adsads
Lãnh đạo tỉnh thức là gì
Lượt Xem 1 K

Lãnh đạo tỉnh thức là gì?

Lãnh đạo tỉnh thức (Mindful Leadership) là phương pháp lãnh đạo tập trung trau dồi mức độ nhận thức, trí tuệ, khả năng tự làm chủ và cho phép nhà lãnh đạo phát huy hết khả năng trong mọi khía cạnh của công tác lãnh đạo lẫn cuộc sống hằng ngày và truyền cảm hứng cho người khác hướng đến sự phát triển.

Lãnh đạo tỉnh thức hay còn được gọi là lãnh đạo chánh niệm, thực hiện bằng cách tập trung vào hiện tại, chú ý đến mối quan hệ với mọi người xung quanh, tình huống, môi trường. Các nhà lãnh đạo tỉnh thức thường dùng kỹ năng tập trung, đồng cảm, bình tĩnh để giải quyết vấn đề phát sinh và đưa ra giải pháp sáng tạo tối ưu.

Xem thêm:

lãnh đạo tỉnh thức

Lợi ích khi lãnh đạo tỉnh thức 

Nhìn thấy bức tranh lớn hơn 

Nhiều nhà lãnh đạo gặp khó khăn trong cách giải quyết vấn đề vì tầm nhìn còn hạn chế và khi cố gắng tìm ra giải pháp. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo tỉnh thức còn có thể tiếp nhận những điều đang diễn ra xung quanh, xem xét tất cả quan điểm để tìm ra giải pháp thích hợp, bền vững.

Nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ

Nhân viên trong tổ chức thường bị thu hút bởi nhà lãnh đạo có tâm và họ cảm thấy an toàn, trung thành với họ. Điều này tạo ra nền văn hóa làm việc tích cực, nhân viên được nói lên quan điểm của mình, ít căng thẳng, lo lắng hơn. Nhân viên sẽ biết rằng nhà lãnh đạo có tâm sẽ tin tưởng, quan tâm đến họ. Chính những điều này thúc đẩy nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc của mình với kết quả tốt nhất.

Lợi ích khi lãnh đạo tỉnh thức 

Quản lý mâu thuẫn, căng thẳng tốt hơn

Sự tỉnh thức giúp nhà lãnh đạo quản lý những mâu thuẫn và căng thẳng tốt hơn. Theo đó, đội ngũ nhân viên cũng noi gương theo. Nếu nhà lãnh đạo điềm tĩnh để suy nghĩ kỹ lưỡng khi đối mặt với nghịch cảnh thì điều này sẽ dạy cho người khác thực hiện tương tự. Khi toàn bộ nhân viên có ít căng thẳng hơn thì họ sẽ có tinh thần cao hơn hơn, có xu hướng làm việc năng suất hơn.

Ra quyết định tốt hơn 

Tiếp theo, lãnh đạo tỉnh thức giúp cải thiện khả năng ra quyết định. Khi bị cuốn vào cảm xúc khó chịu, con người sẽ bị tác động tiêu cực rồi dẫn đến khả năng ra quyết định đúng đắn. Việc càng bị cuốn vào cảm xúc thì quyết định đưa ra càng trở nên tồi tệ.

Sự tỉnh thức rất hiệu quả bởi giúp nhà lãnh đạo quản lý cảm xúc và phát triển tốt khả năng của mình để thoát khỏi sự kìm kẹp của cảm giác khó chịu. Do đó, nó giúp nhà lãnh đạo cải thiện đáng kể khả năng ra quyết định, ngay cả trong tình huống cấp bách, chịu áp lực cao.

Cởi mở với thất bại 

Thực hành chánh niệm cho phép từng cá nhân ít có cảm giác sợ hãi và hồi phục nhanh hơn khi có cảm giác đó. Nếu không bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ hãi thất bại thì nhà lãnh đạo có nhiều khả năng thử giải pháp sáng tạo để đem lại giá trị lớn cho công ty. Nếu có ý định rèn giũa chánh niệm nghiêm túc, nhà lãnh đạo phải cởi mở với thực tế và có thể sẽ phải đối mặt với thất bại nhiều lần để thành công.

Nói “không” với sợ hãi 

Một nhà lãnh đạo tỉnh thức có khả năng tạo ra văn hóa nhóm nơi mọi người không ngại chấp nhận rủi ro có tính toán và thử những điều mới. Bằng cách loại bỏ nỗi sợ hãi khỏi nơi làm việc, nhà lãnh đạo tỉnh thức có khả năng nâng cao năng lực đổi mới công ty lên rất nhiều.

Phẩm chất của lãnh đạo tỉnh thức 

Hiện diện

Hiện diện là phẩm chất cốt lõi trong chánh niệm và là điều cần thiết để lãnh đạo tỉnh thức có thể thành công. Nhận thức đầy đủ về thời điểm hiện tại giúp nhà lãnh đạo xử lý những vấn đề với sự bình tĩnh, tập trung. Chậm lại và tập trung ở thời điểm hiện tại có thể giúp nhà lãnh đạo nhìn thấy được bức tranh toàn cảnh và quy trình đạt được mục tiêu dài hạn.

Tự nhận thức 

Tỉnh thức yêu cầu mức độ tự nhận thức rất cao bởi khả năng tự nhận thức giúp nhà lãnh đạo phát triển trí tuệ cảm xúc, xác định lúc nào đang hành động dựa trên thành kiến ​​hay hành động tự động hơn là làm việc một cách cân nhắc. Tự nhận thức giúp cải thiện khả năng phản ứng bởi khi ra quyết định, đưa ra phản hồi.

Đồng cảm

lãnh đạo tỉnh thức là cách tuyệt vời để đồng cảm ý kiến của người khác. Đồng cảm giúp giảm bớt áp lực cảm xúc các quyết định. Bản chất thứ bậc của nhiều môi trường làm việc sẽ dẫn tới xung đột cho nên khả năng đồng cảm với cấp dưới hay đồng nghiệp có thể cải thiện tinh thần, động lực, hạnh phúc tại doanh nghiệp.

Định hướng cụ thể

Nhà lãnh đạo tỉnh thức có thể tập trung, chú ý đầy đủ mọi chi tiết. Điều này giúp nhà lãnh đạo trở nên hiệu quả hơn trong việc ra quyết định, hoàn thành dự án kịp thời.

Truyền cảm hứng 

Nhà lãnh đạo tỉnh thức là tấm gương cho đội ngũ nhân sự dưới quyền noi theo. Các nhà lãnh đạo tiếp cận công việc có tâm mà thay vì gây áp lực hoặc đưa ra yêu cầu thách thức cho nhân viên. Điều này dẫn đến sự gắn kết tốt hơn ở mọi cấp bậc trong môi trường làm việc.

Phẩm chất của lãnh đạo tỉnh thức 

Bí quyết trở thành một nhà lãnh đạo tỉnh thức 

Tham khảo ý kiến ​​chuyên gia 

Mới bắt đầu tiếp cận với lãnh đạo tỉnh thức, bạn nên dành thời gian tham dự hội thảo thiền chánh niệm, đào tạo chánh niệm, đọc sách về phát triển chánh niệm của chuyên gia để trang bị nền tảng tốt nhất.

Thực hành ngoài công việc

Bạn cần làm quen với thực hành chánh niệm trước khi áp dụng tại nơi làm việc. Bạn có thể bắt đầu ở mọi nơi với quá trình thiền chánh niệm, chiêm nghiệm và hít thở sâu, kiểm soát. Hãy tạo thói quen thực hành thiền định để cải thiện sức khỏe tinh thần và giúp hạn chế tình trạng kiệt sức.

Xác định xem phản ứng căng thẳng của bản thân 

Khi đã có nền tảng về chánh niệm, bạn kết hợp vào thói quen làm việc mỗi ngày của mình. Trong quá trình này, bạn có thể chú trọng phản ứng cảm xúc, xác định nguyên nhân phản ứng căng thẳng để nhanh chóng cải thiện.

Thiết lập kế hoạch rõ ràng

Để thực hiện thay đổi có chủ ý với văn hóa doanh nghiệp, bạn có thể bắt đầu bằng bản kế hoạch. Xem xét cách bạn muốn giới thiệu chánh niệm cho đồng nghiệp của mình, đưa ra tiêu chuẩn mong muốn, xây dựng lộ trình đạt được chúng.

Bí quyết trở thành một nhà lãnh đạo tỉnh thức 

Suy nghĩ về quá trình

Việc tạo ra môi trường làm việc tỉnh thức sẽ mất nhiều thời gian và không phải ai cũng dễ dàng tiếp nhận sự thay đổi kỹ thuật chánh niệm. Bạn hãy suy nghĩ về quá trình tiến hành để xem mình thể hiện chánh niệm như thế nào và biết được việc cần làm tiếp theo.

Trở thành tấm gương sáng

Cuối cùng là hãy tìm cách truyền cảm hứng cho những người xung quanh và cố gắng trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn. Thực hành lãnh đạo tỉnh thức thành công sẽ phản ánh mức độ bạn thúc đẩy người khác phát triển kỹ năng lãnh đạo và giúp họ đạt được mục tiêu đề ra.

lãnh đạo tỉnh thức là quá trình thực hành tập trung phát triển mức độ tự nhận thức và trí tuệ cao. Một nhà lãnh đạo tỉnh thức cần “tắt chế độ bận rộn” của tâm trí để tập trung vào những điều đang xảy ra hiện tại, dành tất cả chú ý vào từng hoạt động của dự án để giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers