adsads
0904.5.1
Lượt Xem 2 K

Dưới đây là một số chiến lược mà các nhà lãnh đạo có thể sử dụng để đảm bảo nhân viên của họ tiếp tục hợp tác hiệu quả và duy trì động lực trong công việc.

 

Hãy rõ ràng về những mục tiêu và vai trò

Khi các đội nhóm đột nhiên thay đổi mô hình làm việc – đặc biệt là chuyển từ vị trí này sang vị trí khác – bạn cần suy nghĩ lại về cách hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên và đảm bảo rằng mọi người đều hiểu vai trò của mình.

Làm sao để nhân viên làm việc từ xa hiệu quả trong thời Covid-19?

Khẳng đinh rõ & tái khảng định nhiều lần. Việc chuyển sang làm việc tại nhà là cơ hội tuyệt vời để các nhà lãnh đạo xem lại những điều cơ bản trong quá trình vận hành công việc nội bộ như: đảm bảo mọi người hiểu mục tiêu chung, vai trò cá nhân và cách đóng góp vào kết quả chung. Điều này giúp bạn có thể chuyển từ vai trò của người sếp sang vai trò một đồng nghiệp, làm tăng hiệu quả giao tiếp trong nhóm và giúp các thành viên làm việc tại nhà tham gia tích cực hơn.

Thời kỳ dịch bệnh này sẽ tạo ra các nhiệm vụ mới và cạnh tranh trong toàn doanh nghiệp. Do đó, các nhà lãnh đạo cần liên tục khẳng định các mục tiêu ở cấp độ nhóm và cá nhân, để tập trung vào các ưu tiên chính. Hãy chú ý tới danh sách nhiệm vụ ngày càng mở rộng. Khi  thực hiện lại các mục tiêu ưu tiên, hãy suy nghĩ cẩn thận về người nhận nhiệm vụ và đảm bảo các mục tiêu thay đổi được truyền đạt rõ ràng tới toàn bộ nhóm.

Lập kế hoạch về kỹ năng và năng lực. Hầu hết ngày nay mọi người làm việc với nhiều nhóm hoặc nhiều dự án khác nhau cùng một lúc. Tuy nhiên tại thời điểm này, những thành viên trong nhóm bạn quản lý đang đồng thời phải đảm nhiệm một dự án khác có lẽ sẽ gặp khó khăn và gián đoạn công việc. Điều đó có thể ảnh hưởng đến cả dự án. Để giảm thiểu tác động, hãy dự phòng bằng những thành viên khác trong nhóm hoặc tuyển thêm nhân lực cấp tốc từ bên ngoài.

Do số lượng công việc mới được phát sinh trong cuộc khủng hoảng này, nhiều nhân viên của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng theo nhiều hướng. Đừng thêm bất kỳ áp lực nào cho họ, bởi vì chính họ cũng không thể nào tự giải quyết được những áp lực họ đang có. Thay vào đó, hãy khiến nhân viên có thể tin tưởng vào năng lực quản lý của bạn.

Thay đổi các ưu tiên trong công việc cũng có thể cho phép bạn tạo ra thêm một vài chuyên môn mới cho nhóm nhân viên của mình. Chẳng hạn như chuyên môn về quản trị vận hành – để xác định dịch bệnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi cung ứng, hoặc chuyên môn về tiếp thị giúp tìm cách tung ra một sản phẩm mới khi một chương trình bán hàng bị hủy. Thật không may, việc tuyển thêm một thành viên mới trong khi mọi người đang làm việc tại nhà có thể gây khó khăn cho việc xây dựng sự gắn kết và niềm tin của nhóm. Vì vậy, hãy đầu tư thời gian để tập trung vào vai trò cá nhân và chuyên môn của từng nhân viên trong thời điểm này.

 

Nhấn mạnh tương tác cá nhân

Những người đột nhiên làm việc ở nhà có khả năng cảm thấy bị thiếu kết nối và cô đơn, điều này làm giảm năng suất và kỷ luật. Các nhà lãnh đạo, đặc biệt là những người không quen quản lý các nhóm làm việc trực tuyến, có thể cảm thấy căng thẳng về việc theo dõi và sắp xếp công việc trong nhóm. Tuy nhiên,đây lại là một thách thức rất mới mẻ và hấp dẫn. Để giải quyết điều này, việc dành thời gian cho tương tác cá nhân là quan trọng hơn bao giờ hết.

Làm sao để nhân viên làm việc từ xa hiệu quả trong thời Covid-19?

Hãy luôn nghĩ đến nhân viên của mình. Đôi khi, các nhà lãnh đạo sẽ chỉ tập trung vào những nhóm “hợp” với họ nhất, đây là việc không thể tránh khỏi. Vì thế mà các nhà lãnh đạo thường quên hoặc không để ý nhiều đến tất cả nhân viên của mình. Để chống lại xu hướng này, hãy lập danh sách tất cả các thành viên trong nhóm bằng cách lưu lại ảnh của họ và đặt nó ngay trước mặt bạn trong khi bạn làm việc mỗi ngày. Điều này có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn về phân bổ trách nhiệm và các thông tin đến từng thành viên.

Lên lịch họp thường xuyên. Hãy lên một thời gian biểu để toàn bộ nhóm có thể kết nối với nhau. Bởi ngoài các cuộc họp trực tuyến cho những công việc cần thiết, bạn có thể sẽ quên mất một vài người trong nhóm. Hãy lên lịch cho một vài cuộc trò chuyện trao đổi công việc thường xuyên với mọi người thay vì những cuộc họp chỉ để giải quyết những công việc đột xuất, điều này cũng có thể giúp tăng tương tác cho nhóm của bạn.

Sinh động hóa việc giao tiếp. Thay vì chỉ dựa vào e-mail, có giới hạn độ sâu của cuộc tranh luận, hãy chuyển sang các phương tiện phong phú hơn như FaceTime, hội nghị video, trò chuyện trên web hoặc thậm chí là các cuộc gọi điện thoại. Các hình thức giao tiếp này mang tính cá nhân hơn, cho phép các thành viên trong nhóm biết được những cảm xúc khác của nhau và giúp thúc đẩy tinh thần. Họ cũng cải thiện việc ra quyết định bằng cách mang lại nhiều ý kiến hơn vào cuộc trò chuyện, cho phép mọi người tranh luận về ý tưởng một cách hiệu quả và trọn vẹn hơn.

 

Bình thường hóa môi trường làm việc mới

Làm việc tại nhà thường dễ bị làm phiền và dễ tạo ra sự nhầm lẫn. Khi làm việc ở công ty, bạn dễ dàng tập trung vào công việc và mọi biểu hiện tâm lý hay hành vi đều trở nên dễ hiểu. Tuy nhiên, khi ở một môi trường khác, điều này lại dễ bị tác động, gây ra sự phiền phức hoặc không hiểu ý nhau. Chẳng hạn như việc khi một người im lặng trong một cuộc họp dễ khiến mọi người nghĩ rằng họ không đồng ý một vấn đề nào đó, nhưng thực ra họ chỉ đang tắt âm thanh để giúp cuộc họp tránh bị làm phiền bởi những tiếng ồn ở nhà.

Làm sao để nhân viên làm việc từ xa hiệu quả trong thời Covid-19?

Thực hiện chuyến tham quan ảo. Hãy khuyến khích mỗi người dành một vài phút trước khi bắt đầu cuộc họp để chia sẻ cho nhóm không gian làm việc tại nhà của mình. Mục tiêu là giúp các đồng nghiệp hiểu được bối cảnh làm việc của mỗi người, để họ có thể dễ dàng tiếp nhận những môi trường của nhau hơn.

Công nhận không gian làm việc. Michael, một người thuộc Thế hệ Y làm việc tại thành phố New York, sống trong một căn hộ có nhiều bạn cùng phòng và không có văn phòng riêng để làm việc tại nhà. Nếu bạn cùng phòng của anh ta cũng làm việc từ xa, anh ta có khả năng phải đối mặt với sự với những hình ảnh và âm thanh được vọng lại từ họ qua cuộc gọi video. Hãy cho Michael biết rằng bạn tôn trọng khó khăn của anh ấy đang gặp phải và sẵn sàng đưa các giải pháp như chỉnh sửa thời gian gọi điện phù hợp, để khi bạn cùng phòng ấy yên lặng hơn, các cuộc họp sẽ diễn ra.

 

Làm việc tại nhà do mối đe dọa từ Covid-19 đang tạo ra sự gián đoạn trong công việc. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng các chiến lược trên để tạo ra hiệu quả và tiếp tục duy trì kết quả chung với các mục tiêu của đội nhóm. Sự gián đoạn cũng tạo ra cơ hội, vì thế hãy tận dụng thời gian này để khám phá những cách làm việc mới cũng như xem xét lại các kế hoạch cũ, từ đó rút ra bài học bổ ích cho bạn về lâu dài nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

VietnamWorks hỗ trợ Quý Khách Hàng trong đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 hiện nay đã tạo ra những tác động to lớn đến mọi mặt trong cuộc sống, trong đó, những người lao động và sử dụng lao động là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề do hậu quả của dịch bệnh gây ra. Với những công ty vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong thời điểm này, nhằm giúp Quý Khách phần nào tận dụng được thời cơ, gia tăng hiệu quả tuyển dụng trong hiện tại, VietnamWorks mong muốn mang đến những gói hỗ trợ như sau:

  • 1 bài viết quảng bá thương hiệu tuyển dụng trên HR Insider (Cổng thông tin sự nghiệp – nhân sự dành cho người đi làm do VietnamWorks vận hành) thu hút gần 300,000 lượt truy cập mỗi tháng.
  • 1 banner quảng bá thương hiệu tuyển dụng trên HR Insider.
  • 1 ảnh bìa trên trang Facebook của VietnamWorks, hiện đang có trên 560,000 người theo dõi.
  • 1 banner trên trang Kết Quả Tìm Kiếm trên VietnamWorks.com, nơi thu hút xấp xỉ 4 triệu lượt xem trang mỗi tháng.

Ngoài ra, bên cạnh gói hỗ trợ quảng bá thương hiệu tuyển dụng nêu trên, tuỳ vào điều kiện đơn hàng mà VietnamWorks còn đề xuất thêm các giải pháp khác, nhằm hỗ trợ Quý Khách Hàng tốt nhất trong giai đoạn này. Để nhận thêm thông tin chi tiết, Quý Khách Hàng vui lòng gửi mail về marketing@vietnamworks.com hoặc liên hệ qua số hotline: TP.HCM – (8428) 39258456; Hà Nội – (8424) 39440568; Đà Nẵng – (84236) 7308181. Vì để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho việc quảng bá thương hiệu tuyển dụng của Quý Khách, số lượng các hỗ trợ sẽ có giới hạn nhất định nên chúng tôi sẽ ưu tiên cho những Khách Hàng đầu tiên liên hệ với chúng tôi và thỏa mãn các điều kiện về đơn hàng.

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers