

Bài Viết Liên Quan

Chuyên viên tư vấn tài chính là gì? 5 Kỹ năng một chuyên viên tư vấn

Chuyên viên tư vấn tài chính đang là nghề hot với mức lương hấp dẫn được rất nhiều ứng viên muốn tìm kiếm cơ hội. Để hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc của chuyên viên tư vấn tài chính là gì? Cần có những kỹ năng gì? Cùng VietnamWorks tìm kiếm câu trả lời trên để bạn có nền tảng vững chắc theo đuổi ngành nghề này nhé! 

pexels lukas 590041 1200 scaled

Index fund là gì? Những tiêu chí cần quan tâm khi chọn quỹ chỉ số

Hình thức đầu tư chỉ số Index fund là một cách thức đầu tư khá phổ biến tại các quốc gia Châu u, trong đó có Mỹ và Anh. Những năm gần đây, hình thức đầu tư này đang ngày càng được giới đầu tư Việt Nam biết tới. Thông qua bài viết dưới đây, VietnamWorks sẽ trả lời các câu hỏi Index fund là gì? Cần quan tâm những tiêu chí gì khi chọn quỹ chỉ số, cách thức hoạt động như thế nào,...

shutterstock 1557304532

Trở thành giao dịch viên ngân hàng cần yếu tố nào?

Nếu muốn thi tuyển để trở thành một giao dịch viên ngân hàng, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần phải tìm hiểu về nghề, các công việc cần làm và các kỹ năng cần thiết để dễ dàng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

shutterstock 2196606119

Kế toán thuế là gì? Vai trò và công việc của một kế toán thuế?

Kế toán thuế là một trong những ngành “HOT” với mức thu nhập hấp dẫn được nhiều bạn trẻ theo đuổi hiện nay. Đây cũng là vị trí quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt và duy trì sự ổn định trong khuôn khổ quản lý của pháp luật. Vậy kế toán thuế là gì? Công việc của một kế toán thuế là gì? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

shutterstock 2160774609 4 1 scaled

Bạn có hợp với nghề Kế toán?

Kế toán luôn là ngành có điểm đầu vào thuộc top cao tại các trường đào đại học, cao đẳng kinh tế. Dù công việc áp lực nhưng mức lương thưởng của nghề này lại vô cùng hấp dẫn. Bạn đang muốn dẫn thân vào nghề kế toán nhưng liệu đã bao giờ bạn nghiêm túc tìm câu trả lời nghề kế toán làm gì? Nghề kế toán cần những gì? Và nghề kế toán có thực sự phù hợp với bạn chưa?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers