adsads
shutterstock 2143488295 2
Lượt Xem 3 K

Có bạn thân cùng làm chung công ty, sáng sớm các bạn có thể đi làm cùng nhau, cùng nhau trải qua những nhiệm vụ, những buổi ăn trưa và được tâm sự với nhau hằng ngày… Nghe qua có vẻ thấy hấp dẫn rồi đấy. Nhưng, liệu chuyện này kéo dài có khiến tình bạn của hai gặp rắc rối hay không? Khi rơi vào những tình huống rắc rối trong công việc, cả hai có thể xử lý một cách tinh để không sứt mẻ tình bạn không?

Những rắc rối khi có bạn thân làm việc chung công ty

Không có cơ hội kết bạn mới

Là một nhân viên mới, bạn luôn tìm cách tự mình hòa nhập vào văn hóa của công ty bằng cách đi ăn cùng đồng nghiệp, tham gia vào những buổi ăn xế của họ,… Khi có bạn thân làm chung công ty, hai bạn sẽ cùng ăn trưa, cùng làm việc và cùng về nhà,… Về lâu dài, bạn sẽ tự cắt đi các cơ hội được làm quen với những người đồng nghiệp mới nơi làm việc, bạn không dành thời gian để tìm hiểu và xây dựng mối quan hệ với những người khác. Lâu dài, bạn không thể mở rộng thêm mối quan hệ với mọi người, còn có thể khiến mọi người nghĩ rằng bạn là người khó gần, lạnh lùng.

Đặc biệt, nếu như bạn với bạn thân làm chung cùng một văn phòng, sẽ khiến cả hai phụ thuộc vào nhau. Và cả hai không thể làm tốt công việc nếu như không có đối phương, dù làm việc cùng bạn thân của rất thú vị nhưng có một số đầu công việc yêu cầu bạn phải làm một mình. Và thật tệ nếu như bạn không có kỹ năng làm việc độc lập để hoàn thành công việc.

Mất tập trung

Bạn kiếm được công việc và bạn muốn tập trung hoàn toàn năng lượng vào công việc của mình. Nhưng ngay khi, bạn nhìn thấy người bạn thân của bạn, bạn đã lập tức bỏ đi ý niệm tập trung trong đầu và muốn chạy ngay tới chỗ người bạn để tán phét cả một ngày trời về những câu chuyện đồng nghiệp này nọ trong công ty hay những câu chuyện phiếm giết thời gian,… Điều này dẫn tới việc bạn mất tập trung vào công việc, chậm trễ tiến độ của cả phòng và bạn còn bị sếp mắng, nặng nề hơn là bạn còn bị công ty sa thải. 

Công việc và cuộc sống riêng tư đan xen 

Chúng ta thường tìm đến bạn thân vào buổi tối hoặc cuối tuần để xả những tiêu cực khi đi làm, bạn bè cảm thấy thoải mái khi ngồi cạnh nhau mà không cần nhắc tới những kế hoạch hay công việc cần thực hiện. Nhưng nếu bạn thân làm chung công ty với bạn thì rất có thể những chuyện xảy ra tại công ty sẽ được mang về nhà. Sau đó, những chủ đề về phim ảnh, idol, những bản nhạc hấp dẫn hay những cuốn sách thú vị… dần dần được thay thế bằng những dự án, kế hoạch về công việc, các bạn sẽ dành hàng đống thời gian trong những ngày nghỉ ngơi chỉ để nói về biện pháp giúp các bạn hoàn thành dự án để đạt kết quả tốt.

Tất nhiên, việc xung đột ý kiến cũng hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn làm chung với bạn thân của mình. Nếu như, cả hai tranh cãi nhau tới mức không muốn nhìn thấy nhau, sẽ tạo ra tình huống khó khăn cho cả hai khi làm chung cùng một công ty. Vậy nên, hãy xem xét kỹ càng có nên làm việc chung với bạn thân của mình không nhé!

Bị so sánh tại công ty

Việc cạnh tranh trong môi trường công sở là chuyện không thể tránh khỏi. Nếu như người bạn thân của bạn thăng tiến nhanh hơn và được tăng lương, còn bạn mãi vẫn lẹt đẹt tại vị trí cũ và còn bị sếp đem ra so sánh với người bạn của mình. Liệu bạn có cảm thấy khó chịu không? Hay, bạn được sếp trọng dụng và được công ty khen thưởng, tăng chức cho bạn, bạn có cảm thấy ái ngại với người bạn của mình không? Ngược lại, nếu như bạn thân của bạn được trọng dụng, bạn có cảm thấy ghen tị không? Thế nên, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, bạn vẫn sẽ bị cảm xúc tiêu cực bao vây lấy tâm trí.

Những biện pháp để giữ tình bạn

Nếu như bạn với bạn thân của bạn làm việc chung với nhau cùng một công ty, bạn muốn giữ mối quan hệ tình cảm của hai. Vậy, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Kiểm soát cái tôi: Bạn nên nhớ rằng công việc là công việc, chơi là chơi. Khi đi làm, bạn nên hạ cái tôi của mình, chấp nhận khi bạn gặp sai lầm hay cần sự giúp đỡ. Nếu bạn thân của bạn phê bình và chỉ ra cái sai của bạn trong công việc, bạn nên nhận ra rằng tất cả mọi điều đó là vì lợi ích của công việc. Hãy hoàn thành công việc một cách cẩn thận, không cẩu thả. Đừng vì cái tôi mà xung đột với bạn bè của mình.
  • Kiểm tra lại năng lực của bản thân: Nếu như bạn thấy bạn thân của mình được thăng chức, bạn nên cố gắng nhìn nhận lại bản thân, kiểm tra lại những cơ hội để đảm bảo rằng bạn cũng có thể phát triển một cách chuyên nghiệp. Và, hãy xem đó là một động lực giúp bạn thay đổi và trưởng thành hơn.

Xem thêm: Tôi bất ngờ bị cho thôi việc vì từ chối làm việc vào ngày nghỉ

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers