adsads
ky su phan mem la gi
Lượt Xem 2 K

Kỹ sư phần mềm là gì?

Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là người tạo ra sản phẩm phần mềm, hệ thống trên máy tính. Nhiệm vụ chính của họ nói đơn giản vị trí này là tìm hiểu nhu cầu của người dùng, so sánh với nguồn lực của công ty để thiết kế phần mềm đáp ứng nhu cầu đó. Kỹ sư phần mềm phải có tầm nhìn tổng quát, kiến thức ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, kĩ thuật ứng dụng toán học, thiết kế,…

Khi công nghệ trở thành yếu tố dường như là không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại và bằng chứng rõ nhất là trong đợt dịch Covid-19, mọi người phải làm việc online thông qua các ứng dụng gặp Zoom, Google Meet, Word, Excel, Powerpoint,… Đó là lý do tại sao kỹ sư phần mềm trở nên hot trên thị trường việc làm ở Việt Nam hiện nay.

Phân loại chức danh của kỹ sư phần mềm

Trách nhiệm chính của kỹ sư phần mềm là gì? Đó là xây dựng phần mềm. Tuy nhiên, có một số chức danh khác nhau mà kỹ sư phần mềm có thể đảm nhận như:

Front-end

Kỹ sư front-end sử dụng công cụ và công nghệ như JavaScript, CSS, HTML để xây dựng giao diện cho người dùng (UI). Giao diện người dùng gồm yếu tố hình ảnh mà họ nhìn thấy khi truy cập trang web hoặc mở ứng dụng, bao gồm: phông chữ, bố cục, nút, giao diện tổng thể,… Dựa trên những thành phần đó và giao diện đồ họa từ phía khách hàng để xây dựng, phát triển sản phẩm. Điều này đảm bảo người sử dụng nhìn thấy phần mềm họ đang tương tác.

Back-end

Kỹ sư backend làm việc tại máy chủ, có trách nhiệm xử lý tác vụ liên quan đến máy chủ và quản trị cơ sở dữ liệu.

Front-end và back-end luôn song hành với nhau. Các đồ họa là kết quả từ sự phát triển của front-end. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu lưu trữ sẽ thực hiện công việc hậu trường của back-end. Để phát triển tốt backend, yêu cầu người kỹ sư phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình Python, Ruby, Java,…

Fullstack

Kỹ sư full-stack thực hiện phát triển front-end và back-end. Người làm công việc này luôn sở hữu nhiều kỹ năng nên các công ty luôn có nhu cầu tuyển dụng. Việc có được kỹ sư Fullstack mang đến rất nhiều lợi ích cho công ty.

Xem thêm:

Phân biệt kỹ sư phần mềm và lập trình viên

Bạn có thể dễ dàng phân biệt kỹ sư phần mềm và lập trình viên qua những yếu tố sau đây:

Tiêu chí so sánh Kỹ sư phần mềm Lập trình viên
Tính chất công việc Đảm nhiệm việc tăng trưởng mạng lưới hệ thống, tích hợp với kỹ sư khác để hoàn thành loại sản phẩm/mạng lưới hệ thống. Thao tác dưới sự trao đổi, hướng dẫn của kỹ sư và thực thi lập trình, kỹ thuật phần mềm bao gồm phân tích, nhìn nhận,…
Kỹ năng làm việc Là một phần của nhóm lớn nên cần kỹ sư cần kỹ năng quản lý, tổ chức công việc,… để tích hợp với các bên tương quan nhằm thực thi nhiều quy trình cùng lúc. Cần thông thuộc ngôn từ lập trình, có kỹ năng tư duy lập trình để tạo ra những phần mềm tốt.
Yêu cầu công việc Kỹ sư phần mềm được thuê, được tuyển dụng để thiết kế mạng lưới hệ thống phần mềm. Lập trình viên được tuyển dụng để viết chương trình.

Mô tả công việc của kỹ sư phần mềm

Công việc chi tiết của kỹ sư phần mềm là gì? Chúng tôi sẽ trình bày rõ ngay bên dưới:

Tìm hiểu và xác định nhu cầu khách hàng

Trước tiên, kỹ sư phần mềm cần tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Cụ thể hơn là khám phá ra những điều họ thật sự cần và vấn đề họ muốn được giải Họ cần đặt ra các câu hỏi như dùng sản phẩm để giải quyết vấn đề gì? Người dùng Khách hàng hy vọng điều gì khi dùng sản phẩm? Thiết kế dễ sử dụng và thân thiện với người dùng?…. Còn rất nhiều câu hỏi khác để kỹ sư phần mềm tìm hiểu hết nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, ứng dụng công nghệ.

Thiết kế chương trình mới

Khi đã hiểu rõ tất cả vấn đề từ phía người dùng, kỹ sư vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng, sự sáng tạo của bản thân để cùng đồng đội thiết kế ra chương trình, phần mềm tốt nhất. Mục đích là giải quyết được nhu cầu và mong muốn cho khách hàng.

 Thiết kế chương trình mới

Khi đã hiểu rõ tất cả vấn đề từ phía người dùng, kỹ sư vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng, sự sáng tạo

Hướng dẫn lập trình viên tạo ra chương trình

Bước đầu hoàn thành thiết kế hệ thống chương trình hoàn thành thì công việc tiếp theo là phối hợp với đội ngũ lập trình viên. Kỹ sư phần mềm sẽ trình bày, giải thích rõ yêu cầu khách hàng để lập trình viên hiểu rõ và tiến hành viết chương trình.

Bảo trì, nâng cấp hệ thống

Kiểm tra bảo trì và nâng cấp là bước rất quan trọng. Thông thường, các ứng dụng trên điện thoại cần được cập nhật, nâng cấp và đối với phần mềm, ứng dụng cũng vậy. Kỹ sư phần mềm phải theo dõi, kiểm tra thường xuyên để tiến hành khắc phục, nâng cấp khi gặp vấn đề.

Kiểm tra và cài đặt chương trình cho khách hàng

Sau nhận được sản phẩm hoàn chỉnh, kỹ sư phần mềm tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để cài đặt chương trình cho người dùng, khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn hướng dẫn sử dụng, giải đáp thắc mắc để đảm bảo khách hàng sử dụng thành thạo.

Những kỹ năng và tố chất một kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm

Điều kiện ứng tuyển thành công vị trí kỹ sư phần mềm là gì? Cụ thể, ứng viên phải đáp ứng đầy đủ những yếu tố quan trọng sau đây:

1. Ngôn ngữ lập trình

Chắc chắn, lập trình viên am hiểu ngôn ngữ lập trình và framework. Đây là điều kiện tiên quyết giúp họ thích nghi dễ dàng với ngôn ngữ lập trình và nhiều hệ điều hành khác nhau.

Tuy nhiên, để trở thành kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp, điều quan trọng là bạn phải biết chuyên sâu tối đa là một ngôn ngữ lập trình. Sẽ rất tốt cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn nếu tích cực học thêm 2-3 ngôn ngữ lập trình khác để có được nhận thức chính xác về các điểm khác biệt trong cách vận hành của chúng.

Tùy thuộc vào bản thân và vấn đề muốn giải quyết mà bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ chính. Bạn cũng có thể lựa chọn ngôn ngữ được sử dụng phổ biến để phát triển.

2. Xử lý cơ sở dữ liệu

Trong công việc, kỹ sư phần mềm cần hiểu rõ cách hoạt động của cơ sở dữ liệu vì đây là phần chính của ứng dụng, phần mềm bởi dữ liệu thu thập được lưu giữ ngay tại đây. Người đảm nhận vị trí kỹ sư phần mềm cũng cần có kiến thức về cách tạo, xóa, cập nhật, chèn thêm bản ghi, cách tổ chức cơ sở dữ liệu, biết được cơ sở dữ liệu nào tốt hơn để sử dụng trong từng dự án,…

Xử lý cơ sở dữ liệu

Trong công việc, kỹ sư phần mềm cần hiểu rõ cách hoạt động của cơ sở dữ liệu

3. Kiểm thử

Một sai lầm lớn trong quá trình sản xuất đó là triển khai và sử dụng các đoạn mã chưa được kiểm duyệt kỹ càng. Dù bạn không phải là Tester thì kỹ sư phần mềm cũng cần có khả năng kiểm tra, gỡ lỗi mã.

Việc kiểm tra ứng dụng, phần mềm yêu cầu họ phải xem xét và đánh giá kỹ lưỡng bởi chỉ cần lỗi nhỏ cũng có thể dẫn tới những vấn đề phức tạp. Việc xây dựng cấu trúc tư duy rõ ràng sẽ giúp họ dễ dàng rà soát lại từng khâu trong quy trình để phát hiện ra vấn đề còn tồn đọng. Đồng thời, kỹ sư phần mềm cũng cần tự đặt câu hỏi, thử nghiệm và kiểm tra ý tưởng nhiều lần để xây dựng nên phiên bản tốt nhất cho sản phẩm.

4. Cấu trúc dữ liệu và thuật toán

Các thuật toán chính là tập hợp những lệnh phải thực hiện theo thứ tự hợp lý để có được kết quả đầu ra tốt nhất. Thuật toán cũng là phương pháp giải quyết vấn đề. Việc dùng cấu trúc dữ liệu và thuật toán sao cho hợp lý là điều quan trọng của các kỹ sư phần mềm. Do đó, đây là một trong số kỹ năng làm việc quan trọng cần có của mọi kỹ sư phần mềm.

5. Kỹ năng giao tiếp tốt

Nhiều người vẫn cho rằng kỹ sư phần mềm chỉ làm việc trên máy tính nên không cần đến kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm bởi trong mọi công việc nào, giao tiếp chính là chìa khóa vàng. Các nhà tuyển dụng kỹ sư phần mềm luôn muốn tìm kiếm ứng viên có khả năng truyền đạt ý tưởng, nội dung công việc rõ ràng, đầy đủ, súc tích.

Đặc biệt, kỹ năng này càng trở nên cần thiết bởi họ phải làm việc với người không chuyên về kỹ thuật hay hướng dẫn cho khách hàng về cách sử dụng. Vị trí này còn phải cộng tác với các bộ phận khác nên sở hữu kỹ năng giao tiếp sẽ giúp truyền đạt công việc đơn giản nhất có thể.

6.Tò mò và ham học hỏi

Công nghệ là lĩnh vực không ngừng thay đổi. Có thể kiến thức hôm nay của bạn sẽ lỗi thời, không còn được áp dụng nữa trong ngày mai. Vậy điều cần làm lúc này của kỹ sư phần mềm là gì? Bạn cần có tinh thần tự học, tò mò để tìm hiểu những kiến thức, vấn đề liên quan. Thường xuyên nhìn vào quy trình cũ với góc nhìn và tư duy mới cũng là cách để bạn cải tiến sản phẩm, phát triển nghề nghiệp tốt hơn.

7. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Để trở thành lập trình viên thành công thì việc trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề là điều cần làm. Bởi trong quá trình làm việc, sẽ không thể tránh khỏi những vấn đề, tình huống phát sinh về kỹ thuật, phần mềm hay các nhân sự với nhau. Nhiệm vụ của kỹ sư phần mềm là tìm cách giải quyết từng vấn đề hiệu quả, đảm bảo công việc diễn ra trôi chảy và không khiến người khác khó chịu.

8. Cởi mở với những phản hồi

Cởi mở với những phản hồi là kỹ năng làm việc cần thiết mà nhà tuyển dụng kỹ sư phần mềm thường tìm kiếm trong các cuộc phỏng vấn kỹ sư phần mềm. Các ứng viên ứng tuyển kỹ sư phần mềm cần chấp nhận phản hồi tích cực lẫn tiêu cực và biết cách áp dụng chúng phù hợp.

 Cởi mở với những phản hồi

Để trở thành lập trình viên thành công thì việc trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề là điều cần làm

Mức lương của kỹ sư phần mềm

Hiện nay, công nghệ thông tin đang nằm trong Top ngành nghề có mức lương cao nhất. Trong đó, kỹ thuật phần mềm hay kỹ sư phần mềm là chuyên ngành được đánh giá có mức lương khá hấp dẫn.

Tại Việt Nam, mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường dao động từ 6 – 10 triệu/tháng, cấp độ quản lý từ 15 – 30 triệu/tháng. Với những lập trình viên có kinh nghiệm, sở hữu kiến thức về Blockchain thì mức lương có thể cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mức lương còn phụ thuộc vào hiệu quả công việc tạo ra, quy mô hoạt động, chính sách của từng công ty,…

Kỹ sư phần mềm học ngành gì?

Để làm việc trong ngành công nghệ thông tin nói chung và vị trí kỹ sư phần mềm nói riêng, ứng viên cần đảm bảo trình độ chuyên môn của mình. Các bạn có thể lựa chọn các ngành học như công nghệ phần mềm, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu,… để có được nền tảng chuyên môn vững vàng cũng như nâng cao cơ hội trúng tuyển.

Tìm việc làm kỹ sư phần mềm ở đâu?

Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm hiện nay rất lớn. Các bạn sẽ có nhiều cơ hội để tìm được việc làm này với mức lương hấp dẫn.

Nếu đang tìm kiếm cơ hội việc làm kỹ sư phần mềm, hãy truy cập ngay danh mục việc làm của VietnamWorks. Tại đây, tin tuyển dụng luôn được sàng lọc chặt chẽ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và luôn được cập nhật nhanh chóng nên bạn không mất nhiều thời gian cũng như không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.

VietnamWorks là trang web việc làm hàng đầu tại Việt Nam với hơn 5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Chúng tôi đã và đang kết nối việc làm từ 60 ngàn doanh nghiệp uy tín đến với hơn 5.5 triệu ứng viên chất lượng. Cơ sở dữ liệu ứng viên kinh nghiệm và nhà tuyển dụng uy tín của VietnamWorks là tài sản giá trị trong thị trường tuyển dụng cạnh tranh tại Việt Nam.

Ngoài ra, tại WowCV của VietnamWorks còn hỗ trợ ứng viên tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp, ấn tượng và tìm việc làm theo tiêu chí của bạn. Với giao diện dễ nhìn, thiết kế khoa học, hiện đại, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc tại trang tuyển dụng VietnamWorks.

Bên cạnh đó, tại danh mục HR Insider của vietnamworks.com còn chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tuyển dụng nhân sự, thị trường việc làm, lời khuyên hữu ích,… cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ kỹ sư phần mềm là gì cũng như những thông tin liên quan trong nghề. Chúc bạn vững vàng trên con đường trở thành một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng các mức lương phù hợp, được thỏa thuận trong hợp...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn mang tính chiến lược cao, đặc biệt là...

lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn là một lĩnh vực có triển vọng rộng mở cho...

làm giảng viên đại học có giàu không

Làm giảng viên đại học có giàu không? Mức lương và lộ trình thăng tiến ra sao?

Làm giảng viên đại học không chỉ là nghề nghiệp đầy ý nghĩa và danh giá, mà còn đem lại nhiều cơ hội phát triển...

Sinh học ứng dụng ra trường làm gì

Ngành Sinh học ứng dụng ra trường làm gì? Những cơ hội việc làm hấp dẫn

Các công việc trong ngành Sinh học ứng dụng mang tính ứng dụng cao và đem lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp hấp...

Bài Viết Liên Quan
lương của công chứng viên

Tìm hiểu về mức lương của công chứng viên mới nhất hiện nay

Làm việc tại các cơ quan và tổ chức, công chứng viên sẽ được hưởng...

ngành khoa học

Ngành Khoa học là gì? Mức lương, triển vọng ngành Khoa học

Các vị trí trong ngành Khoa học không chỉ mang lại thu nhập ổn định...

lương ngành hóa học

Những cơ hội nghề nghiệp và mức lương ngành hóa học hiện nay

Ngành hóa học không chỉ là nơi cung cấp mức lương hấp dẫn mà còn...

làm giảng viên đại học có giàu không

Làm giảng viên đại học có giàu không? Mức lương và lộ trình thăng tiến ra sao?

Làm giảng viên đại học không chỉ là nghề nghiệp đầy ý nghĩa và danh...

Sinh học ứng dụng ra trường làm gì

Ngành Sinh học ứng dụng ra trường làm gì? Những cơ hội việc làm hấp dẫn

Các công việc trong ngành Sinh học ứng dụng mang tính ứng dụng cao và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers