adsads
nen giao viec cho nhan vien khi nao 1
Lượt Xem 30 K

Một số nhà quản lý thường muốn giao phó tất cả công việc cho nhân viên vì quan niệm rằng nhiệm vụ chính của họ là tổ chức, sắp xếp công việc và hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên hoàn thành các công việc được giao. Tuy nhiên, cũng có một số nhà quản lý muốn tự mình làm hết những việc mà họ cho rằng quan trọng và nghĩ rằng nếu họ không “nhúng tay vào” thì mọi việc khó có thể đạt được kết quả như mong đợi.

 

1. Khi công việc có tính đặc thù

 

Trong trường hợp này, các sếp thường lấy lý do “nếu anh muốn làm tốt một việc nào đó thì hãy tự làm việc ấy” để không giao việc cho nhân viên. Đối với một số tình huống như quản lý quan hệ với một khách hàng khó tính, thực hiện một dự án mà sếp là người khởi xướng và am hiểu nhất về dự án ấy thì cách này có thể phù hợp. Tuy nhiên, những thay đổi nhỏ so với kế hoạch ban đầu có thể không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng. Them vào đó, giao phó công việc cho nhân viên sẽ giúp sếp tiết kiệm thời gian, đồng thời xây dựng được tinh thần làm việc đồng đội. Do đó, sếp nên giao việc cho nhân viên nếu có thể linh hoạt thực hiện những công việc có tính chất đặc thù bằng nhiều cách khác nhau. Biết đâu, nhân viên có những cách làm sáng tạo mà sếp có thể học hỏi.

 

2. Khi hướng dẫn cho nhân viên mất nhiều thời gian hơn là sếp tự làm

 

Chẳng hạn, để nhờ một nhân viên gửi một bức thư điện tử cho mình, sếp phải hướng dẫn cô ta cách sử dụng phần mềm máy tính với thời gian dự kiến là 30 phút (nhưng thực tế có thể kéo dài đến 2h!). Trong khi đó, nếu sếp tự mình làm điều ấy chỉ trong 5 phút. Các chuyên gia cho rằng đây có thể là một lý do để sếp không giao việc cho nhân viên. Thế nhưng, nếu việc này xảy ra hằng ngày thì phải xem lại vấn đề.

 

Đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên là một việc làm mất thời gian và đòi hỏi nhà quản lý phải có sự kiên nhẫn. Nhưng một khi nhân viên đã học được những kĩ năng cần thiết, họ sẽ làm tốt các công việc được giao và giải phóng bớt thời gian cho sếp. Không nên “giành” việc của nhân viên với lý do sếp không có thời gian để chỉ dạy cho họ. Nên nhớ rằng tạo cho nhân viên những công việc có ý nghĩa cũng là một phần trách nhiệm của sếp.
Tuy nhiên trong những trường hợp khẩn cấp (chẳng hạn như phải chuẩn bị cho một sự kiện lớn) và công việc có tính chất không thường xuyên, sếp hoàn toàn có thể chia sẻ công việc với nhân viên và trực tiếp thực hiện một số phần việc nào đó với mục đích hoàn tất mọi việc đúng hạn.

 

3. Khi sếp thật sự yêu thích một công việc nào đó

 

Khi ấy, sếp sẽ có khuynh hướng muốn tự mình thực hiện việc đó. Điều này thường xảy ra với những nhà quản lý vừa mới được đề bạt với rất nhiều thành tích trong quá khứ gắn liền với việc tự thực hiện những công việc của một nhân viên. Chẳng hạn, một giám đốc bán hàng có thể vẫn giữ thói quen liên hệ với khách hàng và bán hàng trực tiếp thay vì nhường phần việc đó cho các nhân viên bán hàng cấp dưới.

 

Sara McCord khuyên các nhà quản lý mới được bổ nhiệm không nên tìm cách “quyến luyến” với công việc cũ và “lấn sân” của các đồng nghiệp hiện đang đảm nhận trách nhiệm của mình trước đây. Điều đó có thể gây ra sự hiềm khích từ những nhân viên này vì dưới mắt họ, có vẻ như sếp chỉ muốn thể hiện bản thân chứ không hề muốn đào tạo, dẫn dắt và phát triển nhân viên. Thay vào đó, sếp chỉ nên gợi mở việc giúp đỡ nhân viên làm tốt nhiệm vụ của họ khi cần thiết bằng cách nói với họ rằng mình thật sự yêu thích công việc ấy, đã từng trực tiếp thực hiện nó trước đây và sẵn sang trả lời bất cứ câu hỏi nào của nhân viên liên quan đến công việc này. Song song đó, sếp nên xác định những khía cạnh mà mình yêu thích từ công việc cũ và đi tìm những niềm vui tương tự từ vai trò mới.

 

Cuối cùng, nếu thật sự yêu thích công việc hiện tại và cảm thấy mình chưa phù hợp với vị trí quản lý thì tốt nhất không nên nhận đề xuất thăng tiến. Một người làm những việc mà mình yêu thích và có thể làm tốt nhất thì sẽ có khả năng thành công cao nhất, dù đang ở vị trí nào.

 

Sara cũng khuyên các nhà quản lý không nên có tâm lý rằng giao phó công việc là một điều không tốt và điều đó có thể khiến mọi người xung quanh nghĩ rằng sếp không có năng lực hay thực tài nên không thể tự mình thực hiện mọi việc. Những nhà quản lý giỏi là những người hiểu biết các khía cạnh của công việc, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của các nhân viên để giao những công việc phù hợp và giúp họ phát triển nghê nghiệp.

 

Theo Đông Dương – Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến nhân viên tin tưởng vào quản lý của họ.

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại nhiều biến động. Theo một khảo sát của Robert Walters, trong 2024, 59% người có trình độ tại Việt Nam sẵn sàng tìm kiếm cơ hội công việc mới trong nếu họ không hài lòng với công việc hiện tại. Để thành công, các nhà quản lý cần nắm vững nghệ thuật quản lý, tạo môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy bản thân được đánh giá cao và có giá trị. Bài viết này sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn đạt được mục tiêu đó.

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế và phát triển nguồn nhân lực (L&D). Sự thay đổi này đến từ nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng nhân viên trẻ gia nhập lực lượng lao động và leo lên các vị trí quản lý, áp lực gia tăng về chứng minh hiệu quả đầu tư (ROI) cho các chương trình đào tạo, hay xu hướng quay trở lại văn phòng làm việc. Cùng với sự thay đổi đáng kể trong môi trường lao động, dự đoán 5 xu hướng đào tạo nội bộ nổi bật trong năm 2024 sẽ là điều mà các chuyên gia phát triển nguồn nhân lực và pháp chế không nên bỏ qua.

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc biệt là trong giai đoạn như hiện nay. Tuy nhiên, tác động của việc nói lời tạm biệt với đồng nghiệp không chỉ dừng lại ở những con số trên bảng cân đối kế toán. Nó còn ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên, gây ra sự thiếu tự tin và lo lắng.

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi, học hỏi và ghi nhận công việc của một người đồng nghiệp trong cùng một tổ chức hoặc ngành nghề. Phương pháp này không chỉ mang lại lợi ích cho người thực hiện đồng hành mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nhân viên và doanh nghiệp. Cùng VietnamWorks tìm hiểu qua bài viết sau vì sao “Job Shadowing” là sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers