• .
Lượt Xem 123

1. Nghề tổ chức sự kiện là gì?

Nghề tổ chức sự kiện là ngành tổ chức, thực hiện các công việc cho chương trình, sự kiện diễn ra từ lúc hình thành ý tưởng cho tới khi kết thúc.

Ngành tổ chức sự kiện bao gồm nhiều lĩnh vực như: cá nhân, xã hội, kinh doanh, giải trí được triển khai theo các hình thức như: Roadshow, hội nghị, họp báo, lễ hội hay triển lãm… với mục đích cuối cùng là truyền bá, truyền tải thông điệp cốt lõi tới số đông khán giả.

Một số hình thức tổ chức sự kiện phổ biến hiện nay như: lễ ra mắt, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mới; hội nghị, hội thảo; khai trương; hội chợ, triển lãm; Sự kiện giải trí, gameshow; Họp báo, thông cáo báo chí…

2. Vì sao nghề này chưa bao giờ hết “hot”?

Hiện nay, nhiều trường Đại học không chỉ đào tạo chuyên môn mà còn triển khai nhiều hoạt động thực tế tạo môi trường hoạt động ngoại khóa năng động cho sinh viên. Từ cái nôi đó, nhiều bạn trẻ đã yêu thích, lựa chọn nghề tổ chức sự kiện là định hướng nghề nghiệp của bản thân. Từ đó, có thể thấy nhu cầu tuyển dụng và tìm việc làm ngành nghề này chưa bao giờ hết “hot” trên thị trường. Lý do tại sao?

Ánh hào nhoáng bên ngoài

Một số chuyên gia lâu năm trong nghề đã đưa ra nhận định rằng, sự hào nhoáng của nghề và lòng yêu thích sự phù phiếm đã khiến nhiều bạn trẻ đã lựa chọn ngành này mà quên mất đây là nghề của sự cực nhọc, của áp lực, là nghề của những bữa ăn bỏ quên và nhiều đêm mất ngủ.

Theo chuyên gia Bill Nguyễn – người đã có 15 năm làm trong lĩnh vực Tổ chức sự kiện, là chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông và sự kiện cho các nhãn hàng lớn trong nước và quốc tế như: Unilever, Mercedes-Benz,… chia sẻ: “Nhiều bạn trẻ đã nghĩ rằng làm nghề event là sẽ được làm các show ca nhạc hoành tráng thường thấy trên TV, được gặp gỡ nhiều ca sĩ, diễn viên thần tượng nổi tiếng, được cầm bộ đàm, micro điều khiển và sắp xếp mọi nhân sự trong event….” Đây chính là những thứ ánh sáng phù phiếm khiến nhiều bạn trẻ lựa chọn nghề này khi chưa thực sự hiểu rõ những góc khuất, những khó khăn ẩn sau đó. 

Cơ hội việc làm lớn

Nhu cầu tuyển dụng ngành tổ chức sự kiện trên thị trường là rất lớn. Vì thế, cơ hội việc làm sau khi ra trường của các bạn sinh viên cực kỳ rộng mở. 

  • Người tổ chức sự kiện – Event Planner: Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho sự kiện, từ khâu lên ý tưởng, chủ đề tổng quan cho tới những quyết định về địa điểm, hậu cần và ngân sách,… 
  • Điều phối viên sự kiện – Event Coordinator: Đây là vị trí quan trọng có nhiệm vụ sắp xếp giúp sự kiện, chương trình diễn ra suôn sẻ, đúng kịch bản đề ra và đạt được kết quả tốt nhất. Các điều phối viên sự kiện phải theo dõi sát sao nhân viên trong sự kiện để đảm bảo các khâu đều hoạt động hiệu quả và gắn kết.
  • Người quản lý sự kiện – Event Manager: Vị trí này sẽ thay mặt khách hàng và chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh của sự kiện được tổ chức. Nhiệm vụ của vị trí việc làm này trong nghề tổ chức sự kiện bao gồm từ việc lên ý tưởng, lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện sự kiện một cách chu toàn nhất.
  • Nhà tổ chức triển lãm – Exhibition Organiser: Nhiệm vụ của vị trí việc làm này tương tự như công việc của một nhà tổ chức sự kiện. Sự khác biệt cơ bản hình thức và địa điểm tổ chức là hội chợ và triển lãm.
  • Người trang trí sân khấu – Stage Decoration: Là những người chịu trách nhiệm thiết kế bố cục sân khấu cho sự kiện, bao gồm: sắp xếp đạo cụ, trang trí sân khấu,… đảm bảo phù hợp với chủ đề của sự kiện và làm cho sân khấu nổi bật giữa các yếu tố trang trí khác của địa điểm.
  • Người tổ chức đám cưới – Wedding Planner: Là người lập kế hoạch đám cưới giúp khách hàng trong việc tổ chức đám cưới, họ có thể đảm nhận toàn bộ công việc từ việc lập danh sách khách mời đến quyết định chủ đề đám cưới, thực đơn và các công việc hậu cần khác.
  • Quản lý Hậu cần – Logistics Manager: Là người chịu trách nhiệm quản lý việc vận chuyển thiết bị, khách mời và các công tác hậu cần cần thiết khác cho sự kiện.

Thu nhập hấp dẫn

Mức lương của nghề tổ chức sự kiện sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yêu cầu công việc, ngành nghề tổ chức, kinh nghiệm, trình độ học vấn và vị trí địa lý. Theo Glassdoor, mức thu nhập trung bình của các vị trí tổ chức và quản lý sự kiện sẽ dao động trong khoảng 50.000 USD – 60.000 USD/ năm.

Ngoài mức lương cứng nhận được tại các doanh nghiệp, những người làm nghề tổ chức sự kiện còn có thể kiếm thêm thu nhập thông qua việc nhận lương ngoài giờ, tiền hoa hồng từ khách hàng, công tác phí cho mỗi sự kiện khác nhau. Sau nhiều năm có kinh nghiệm và danh tiếng, bạn có thể nhận lập kế hoạch hoặc tư vấn tổ chức sự kiện ngoài để gia tăng thu nhập. 

Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến cũng là yếu tố thu hút nhiều người lựa chọn nghề này. Thông thường, sau khoảng 5 năm kinh nghiệm trong nghề với sự trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm bạn có thể thăng tiến lên vai trò quản lý hoặc trưởng phòng tổ chức sự kiện. 

Với những thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nghề tổ chức sự kiện. Qua đó, cung cấp thêm những định hướng mới về nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó là những thông tin về nhiều ngành nghề khác luôn được cập nhật mỗi ngày trên website của chúng tôi, bạn hãy thường xuyên truy cập để được cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích mới mỗi ngày nhé!

Xem thêm: Marketing In-house, chuyện chưa kể của người làm Marketing

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Bài Viết Liên Quan

Sử dụng Micro Influencer để tạo sức ảnh hưởng cho chiến dịch

Bạn có chất lượng nội dung tốt? Bạn sử dụng thành thạo công cụ Marketing, chạy quảng cáo? Bạn có nhắm trúng đối tượng là khách hàng mục tiêu? Tất cả những yếu tố trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu chiến dịch không thể chạm tới được tệp khách hàng để lan tỏa thông điệp của mình. Và cách hiệu quả để tất cả điều đó trở nên có ý nghĩa, đó là sử dụng Micro Influencer. Vậy làm sao để sử dụng Micro Influencer để tạo sức ảnh hưởng cho chiến dịch một cách hiệu quả? Hãy cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời

Ngoài một CV đẹp thì trả lời phỏng vấn tốt là điều kiện tiên quyết giúp bạn tiến gần hơn đến công việc yêu thích. Đặc biệt, với ngành Marketing, phỏng vấn tốt là tấm vé chắc chắn để bạn trúng tuyển. Vậy làm sao để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp với nhà tuyển dụng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời nhé!

Đâu là công thức cho một chiến dịch TikTok thành công?

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Nhưng hiện nay, Tik Tok lại lên ngôi và thu hút sự chú ý của giới trẻ nhiều hơn. Sự xuất hiện của kênh xã hội mới mẻ này sẽ tạo nên nhiều thách thức cho các marketer. Liệu có một công thức nào cho một chiến dịch TikTok thành công?

Marketing In-house, chuyện chưa kể của người làm Marketing

Marketing in-house đề cập đến việc hoạt động Marketing của một doanh nghiệp được thực hiện hầu hết bởi nhân sự nội bộ của doanh nghiệp ấy, có rất ít sự hỗ trợ của đội ngũ Agency bên ngoài. Đồng nghĩa với các hoạt động Marketing như lên kế hoạch, sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng,... đều được đội ngũ marketing đảm nhiệm. Khác với Agency, là các công ty quảng cáo chuyên thực hiện chiến dịch truyền thông theo yêu cầu, đội ngũ Marketing in-house chỉ tập trung vào những hoạt động truyền thông liên quan đến nhãn hiệu và ngành hàng của mình.

Những sai lầm "chết người" dẫn đến sự thất bại của 1 chiến dịch Marketing

Marketing là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, bất kể bạn đang hoạt động trong lĩnh vực hay ngành hàng gì. Khi được thực hiện một cách chính xác và bài bản, marketing có thể nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của bạn, định vị công ty của bạn trong tâm trí khách hàng và cuối cùng, đem đến những khách hàng tiềm năng và doanh số cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải lúc nào chiến dịch Marketing cũng hoạt động một cách hiệu quả. Trong bài viết này sẽ kể ra những lỗi sai cơ bản khi triển khai một chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Bài Viết Liên Quan

Sử dụng Micro Influencer để tạo sức ảnh hưởng cho chiến dịch

Bạn có chất lượng nội dung tốt? Bạn sử dụng thành thạo công cụ Marketing, chạy quảng cáo? Bạn có nhắm trúng đối tượng là khách hàng mục tiêu? Tất cả những yếu tố trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu chiến dịch không thể chạm tới được tệp khách hàng để lan tỏa thông điệp của mình. Và cách hiệu quả để tất cả điều đó trở nên có ý nghĩa, đó là sử dụng Micro Influencer. Vậy làm sao để sử dụng Micro Influencer để tạo sức ảnh hưởng cho chiến dịch một cách hiệu quả? Hãy cùng bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời

Ngoài một CV đẹp thì trả lời phỏng vấn tốt là điều kiện tiên quyết giúp bạn tiến gần hơn đến công việc yêu thích. Đặc biệt, với ngành Marketing, phỏng vấn tốt là tấm vé chắc chắn để bạn trúng tuyển. Vậy làm sao để chuẩn bị tốt cho cuộc gặp với nhà tuyển dụng này? Hãy cùng tìm hiểu ngay những câu hỏi phỏng vấn marketing thường gặp và cách trả lời nhé!

Đâu là công thức cho một chiến dịch TikTok thành công?

Chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các trang mạng xã hội như Facebook hay Instagram. Nhưng hiện nay, Tik Tok lại lên ngôi và thu hút sự chú ý của giới trẻ nhiều hơn. Sự xuất hiện của kênh xã hội mới mẻ này sẽ tạo nên nhiều thách thức cho các marketer. Liệu có một công thức nào cho một chiến dịch TikTok thành công?

Marketing In-house, chuyện chưa kể của người làm Marketing

Marketing in-house đề cập đến việc hoạt động Marketing của một doanh nghiệp được thực hiện hầu hết bởi nhân sự nội bộ của doanh nghiệp ấy, có rất ít sự hỗ trợ của đội ngũ Agency bên ngoài. Đồng nghĩa với các hoạt động Marketing như lên kế hoạch, sáng tạo nội dung, chạy quảng cáo, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng,... đều được đội ngũ marketing đảm nhiệm. Khác với Agency, là các công ty quảng cáo chuyên thực hiện chiến dịch truyền thông theo yêu cầu, đội ngũ Marketing in-house chỉ tập trung vào những hoạt động truyền thông liên quan đến nhãn hiệu và ngành hàng của mình.

Những sai lầm "chết người" dẫn đến sự thất bại của 1 chiến dịch Marketing

Marketing là hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, bất kể bạn đang hoạt động trong lĩnh vực hay ngành hàng gì. Khi được thực hiện một cách chính xác và bài bản, marketing có thể nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của bạn, định vị công ty của bạn trong tâm trí khách hàng và cuối cùng, đem đến những khách hàng tiềm năng và doanh số cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một sự thật là không phải lúc nào chiến dịch Marketing cũng hoạt động một cách hiệu quả. Trong bài viết này sẽ kể ra những lỗi sai cơ bản khi triển khai một chiến dịch Marketing mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.