adsads
Untitled design 36
Lượt Xem 3 K

1. Tin vào bản thân và những việc bạn đang làm

Tạo dựng niềm tin vào bản thân và sự yêu thích trong công việc sẽ giúp bạn nỗ lực hết mình để cống hiến. Chỉ khi bạn tin vào những gì mình đang làm, bạn mới có sự nhiệt huyết và đam mê để hoàn thành công việc đó.

Đặc biệt, chính điều này sẽ giúp cho các nhà quản lý và những nhân viên khác nhìn nhận được sự đóng góp nghiêm túc trong công việc của bạn.

 

2. Làm việc tích cực và có trách nhiệm

Để người khác nhìn nhận được sự cống hiến của bạn với công ty, trước hết bạn hãy có trách nhiệm với chính công việc hiện tại. Hãy làm việc tích cực, sáng tạo và luôn có trách nhiệm với mỗi công việc của bản thân.

Bạn đừng chỉ biết làm việc như một cỗ máy chờ người khác giao việc mà hãy chủ động tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo và đóng góp cho công việc đó.

 

3. Cố gắng tạo ra tiếng nói chung trong công việc

Khi bàn bạc về công việc hay những ý tưởng mới, bạn nên cố gắng tạo ra sự đồng thuận để giải quyết mọi việc đơn giản hơn. Điều này không có nghĩa là việc bạn phải chạy theo ý kiến của người khác mà là sự tôn trọng ý kiến đóng góp và hạn chế quan điểm cá nhân để tạo ra tiếng nói chung trong công việc.

Điều này cũng sẽ giúp bạn nhận được sự tôn trọng từ những đồng nghiệp và sự đánh giá cao của các nhà quản lý về tinh thần xây dựng tập thể trong công ty.

 

4. Cố gắng hiểu được suy nghĩ nhà quản lý

Nắm vững các nguyên tắc này, cơ hội thăng tiến không còn xa

Bạn càng hiểu được nhà quản lý mong muốn điều gì, cơ hội thăng tiến trong công việc của bạn càng cao. Điều này hoàn toàn không có nghĩa là việc bạn phải nịnh bợ hay hối lộ cấp trên mà đơn giản là chứng tỏ thông qua hiệu suất trong công việc.

Hãy nắm bắt được những yêu cầu đổi mới của các nhà lãnh đạo và đóng góp những ý tưởng sáng tạo của bản thân. Điều này chắc chắn sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá cao tinh thần và năng lực trong công việc của bạn.

 

5. Đừng phàn nàn và chủ động giải quyết khó khăn trong công việc

Việc phàn nàn về những khó khăn không thể giúp bạn hoàn thành được công việc tốt hơn. Vì vậy, hãy ngừng việc phàn nàn và chủ động tìm cách khắc phục các khó khăn thay vì chờ đợi sự điều hành của cấp trên.

Hãy chủ động giải quyết những khó khăn cũng như giữ được sự bình tĩnh trước những áp lực trong công việc. Đây cũng chính là tố chất cơ bản để trở thành một người lãnh đạo trong tương lai.

 

6. Tôn trọng và hòa đồng với đồng nghiệp

Nhà quản lý chắc chắn sẽ phải cân nhắc nếu đề cử bạn nên những vị trí cấp cao mà không nhận được sự tán thành và công nhận của các đồng nghiệp khác. Bởi đó cũng chính là một khía cạnh thể hiện thái độ làm việc và khả năng ứng xử trong môi trường tập thể.

Vì vậy, bạn hãy học cách tôn trọng và hòa đồng với mọi người xung quanh để có cơ hội thăng tiến tốt nhất trong sự nghiệp.

 

— HR Insider / Theo cafef.vn —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Từ việc...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp hiện đại? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và người bán hàng quan tâm. Bán hàng cá nhân là...

Bài Viết Liên Quan
The bottom line là gì

The bottom line là gì? Hiểu về ý nghĩa và ứng dụng trong kinh doanh

Lợi nhuận ròng - The bottom line đóng vai trò then chốt trong việc đánh...

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là gì? Điểm danh 28 KPI quan trọng trong Marketing

KPI Marketing là một công cụ quan trọng giúp đo lường và đánh giá hiệu...

Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

HRI chỉ rõ cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và...

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Manufacture là gì? Tìm hiểu chi tiết về quy trình sản xuất hiện đại

Bạn thắc mắc manufacture là gì và tầm quan trọng của nó trong ngành công...

Bán hàng cá nhân là gì

Bán hàng cá nhân là gì? Khám phá quy trình thực hiện bán hàng cá nhân hiệu quả

Bán hàng cá nhân là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp và...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers