adsads
Untitled design 315
Lượt Xem 2 K

Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh là một kỹ năng cần thiết giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc sống mà ai cũng cần phải biết đấy!

 

1. Nắm rõ kỹ năng đàm phán để làm gì? 

  • Giống như trước khi bước vào một cuộc chiến, bạn phải xác định được mục tiêu của mình là gì, thì khi bước vào bàn đàm phán bạn cũng cần vạch rõ đâu là những điều mình cần phải đạt được và chỉ khi đạt được điều đó thì mới kết thúc đàm phán.
  • Bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình đàm phán, bởi bạn sẽ biết được đâu là những điều có thể nhượng bộ, đâu là những điều nhất định phải đạt được để đảm bảo quyền lợi của mình. 
  • Cũng có đôi lúc, cuộc đàm phán sẽ đi theo những hướng khác ngoài tầm kiểm soát. Chẳng hạn, bạn dự tính nhất định phải đạt được A, có thể nhường B, nhưng nếu đối phương đề nghị nhận B+ và từ bỏ A, và điều này không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu của bạn, thì rõ ràng có thể kết thúc đàm phán trong “thắng lợi”. 

 

2. Hãy chuẩn bị thật kỹ mọi thứ trước đàm phán: 

  • Một trong những kỹ năng đàm phán cần thiết khác đó là “ Biết người biết ta – trăm trận trăm thắng “ . 
  • Bạn phải thật sự nhạy bén trong việc nhận biết được mục tiêu của đối phương. Bởi lẽ, cũng như đã phân tích, đối phương cũng sẽ có những điều có thể và không thể nhượng bộ. Biết được những điều này bạn sẽ có những phương án “tác chiến” thích hợp để giành được kết quả cao nhất.
  • Giám đốc tiếp thị của công ty đào tạo quản lý kinh doanh  và bán hàng The Mdina Partnership nói. “ Bạn biết khách hàng của bạn, những gì họ muốn và những câu hỏi nào bạn cần hỏi.”  Bước đầu tiên để hiểu những gì là động lực của đối tác bạn đàm phán và đâu là điểm họ ưu tiên. 

 

3. Dùng kỹ năng đàm phán để thuyết phục người khác như thế nào? 

Hãy tạo dựng niềm tin

  • Người ta thường cảnh giác khi nhận thấy ai đó đang cố làm thay đổi suy nghĩ của họ. Do vậy, chiếm niềm tin của mọi người là điều quan trọng nhất. Hãy cho họ thấy rằng tại sao họ nên lắng nghe bạn. 
  • Bạn phải biết rằng bạn đang nói cái gì và chứng minh rằng những điều bạn nghĩ là đúng.

Đưa ra cả mặt không tốt của vấn đề

  • “Mẹo đàm phán” ở đây là nhấn mạnh những mặt không tốt của vấn đề và so sánh chúng với những mặt tốt, càng làm điều này càng làm bạn có vẻ công bình và hợp lý hơn so với người khác. 
  • Hãy giải thích những mặt tốt sẽ đem đến những lợi ích như thế nào. Nhưng đừng bao giờ nói dối về những cái không tốt, bởi vì khi người ta phát hiện ra mánh khóe lừa bịp của bạn, họ sẽ không hài lòng. Dĩ nhiên, họ sẽ không tin bạn nữa .

Kích thích uy tín cá nhân

  • Mọi người thường nghe theo những ý kiến của các chuyên gia. Nếu một chuyên gia nói ra điều gì đó thì điều ấy sẽ là sự thật. 
  • Vì thế, bạn hãy sử dụng điều ấy, hãy trích dẫn ý kiến của những chuyên gia nào đấy phù hợp với vấn đề bạn nêu ra. Những ý kiến ấy sẽ nâng tầm vấn đề của bạn hơn.

Đây là thương trường chứ không phải chiến trường nhé!

  • Hiểu rõ điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn hiểu rõ một trong những kỹ năng đàm phán trong kinh doanh quan trọng. Bởi lẽ, khái niệm “win-win” (mọi người cùng thắng) đang ngày càng trở nên phổ biến trên thương trường. 
  • Một cuộc đàm phán kết thúc tốt đẹp không nhất định (và cũng không nên) là một cuộc đàm phán phải có kẻ thắng người thua. 
  • Kinh doanh hiện đại ngày nay đang dần chú trọng quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, vì mục tiêu cùng có lợi nhuận, và, “chiến thắng” của người này không nhất định phải xây trên “thất bại” của người khác.

 

4. Những gợi ý giúp bạn tăng sức thuyết phục của bản thân khi đàm phán:

Tự tin là chìa khóa quan trọng nhất 

  • Bạn hãy tự tin vào chính mình trước khi bạn thuyết phục người khác. Nếu bạn có bất cứ những nghi ngờ nào đấy, nó sẽ bộc lộ ra bên ngoài. 
  • Bạn phải là đồng minh của chính mình một cách cao nhất, vấn đề của bạn sẽ càng có sức thuyết phục.

Hãy là người thú vị

  • Nếu bạn cứ nói chuyện bằng một cái giọng đều đều với những tiếng “ừm”, bạn sẽ khiến người đối diện phát chán đấy ! 
  • Hãy thuyết trình thật hùng hồn để làm vấn đề của bạn trở nên thú vị. Hãy tác động những giác quan của họ càng nhiều càng tốt. 
  • Một cử chỉ ấn tượng cũng sẽ có những tác động tích cực đến bài văn hùng biện.

Thuyết phục nhưng vẫn phải có logic nhé

  • Mọi người luôn nghĩ rằng họ có lý. Logic luôn được đánh giá cao. 
  • Bạn hãy sử dụng thì hiện tại, sử dụng cấu trúc “nếu… thì” nhiều một chút nhé !

Hãy rèn luyện kỹ năng ngoại giao bên cạnh kỹ năng đàm phán

  • Bạn hãy “tấn công” đối tác của bạn một cách đúng nghĩa: nói chuyện bằng một ngữ điệu đích thực, đừng la hét hay lấn át họ. 
  •  Bạn muốn mình có lý chứ không phải tranh luận nảy lửa với họ. Ngay cả khi bạn đúng, họ cũng cảm thấy bực bội. 
  • Bạn sẽ giữ được sự tôn trọng của mọi người nếu bạn cũng tôn trọng họ.

Trên đây chỉ là một số điều bạn có thể rèn luyện để có một kỹ năng đàm phán thật tốt để dễ dàng thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. 

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers