adsads
Shutterstock 2113170011
Lượt Xem 8 K

Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là môi trường làm việc, sẽ rất khó khăn nếu bạn gặp vấn đề về giao tiếp công sở. Bởi bạn sẽ gắn bó với nó ít nhất 8 giờ liên tiếp, gặp gỡ, làm việc và cùng trò chuyện với rất nhiều đồng nghiệp, nên nếu bạn cư xử không đúng, bạn sẽ vướng phải những rắc rối không đáng có. Ngược lại, nếu bạn nắm được những kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ đạt được những quả ngọt không ngờ.

Tại sao bạn cần phải giao tiếp tốt ở công sở?

Kỹ năng giao tiếp ở chốn công sở giúp bạn xây dựng được hình ảnh ấn tượng trong tổ chức, từ đó giúp những ý kiến, phát ngôn của bạn được nhiều người lắng nghe hơn và bạn sẽ dễ dàng nhận được sự trợ giúp để hoàn thành công việc ở mức tốt nhất.

Ngoài ra, việc giao tiếp công sở còn giúp có thêm nhiều mối quan hệ từ bạn bè, đồng nghiệp, đối tác, cấp trên… Bạn sẽ khám phá ra được những ưu điểm, cơ hội tốt trong nghề nghiệp. Từ đó, cải thiện năng suất và chất lượng công việc, bạn sẽ giải tỏa được căng thẳng, áp lực và yêu mến môi trường làm việc hơn.

3 điều cần tránh khi giao tiếp công sở

Không lấy ngoại hình người khác làm trò đùa

Để bạn có được sự hoàn hảo trong giao tiếp công sở, điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ chính là không nên lấy ngoại hình của người khác ra làm trò đùa. Dù bạn không cố ý hay cố ý để gây ấn tượng, thể hiện sự hài hước của mình, cũng không được phép. Bởi bạn sẽ làm tổn thương người được nhắc đến, tạo một khoảng cách giữa bạn và họ, đồng thời cũng khiến những người xung quanh khó chịu, e dè vì biết đâu người tiếp theo được bạn đem ra cười cợt chính là họ. Vì vậy, hãy là người văn minh, khéo léo, suy nghĩ thật kỹ điều mình sẽ nói và làm chủ lời nói của mình.

Không đặt điều nói xấu, bôi nhọ đồng nghiệp, cấp trên

Muốn được mọi người tôn trọng, yêu quý ở nơi công sở, bạn tuyệt đối không được bịa đặt, bôi nhọ cấp trên, đồng nghiệp. Đây chính là điều tối kị ở bất kỳ môi trường nào. Dù có mâu thuẫn, bất đồng ra sao, bạn nên thẳng thắn trình bày và tìm cách giải quyết hoặc góp ý với họ. Khi bạn bịa đặt chuyện, bôi nhọ người khác là bạn đang tự đánh mất lòng tin của mọi người dành cho bạn. Chẳng ai muốn chia sẻ hoặc kết nối với một người như thế cả. Hãy đặt địa vị mình vào người khác trước khi hành động nhé!

Không xu nịnh, nói hùa

Bạn cũng biết môi trường làm việc luôn xảy ra không ít thị phi, nó như một xã hội thu nhỏ và cũng có nhiều dạng người khác nhau. Bạn cần nhìn nhận đúng đắn sự việc, không nên vì những phút cao hứng mà hùa theo đám đông, để bắt nạt hoặc làm việc gì sai trái. Cũng đừng vội buông lời xu nịnh để mong cầu những lợi ích cá nhân. Vì khi biến thành một người như vậy, mọi người sẽ xa lánh bạn, dè chừng và không bao giờ đối đãi thật lòng với bạn.

4 điều bạn nên cân nhắc sử dụng khi giao tiếp công sở

Khích lệ, động viên đồng nghiệp một cách chân thành

Giao tiếp công sở luôn cần một tấm lòng chân thành, đối đãi tử tế với nhau. Đừng vì cạnh tranh trong công việc hay muốn thể hiện bản thân mà “đè bẹp” đồng nghiệp của mình bằng mọi cách. Cũng đừng lợi dụng những lúc đồng nghiệp khó khăn mà giáng một đòn vào họ. Hãy dùng lời nói, hành động để động viên, khích lệ mọi người phấn đấu, cùng nhau vượt qua mọi chuyện. Vì có thể đến một lúc nào đó, bạn sẽ rất cần sự trợ giúp từ họ.

Luôn thẳng thắn, thành thật nói ra quan điểm cá nhân

Khi làm việc cùng nhau, việc xung đột ý kiến là điều không tránh khỏi. Vì thế, bạn cần thẳng thắn trình bày ý kiến cá nhân để mọi người cùng lắng nghe. Dù được tiếp nhận hay không, bạn cũng đã sống thật với bản thân và không bao giờ hối hận vì mình đã nói lời thật lòng. Giấu giếm hoặc chôn vùi ý kiến của mình sẽ cản trở bạn rất nhiều trong quá trình làm việc, nó tạo một hố sâu từ bên trong và có thể khiến bạn trở nên cọc cằn, suy nghĩ nhiều điều tiêu cực.

Né tránh các buổi tụ tập nói xấu, thị phi

Tuyệt đối không tụ tập nói xấu người khác. Dù có những hội nhóm muốn “kết bè kết phái” với bạn, bạn nên từ chối khéo léo, để tập trung vào công việc. Vì việc nói xấu người khác chỉ khiến bạn mất thời gian mà đáng lẽ thời gian ấy bạn đã hoàn thành thật tốt việc của mình. Hơn nữa, tụ tập như thế cũng khiến hình ảnh của bạn mất chuyên nghiệp.

Tế nhị, sử dụng nguyên tắc Hambuger trong trường hợp muốn chê trách

Khen chê trong giao tiếp công sở là điều không thể không có, quan trọng là bạn phải hiểu được bản chất mới có thể khiến mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Theo quy tắc này, những lời chê trách cần được đi liền với sự ghi nhận thành quả, khen ngợi và sự tin tưởng. Mọi người sẽ dễ dàng tiếp nhận lời phê bình một cách tích cực, thoải mái hơn. Từ đó, họ biết mình đã làm tốt ở mặt nào, cần khắc phục điều gì cần khắc phục gì và mối quan hệ đôi bên sẽ thêm thắt chặt.

Áp dụng quy tắc 3 tránh 4 dùng này trong kỹ năng giao tiếp công sở sẽ giúp bạn trở thành một người khéo léo, đáng tin tưởng và nhận được sự kính yêu của đồng nghiệp và cả cấp trên.

>>>Xem thêm: 4 kiểu giao tiếp nơi công sở mà bạn cần phải thấm nhuần để sớm thành công

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers