adsads
Thiên vị là gì
Lượt Xem 1 K

Thiên vị là gì?

Thiện vị là gì? thiên vị được hiểu đơn giản là cách đối xử không công bằng, chỉ ưu ái và coi trọng một bên, trong khi đó bên còn lại phải chịu thái độ thờ ơ, lạnh nhạt. thiên vị có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trong gia đình, ngoài xã hội hay môi trường làm việc. Tuy nhiên, vấn đề được thể hiện rõ nét nhất là môi trường công sở.

Tuy biết rằng môi trường làm việc nào thì cũng có sự cạnh tranh và ai cũng mong muốn thể hiện năng lực của mình, được cấp trên công nhận. Tuy nhiên, không phải bao giờ sự cạnh tranh cũng là lành mạnh, năng lực được đánh giá đúng với những gì bỏ ra. Mà có thể thông qua các mối quan hệ, lời nịnh nọt. Điều đó đã đẩy nhiều nhân viên rơi vào cảm giác chán nản và bất bình. Và nó có thể hiện hữu ở bất kỳ khía cạnh nào trong công việc từ khen thưởng, tăng lương, giao việc,…

Thiên vị là gì

Xem thêm : Năm của “Thiên nga đen” và những tác động không thể lường trước

Dấu hiệu thể hiện sự thiên vị nơi công sở

Một số dấu hiệu có thể thấy khi vấn đề thiên vị xảy ra mà bạn có thể nhận biết được như:

Phân công công việc không đều

Thông thường, người quản lý sẽ phải dựa vào năng lực, vị trí của từng nhân viên để giao việc. Tuy nhiên, người nhân viên lại chỉ giao nhiệm vụ quan trọng cho các nhân viên thân tín mà không cân nhắc đến năng lực của nhân viên khác, thì đó chính là dấu hiệu họ đang thiên vị.

Trường hợp này là họ đang tạo cơ hội cho những người kề cận được thăng quan tiến chức. Ngược lại, những nhân viên khác lại không được coi trọng và chỉ giao những nhiệm vụ nhỏ nhặt và không đúng chuyên môn.

Đánh giá năng lực không công bằng

Đánh giá năng lực nhân viên chính là trách nhiệm của một người làm sếp/quản lý. Họ cần phải dựa vào hiệu suất công việc để có cái nhìn và đánh giá khác quan. Tuy nhiên, một số người lại chỉ dựa vào định kiến cá nhân và chỉ đánh giáo cao những nhân viên thân tín, có quan hệ.

Trong khi đó, những nhân viên khác hoàn thành công việc tốt được giao, thậm chí tốt hơn các nhân viên đó nhưng lại không được đánh giá cao. Đây chính là một trong những dấu hiệu thiên vị.

Dành vị trí quan trọng cho người nhà/người quen

Tình trạng này thường sẽ khá phổ biến ở những công ty gia đình, nơi mà các thành viên được nắm giữ những vị trí quan trọng. Khi đó, dù năng lực của bạn có giỏi đến đâu hay nỗ lực thế nào thì bạn cũng chỉ là nhân viên mà không được đề bạt lên các bị trí quan trọng.

Không công nhận sự nỗ lực của bạn

Sẽ có thể những đóng góp, nỗ lực, kết quả mà bạn mang lại cho công ty đều không được sếp công nhận. Khi đó, một vài nhân viên chỉ hoàn thành những việc nhỏ nhặt thì lại được sếp tán dương và khen thưởng.

Nếu chỉ mỗi bạn gặp trường hợp này thì bạn có thể đang bị sếp ghét. Nhưng nếu đồng nghiệp của bạn cũng gặp tình huống tương tự thì đây chính là biểu hiện cho sự thiên vị.

Giao việc cho mình bạn ngoài giờ làm

Tất nhiên vào cuối tuần và những ngày nghỉ bạn sẽ không muốn bị làm phiền từ sếp. Có thể năng lực của bạn có thể được sếp giao việc ngoài giờ làm. Nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và chỉ xảy ra đối với một mình bạn thì đây là dấu hiệu của việc sếp thiên vị và không ưa bạn.

Bỏ qua lỗi sai của người thân tín

Mắc lỗi sai trong công việc là điều không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc. Thế nhưng, nếu một nhân viên mắc lỗi nhiều lần, làm ảnh hưởng đến cả tập thể nhưng sếp lại không khiển trách hay áp dụng hình phạt, thậm chí còn bao che thì đó có thể là biểu hiện của sự thiên vị đấy.

Cuộc vui chung không có bạn 

Trong các cuộc vui của công ty bạn có thể bị cho ra rìa hay không được thông báo hoặc có lời mời thì rất có thể bạn đã bị “bơ”. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiên vị, không được đối xử cân bằng.

Dấu hiệu thể hiện sự thiên vị nơi công sở

Làm gì khi sếp thiên vị

Tìm hiểu lý do đằng sau sự “ưu ái” từ sếp

Việc đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện ra một sự ưu ái đặc biệt là tìm hiểu nguyên do của nó: Đó là bạn bè học chung đại học của sếp hay bà con họ hàng, hay sếp quý người đó chỉ vì năng lực vượt trội, doanh số đem về đáng ghi nhận… Biết được lý do bị phủ mờ đằng sau sẽ giúp bạn có được cái nhìn khách quan nhất, đánh giá sự ưu ái đó có công bằng hay không.

Khẳng định giá trị của bạn

Nếu sự thiên vị của cấp trên quá rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và công việc của bạn. Hãy khéo léo định vị và thay đổi bản thân để phù hợp hơn với những tiêu chí của cấp trên và hòa đồng với đồng nghiệp.

Tuyệt đối không chất vấn hay buộc tội sếp. Điều này có thể khiến bạn trở thành người nhỏ nhen và đối đầu với họ. Hãy suy nghĩ thấu đáo, cẩn trọng và tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chứng tỏ giá trị chính mình với công ty, đồng nghiệp, khách hàng.

Không tỏ thái độ với người được “ưu ái”

Đôi khi nhân viên được ưu ái không hề có lỗi, họ thậm chí không biết lý do sếp quan tâm đến mình nhiều hơn người khác. Nếu bạn bày tỏ thái độ không đúng sẽ gây mất hòa khí công ty, khiến bầu không khí trở nên ngột ngạt, khó chịu, ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh. Bạn cần giữ mối quan hệ hài hòa với những nhân viên được ưu ái này.

Trao đổi với sếp một cách khéo léo

Nhưng nếu bạn đã cố gắng chứng tỏ năng lực và thay đổi bản thân. Nhưng vẫn không hiệu quả. Hãy thử trao đổi một cách tế nhị, khéo léo với cấp trên, thỏa thuận rõ công việc và nhiệm vụ của bạn. Đề nghị sếp đánh giá và đưa ra ý kiến xây dựng và giúp đỡ nếu cần thiết. Trong cuộc thảo luận, hãy đặt những câu hỏi cụ thể. Chỉ ra điểm mà mình cảm thấy chưa thỏa đáng. Với cách giải quyết này, bạn sẽ không sợ bị thiệt thòi và phớt lờ những thành quả mà mình đã đóng góp.

Chia sẻ với phòng nhân sự

Trong một số trường hợp, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ trực tiếp với bộ phận nhân sự. Họ sẽ là người có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy tinh thần làm việc cho mọi nhân sự.

Vì thế, bạn hãy chia sẻ một cách khéo léo với bộ phận nhân sự để có hướng giải quyết kịp thời. Phòng nhân sự sẽ đưa ra lời giải thích thỏa đáng và không phải chịu, bực dọc.

Không tỏ thái độ gay gắt

Dù sếp của bạn có biểu hiện thiên vị thì bạn cũng không nên tỏ thái độ gay gắt, chất vấn hay buộc tội sếp. Đây là hành động kém khôn ngoan. Dù sao họ cũng là cấp trên của bạn. Việc đối đầu với họ chẳng mang đến lợi lộc gì cho bạn. Thậm chí, bạn còn bị liệt vào “danh sách đen” của sếp.

Tìm một môi trường phù hợp hơn với bạn

Nếu bạn đã thử đủ tất cả các biện pháp kể trên mà thái độ của sếp vẫn không hề cải thiện, thường xuyên dồn việc khó, bắt bạn làm thêm ngoài giờ và ưu ái cho một số người thì bạn nên chấm dứt công việc hiện tại và tìm cho mình một môi trường công bằng, tôn trọng nhân viên hơn. Cố gắng chịu đựng trong một môi trường tồi sẽ khiến bạn luôn ở trong trạng thái chán nản, mất hết động lực làm việc, kết quả càng ngày càng tệ.

Như vậy là bạn đã hiểu rõ về thiên vị là gì? Phải làm gì khi xảy ra tình trạng thiên vị. Chắc chắn một công ty đối xử thiếu công bằng với nhân viên sẽ khó tìm được cấp dưới trung thành và không thể nào có những đột phá trong kinh doanh, bạn ở lại cũng đồng nghĩa với việc tự tay hủy hoại tương lai của chính mình.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, v.v. mà không dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều nhà tuyển dụng cho biết những ứng viên biết cách chạm vào “nỗi đau” của doanh nghiệp lại có khả năng trúng tuyển cao hơn.

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đời tư với mong muốn khai thác ứng viên tối đa. Tuy nhiên, những câu hỏi đó lại vô tình đặt ứng viên vào tình thế khó xử và không biết phải xử lý sao cho khéo. 

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm, nhiều yếu tố khác của ứng viên cũng được nhà tuyển dụng xem xét kỹ lưỡng để cân nhắc đến sự phù hợp với văn hoá công ty và yêu cầu công việc. Vậy người đi làm đã có kinh nghiệm thì nên đi tìm việc chuyên nghiệp như thế nào để được đánh giá tốt ở các vị trí cao? 

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô lập công sở. Cảm giác bị cô lập, bị xa lánh quả thực cực kỳ khó chịu. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống này, bạn cần phải làm gì để phá vỡ sự cô độc ấy? 

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và đang bị quá sức. Tâm lý này có thể khiến cho mỗi ngày đi làm đều trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc nhận ra vấn đề cũng có mặt tích cực vì nó giúp bạn có kế hoạch phù hợp và chuẩn bị cho các bước cần thiết để tăng lương. Vậy những bước đó là gì? Hãy cùng VietnamWorks tham khảo ngay trong bài viết này nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers