adsads
làm gì khi chán nản công việc hiện tại
Lượt Xem 1 K

Chán nản công việc – Câu chuyện không của riêng ai

Chán nản công việc là câu chuyện không của riêng ai. Bất cứ ai trong chúng ta cũng sẽ đến một thời điểm, lúc này sự say mê và hứng thú với công việc sẽ bị những áp lực, căng thẳng che lấp. Những lúc như thế, bạn sẽ cảm thấy không còn trông chờ quá nhiều với công việc hiện tại của mình. Từ đó, sẽ sinh ra trạng thái không muốn làm việc hay chính xác hơn là chán nản.

Tất nhiên, vì ai cũng cũng có thể mắc phải tình trạng này nên bạn đừng quá lo lắng. Hãy đón nhận nó một cách thoải mái và giải quyết triệt để sự chán nản này. Các thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết mình phải làm gì khi chán nản công việc hiện tại.

Chán nản công việc – Câu chuyện không của riêng ai

Dấu hiệu cho thấy bạn đang chán nản công việc

Trước khi tìm hiểu cần phải làm gì khi chán nản công việc hiện tại, chúng ta hãy xem những dấu hiệu của vấn đề này như thế nào. Dưới đây chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đang thực sự cảm thấy chán nản công việc hiện tại của mình: 

  • Uể oải vào buổi sáng: Cho dù ngủ đủ giấc bạn vẫn cảm thấy uể oải và không muốn tỉnh dậy. Không có cảm giác hào hứng và muốn đi làm. Bạn cảm thấy lười biếng, ngại ngần khi nghĩ đến công việc và những cuộc họp đang chờ.
  • Thiếu động lực: Khi không hứng thú với công việc của mình, bạn sẽ không còn chút hào hứng với bất kỳ dự án nào, mất đi động lực cống hiến. Bạn sẽ chỉ quan tâm đến chuyện làm cho xong việc của mình.
  • Không tập trung: Sự tập trung của công việc của bạn bị phân tán đi nhiều, từ việc lướt báo mạng, Facebook,… đến buôn chuyện với đồng nghiệp.
  • Cảm thấy áp lực công việc nặng nề: Đây là điều tồi tệ nhất của việc chán nản công việc chính là những cảm xúc tiêu cực sẽ đeo bám bạn. Điều này ảnh hưởng rõ nhất là khi bạn luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng.
  • Sức khỏe bị giảm sút: Một hệ quả của việc luôn phải đối mặt với áp lực không chỉ là một tinh thần tồi tệ mà còn giảm sự sa sút về thể chất. Bạn luôn cảm thấy uể oải và buồn ngủ ngay tại bàn làm việc mặc dù đã nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Cảm thấy không còn phù hợp: Bạn cảm thấy mọi thứ ở công ty dần trở nên không còn phù hợp với bạn. Bạn sẽ nhận thấy những khác biệt trong cách công ty đang vận hành với những gì bạn mong muốn.
  • Thường xuyên phàn nàn về công việc: Nếu thực sự chán nản và không thực sự hài lòng với công việc của mình thì bạn sẽ bắt đầu dành nhiều thời gian hơn để kể với bạn bè và gia đình rằng công việc hiện tại tồi tệ như thế nào.

Xem thêm: Câu chuyện tìm việc: Chọn môi trường tốt hay sếp tốt?

Làm gì khi chán nản công việc hiện tại?

Hiểu rõ nguyên nhân

Bạn nên làm gì khi chán nản công việc hiện tại của mình? Điều bạn cần làm lúc này chính là suy ngẫm về cảm xúc của bạn, ngăn sự ảnh hưởng đến hiệu suất cũng như thái độ và tinh thần làm việc. Bằng những câu tự hỏi, bạn có thể bắt đầu hiểu được bản thân và tìm giải pháp cho mình.

Bạn hãy tự đặt những câu hỏi cho bản thân mình, bạn có thể bước đầu hiểu được bản thân và tìm giải pháp cho mình. Những câu hỏi đó có thể là: 

  • Bạn có hài lòng với công việc của mình? 
  • Bạn thấy mức thù lao xứng đáng với mình hay chưa? 
  • Chức danh và trách nhiệm có thực sự tương đồng? 
  • Bạn thấy công việc có ý nghĩa với mình không? 
  • Người quản lý đã giao cho bạn công việc tương xứng? 
  • Bạn có thích công việc mình đang làm? 
  • Bạn có thực sự muốn làm công việc nào khác?

Hãy tự trả lời và nhìn sơ lược lại những nguyên nhân được kể trên, từ đó bạn đó tìm được đáp án cho mình và có những quyết định sau cho mình.

Hiểu rõ nguyên nhân

Xác định lại mục tiêu công việc

Khi gặp phải khó khăn và thử thách, con người cảm thấy chán nản sẽ là điều hiển nhiên. Thế nhưng, dũng cảm vượt qua hay nhu nhược, hèn nhát là lựa chọn của bạn. 

Do đó, để có thể vượt qua giai đoạn chán nản nhất thời này, bạn hãy tự mình xác định lại mục tiêu nghề nghiệp bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Mục tiêu nghề nghiệp hiện tại là gì?
  • Bạn mong muốn mình đạt được gì trong công việc này?
  • Tại sao lúc đầu bạn lại lựa chọn công việc này?
  • Công việc này cho bạn những gì? (cơ hội thăng tiến, lương bổng, môi trường tốt để học hỏi kinh nghiệm,…)

Sau khi trả lời những câu hỏi này xong, hãy viết nó cạnh với những lý do khiến bạn muốn nghỉ việc. Nếu những lợi ích mà công việc này mang lại không đủ để bạn bỏ qua những lý do kia thì hãy cân nhắc đến chuyện thay đổi công việc mới. 

Vì đôi khi chuyện chán nản công việc chỉ là cảm xúc nhất thời do bạn bị áp lực quá lớn. Đánh mất một công việc tốt đang được nhiều người ao ước chỉ vì cảm xúc nhất thời thì quả thật rất đáng tiếc. Hãy cân nhắc kỹ bạn nhé. 

Làm mới lại công việc

Một công việc quá bận rộn và có quá nhiều thứ bạn cần giải quyết, điều đó khiến bạn bị hụt hơi và không còn sức để cố gắng. Lời khuyên dành cho bạn khi bắt đầu cảm thấy chán nản công việc hiện tại chính là hãy bỏ ra một ít thời gian để có thể sắp xếp lại mọi công việc một cách khoa học hơn. Việc nào quan trọng cần trước thì làm trước. Giải quyết dứt khoát công việc này thì mới chuyển sang việc khác, không nên làm mỗi việc một chút, như vậy mọi thứ đều dở dang và chẳng mang lại hiệu quả.  

Thay đổi không gian làm việc

Mua một vài chậu cây nhỏ đặt trên bàn làm việc cũng là một cách để bạn cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, màu xanh của cây còn có tác dụng rất tốt đối với thị lực, nếu bạn thường xuyên bị đau mắt với màn hình máy tính thì có thể cân nhắc phương án này.

Chia sẻ với đồng nghiệp và mọi người để được giúp đỡ

Bạn có thể chia sẻ với đồng nghiệp để tìm được sự đồng cảm và được chia sẻ. Đồng nghiệp cũng có thể là người giúp đỡ bạn tốt hơn trong công việc bằng cách hỗ trợ bạn. Từ đó bạn vừa thấy tâm lý được giải tỏa vừa có thêm động lực để hoàn thành công việc cùng với đồng nghiệp tốt hơn. Đó chính là những người đồng nghiệp chân chính, sẵn sàng sẻ chia với bạn. Mối quan hệ tốt cũng sẽ giúp bạn hào hứng hơn khi đi làm.

Học thêm kỹ năng và chuyên môn

Chán nản với công việc khi bạn bị bão hòa thì có thể học thêm các kiến thức và kỹ năng mới để nâng cấp bản thân. Điều này giúp bạn tự tạo thêm cơ hội mới cho mình. 

Bạn có thể đăng ký các khóa học đào tạo mới, tham gia workshop, lớp học ngoại ngữ, phát triển kỹ năng để bản thân trở nên tài giỏi và tỏa sáng hơn. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng có được những bước tiến mới trong công việc và sự nghiệp của mình. Bạn cũng sẽ nhận được công nhận từ sếp và đồng nghiệp xung quanh.

Chọn một nghề “tay trái”

Bạn cũng có thể thử sức mình bằng việc mở cửa hàng thời trang, lớp học gia sư, bán hàng qua mạng,… đầu tư cùng với bạn bè và người thân. Đây sẽ là cách để bạn kiếm thêm thu nhập và tìm niềm vui cho mình. Bạn có thể lựa chọn bất cứ công việc nào. Miễn bạn cảm thấy thích và có khả năng.

Tìm một công việc mới 

Đôi khi, sự thay đổi sẽ mang lại năng lượng tích cực cho bạn. Nếu cảm thấy nhàm chán với công việc, môi trường làm việc, tính chất công việc không còn phù hợp. Vậy thì tại sao bạn không thử lựa chọn cho mình một lối đi riêng. Bạn không nên bó hẹp bản thân mình trong vùng an toàn. Đừng ngại ngần khi đối mặt với những thử thách của bản thân khi tìm công việc mới.

Học cách bằng lòng với những gì mình có

Đôi khi công việc “chọn bạn” chứ không phải bạn là người chọn công việc. Chính vì thế, hãy nhìn vào những điểm tích cực mà công việc mang lại cho bạn thay vì chỉ nghĩ đến những mặt hạn chế, tẻ nhạt. Với những cách này, bạn sẽ tìm lại được sự hứng khởi và có động lực để “đồng hành” cùng công việc. 

Học cách bằng lòng với những gì mình có, bạn sẽ cảm thấy tâm trí mình nhẹ nhàng và thoải mái cũng như hạnh phúc với những thứ mình có. Như thế bạn sẽ thấy những điều mình đã và đang đạt được đáng để trân trọng hơn.

Học cách bằng lòng với những gì mình có

Chăm sóc bản thân và cân bằng cuộc sống

Chán nản công việc thường nảy sinh khi bạn gặp phải quá nhiều áp lực. Vì thế, hãy học cách cân bằng chúng, và lập một kế hoạch làm việc cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn quản lý thời gian cũng như công việc hiệu quả hơn.

Đồng thời, bạn cũng nên chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái sẽ giúp giải quyết công việc nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.

Như vậy bạn đã biết làm gì khi chán nản công việc hiện tại rồi đúng không nào? Chán nản công việc không còn đáng lo ngại nếu bạn chịu khó dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp khắc phục. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi trên và áp dụng giải pháp của chúng tôi để giải quyết những trăn trở của mình bạn nhé. Chúc bạn sẽ sớm trở lại trạng thái tốt nhất trong công việc.

Xem thêm: Thiên vị là gì? Làm gì khi sếp thiên vị nơi công sở

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm,...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers