adsads
Untitled design 29
Lượt Xem 53 K

Bạn đang cảm thấy chán nản công việc hiện tại? Bạn nhận thấy bản thân không còn say mê hay hứng thú với công việc mà mình đang làm? Bạn đang băn khoăn không biết có nên nhảy việc hay không? Làm thế nào để “kéo hứng” trong công việc? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trăn trở đó.

 

1/ Chán nản công việc – Câu chuyện không của riêng ai 

Chán nản công việc là câu chuyện không của riêng ai. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ đến một thời điểm, lúc này sự say mê và hứng thú với công việc sẽ bị những áp lực, căng thẳng che lấp. Những lúc như thế, bạn sẽ cảm thấy không còn trông chờ quá nhiều với công việc hiện tại của mình. Từ đó, sẽ sinh ra trạng thái không muốn làm việc hay chính xác hơn là chán nản.

Tất nhiên, vì ai cũng cũng có thể mắc phải tình trạng này nên bạn đừng quá lo lắng. Hãy đón nhận nó một cách thoải mái và giải quyết triệt để sự chán nản này.

 

2/ Chán nản công việc: Hãy tìm nguyên nhân thay vì tìm lý do để nghỉ việc

Khi công việc cho bạn 100 lý do để chán nản thì hãy đi tìm cho mình 1000 lý do để tiếp tục công việc hiện tại. Hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao bạn cảm thấy chán nản công việc hiện tại.

Bởi, chỉ khi tìm ra được nguyên nhân cụ thể thì bạn mới có được giải pháp thích hợp. Và cách để biết được nguyên nhân chính là tự mình trả lời những câu hỏi sau:

  • Thời điểm nào bạn bắt đầu cảm thấy chán nản công việc
  • Bạn không hài lòng với sếp?
  • Bạn không muốn làm việc cùng với những đồng nghiệp thích “cà khịa” nữa?
  • Bạn không hài lòng chuyện lương bổng?
  • Bạn cảm thấy môi trường làm việc này không lý tưởng, cơ hội thăng tiến gần như bằng không?
  • Công việc này quá áp lực?
  • Bạn bị chèn ép và ức hiếp khi làm việc tại đây?
  • Bạn nhận ra được con đường sự nghiệp mới mà mình muốn theo đuổi?

Khi trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ biết được nguyên nhân nào khiến bạn mang cảm giác tiêu cực trong công việc. Từ đó, có thể nhanh chóng khắc phục nó sớm nhất có thể.

 

3/ Chán nản công việc: Xác định lại mục tiêu sự nghiệp mà bạn mong muốn

Khi gặp phải khó khăn và thử thách, con người cảm thấy chán nản sẽ là điều hiển nhiên. Thế nhưng, dũng cảm vượt qua hay nhu nhược, hèn nhát là lựa chọn của bạn.

Do đó, để có thể vượt qua giai đoạn chán nản nhất thời này, bạn hãy tự mình xác định lại mục tiêu nghề nghiệp bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Mục tiêu nghề nghiệp hiện tại là gì?
  • Bạn mong muốn mình đạt được gì trong công việc này?
  • Tại sao lúc đầu bạn lại lựa chọn công việc này?
  • Công việc này cho bạn những gì? (cơ hội thăng tiến, lương bổng, môi trường tốt để học hỏi kinh nghiệm,…)

Sau khi trả lời những câu hỏi này xong, hãy viết nó cạnh với những lý do khiến bạn muốn nghỉ việc. Nếu những lợi ích mà công việc này mang lại không đủ để bạn bỏ qua những lý do kia thì hãy cân nhắc đến chuyện thay đổi công việc mới. 

Vì đôi khi chuyện chán nản công việc chỉ là cảm xúc nhất thời do bạn bị áp lực quá lớn. Đánh mất một công việc tốt đang được nhiều người ao ước chỉ vì cảm xúc nhất thời thì quả thật rất đáng tiếc. Hãy cân nhắc kỹ bạn nhé.

 

4/ Tìm cách để cải thiện cảm xúc chán nản của bản thân

Thay đổi không gian làm việc 

Mua một vài chậu cây nhỏ đặt trên bàn làm việc cũng là một cách để bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, màu xanh của cây còn có tác dụng rất tốt đối với thị lực, nếu bạn thường xuyên bị đau mắt với màn hình máy tính thì có thể cân nhắc phương án này.

Tìm kiếm niềm vui trong công việc

Hãy tìm cho mình một đồng nghiệp hợp ý để chia sẻ áp lực công việc hay những điều mới mẻ trong công việc nhàm chán (thay đổi phương pháp làm việc, đổi mới ý tưởng,…)

Chăm sóc bản thân và cân bằng cuộc sống

Chán nản công việc thường nảy sinh khi bạn gặp phải quá nhiều áp lực. Vì thế, hãy học cách cân bằng chúng, và lập một kế hoạch làm việc cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn quản lý thời gian cũng như công việc hiệu quả hơn.

Đồng thời, bạn cũng nên chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái sẽ giúp giải quyết công việc nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.

Chán nản công việc không còn đáng lo ngại nếu bạn chịu khó dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp khắc phục. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi trên và áp dụng giải pháp của chúng tôi để giải quyết những trăn trở của mình bạn nhé. Chúc bạn sẽ sớm trở lại trạng thái tốt nhất trong công việc.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng tăng, Video Editor đang trở thành một nghề nghiệp hấp...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư phổ biến trên thị trường tài chính. Để hiểu rõ...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để phân tích dữ liệu. Hiểu rõ trung vị là gì...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng vai trò quan trọng. Một trong những phương pháp hiệu...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất của quốc gia....

Bài Viết Liên Quan
Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Video Editor là gì? Vai trò và yêu cầu của một Video Editor chuyên nghiệp

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nội dung video ngày càng...

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Bond là gì? Tìm hiểu về trái phiếu và cách phân loại

Trái phiếu hay còn gọi là Bond, là một trong những công cụ đầu tư...

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là gì? Khám phá khái niệm và ứng dụng của trung vị

Trung vị là khái niệm quan trọng trong thống kê, thường được sử dụng để...

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Pros and Cons là gì? Bật mí cách đưa ra quyết định thông minh

Trong cuộc sống và công việc, việc đưa ra quyết định sáng suốt luôn đóng...

ngành quản lý đất đai

Khám phá cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện tại

Ngành quản lý đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers