adsads
84 1
Lượt Xem 26 K

Bạn muốn một cuộc sống bình yên nơi công sở, bạn muốn tập trung phát triển sự nghiệp của bản thân tại nơi làm việc, bạn không muốn “tạo nghiệp” với bất kỳ một ai ở văn phòng. Tất cả những gì bạn ao ước sẽ thành sự thật nếu biết các kỹ năng giao tiếp cần thiết và né tránh những điều “tối kỵ” dưới đây.

 

Lớn tiếng với đồng nghiệp

Ngay cả khi bạn tức giận vì lỗi sai của một đồng nghiệp nào đó trong công ty, hãy cố gắng kiềm chế cơn tức của bản thân để tránh lớn tiếng với họ, đặc biệt là ở nơi đông người vì đó là kỹ năng giao tiếp cơ bản. Hình tượng của bạn trong mắt mọi người ngay lập tức sẽ biến thành “bà la sát”, người nóng tính và kết quả tệ nhất là chẳng ai muốn được làm việc cùng với bạn về lâu dài.

 

“Tám” chuyện riêng tư của người khác

Hãy nhớ rằng bạn được thuê để làm việc, không phải để “buôn dưa lê” về người khác. Những nhân viên thích soi mói đời tư của mọi người thường để lại ấn tượng vô cùng xấu trong mắt các lãnh đạo. Hơn nữa, đây cũng là khởi nguồn của nhiều mâu thuẫn nơi công sở. Đừng dại dột mà đánh mất lòng tin của một ai đó chỉ vì vài ba phút “trà dư tửu hậu”.

 

Chối bỏ trách nhiệm của mình

Chẳng có vấn đề gì nếu như bạn mắc sai lầm, miễn là bạn dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm và tìm cách khắc phục hoặc rút kinh nghiệm từ vấp ngã. Cấp trên sẽ đánh giá một nhân viên biết nhận trách nhiệm cao hơn so với một người thích đùn đẩy lỗi lầm sang cho người khác và chối bỏ mọi hành vi của mình. Không chỉ vậy, việc chối bỏ còn khiến cho cuộc chiến giữa bạn và các đồng nghiệp chung nhóm trở nên ngày càng căng thẳng.

 

Làm việc riêng trong giờ

Đôi khi dành ra vài phút để nghỉ ngơi thư giãn sẽ thật tuyệt vì bạn có thể nạp năng lượng sẵn sàng cho những giờ làm việc tiếp theo. Thế nhưng, đừng lạm dụng điều này để làm việc riêng trong giờ như lướt facebook, mua sắm online, hay thậm chí là chit chat. Hãy thử tưởng tượng khi bạn đang hăng say thực hiện những việc này, sếp nhẹ nhàng lướt qua như một cơn gió và “bắt quả tang” bạn đang làm “chuyện xấu”. Tiền thưởng cuối kì coi như đi tong!

 

Than vãn chuyện áp lực

Những dấu hiệu thể hiện sự mệt mỏi và áp lực của bạn như kêu ca, than vãn với đồng nghiệp hay thậm chí là cau có chỉ càng khiến tâm lí tiêu cực ảnh hưởng đến cả tập thể. Và điều này thì hoàn toàn chẳng được lòng các sếp đâu. Cho dù bạn đang vô cùng mệt mỏi, hãy cố gắng tìm cách để duy trì sự tích cực và lạc quan trong công việc. Điều này không chỉ tốt cho bạn mà còn có ích cho những đồng nghiệp xung quanh.

 

Đề cập chuyện nhảy việc

Dù thân thiết đến đâu cũng đừng chia sẻ với bất kỳ ai trong công ty khi bạn có ý định nhảy việc. Nếu lỡ kế hoạch bất thành và bạn tiếp tục ở lại công ty làm việc, chắc chắn một điều rằng bạn sẽ “cái gai” trong mắt ban lãnh đạo. Đừng nên chia sẻ quá sớm cho đến khi mọi thứ đã hoàn thành. Hãy cố gắng trình bày với sếp đầu tiên về lí do và quyết định nghỉ việc của bạn. Đừng để sếp phải nghe thấy tin buồn này từ một nhân viên khác. Khi chuyện này được tiết lộ, sếp sẽ dè chừng và bắt đầu loại bạn khỏi cuộc chơi ngay tức thì.

 

Hỏi thăm tiền lương

Luật bất thành văn về kỹ năng giao tiếp ở bất kỳ công ty nào đó là không được nhắc đến chuyện tiền lương của người khác. Tiền bạc là chủ đề tương đối nhạy cảm, ngay cả khi bạn đang trong mối quan hệ bạn bè thân thiết với các đồng nghiệp. Đừng dại gì mà thảo luận về chủ đề này cho nhau. Nếu lỡ như công ty có chính sách đãi ngộ khác biệt giữa các nhân viên, một làn sóng ngầm sẽ vô hình xảy ra và khiến các mối quan hệ trong công ty của bạn trở nên rạn nứt.

 

Nhảy vào việc của người khác

Mỗi người luôn có cách xử lí và nhìn nhận công việc khác nhau. Vì thế, không nhất thiết bạn phải nhảy vào để chỉ bảo họ phải làm thế này thế kia, cho dù bạn xuất phát từ ý định tốt đẹp muốn giúp đỡ. Nếu thật sự bạn muốn đóng góp cho họ, hãy dùng kỹ năng giao tiếp khéo léo đưa ra lời khuyên để tránh làm mất lòng đối phương. Hãy luôn nhớ rằng, nhiệm vụ của bạn là hoàn thành tốt việc của mình trước tiên, sau đó mới bắt đầu hỗ trợ tập thể. Đừng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nếu không thật sự cần thiết.

Nếu né tránh được những điều tối kỵ dưới đây, chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ bị liệt kê vào “danh sách đen” của công ty. Và bạn sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để sự nghiệp ở chốn “thâm cung” luôn thuận buồm xuôi gió.

Xem thêm: Lợi ích khi doanh nghiệp triển khai quy trình onboarding

— HR Insider —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Top những lời nói thật "hại thân", người đi làm cần cân nhắc

Trong môi trường công sở, việc nhận và đưa ra những lời khuyên thẳng thắn là điều thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, không phải...

Cười ra nước mắt - Khi bàn làm việc trở thành "tạp hóa mini" của giới văn phòng

Tại bàn làm việc của nhiều nhân viên văn phòng, bạn làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để máy tính và tài liệu....

Xử lý tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" chốn công sở

Trong môi trường công sở, tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" không phải là hiếm gặp và có thể gây ra nhiều vấn...

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn bạn trên con đường sự nghiệp, đồng thời thể hiện...

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn phòng. Muốn nâng cao năng suất làm việc và phát...

Bài Viết Liên Quan

Top những lời nói thật "hại thân", người đi làm cần cân nhắc

Trong môi trường công sở, việc nhận và đưa ra những lời khuyên thẳng thắn...

Cười ra nước mắt - Khi bàn làm việc trở thành "tạp hóa mini" của giới văn phòng

Tại bàn làm việc của nhiều nhân viên văn phòng, bạn làm việc không chỉ...

Xử lý tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" chốn công sở

Trong môi trường công sở, tình trạng nhân viên "nói nhiều, làm ít" không phải...

Thủ tục tặng quà cho Sếp phải là cách để thể hiện thành ý trong công việc?

Tặng quà cho Sếp là cách bày tỏ lòng biết ơn người đã chỉ dẫn...

Áp dụng công thức 21 - 3 - 6 - 5 trị triệu chứng "cả thèm chóng chán” cho dân văn phòng

“Cả thèm chóng chán” là triệu chứng xấu nhưng rất phổ biến ở dân văn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers