• .
adsads
1 1200x900 2
Lượt Xem 14 K

Có bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình đi làm vì cái gì không? Trên lí thuyết khi được nhà tuyển dụng hỏi vì sao công việc này chúng ta đều trả lời rằng : “Em đam mê công việc này” hay các bạn sinh viên mới ra trường sẽ trả lời : “Em đi làm để có nhiều kinh nghiệm”. Tuy nhiên, thực tế nói “trần trụi” ra là hầu hết chúng ta đi làm vì TIỀN.

Nếu đi làm vì tiền thì đừng bán sức lao động với giá "bèo bọt"

Người lao động và doanh nghiệp là mối quan hệ Win – Win

Bạn có thắc mắc rằng tại sao nhà tuyển dụng lại chọn bạn thay vì các ứng viên khác không? Câu trả lời là vì họ cảm thấy rằng bạn sẽ “làm được việc” hơn. Nhà tuyển dụng tuyển bạn để bạn dùng sức lao động tạo ra giá trị cho công ty. Họ không tuyển dụng bạn vì yêu thích bạn. Vậy nên, cho dù bạn đang làm công việc gì thì bạn cũng đang là người “có giá trị” với doanh nghiệp. Giữa người lao động và doanh nghiệp hoàn toàn là mối quan hệ Win-Win sòng phẳng. Doanh nghiệp bỏ tiền để mua sức lao động của bạn, họ không “tặng” hay “cho” bạn vô điều kiện.

Người trẻ tuổi thường có tâm lí “biết ơn” khi được doanh nghiệp tuyển dụng bởi nghĩ mình ít kinh nghiệm sẽ không làm được gì nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp thường có xu hướng tuyển dụng người mới ra trường vì “giá” rẻ và họ sẵn sàng đào tạo. Đây là mối quan hệ vô cùng sòng phẳng. Bất kì công việc nào khi bạn bước vào môi trường mới bạn sẽ phải học lại từ đầu. Vậy nên, dù có kinh nghiệm nhiều hoặc không có kinh nghiệm bạn vẫn sẽ phải học lại. Nhưng người có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương cao hơn so với một bạn “fresher”. Hơn hết, việc tuyển dụng các bạn trẻ như “thổi luồng gió mới” cho doanh nghiệp. Các bạn trẻ năng động và bắt “trend” nhanh hơn và cũng có tư duy sáng tạo hơn. Người trẻ có cái “nhiệt huyết” mà người làm lâu năm sẽ bị “bào mòn” theo năm tháng. Vậy nên, người trẻ hãy dừng ngay suy nghĩ đi “xin” việc, chúng ta tìm công việc mà bản thân có thể tạo ra giá trị.

Một số bạn có tâm lí “ngại” nhảy việc cho dù công việc hiện tại trả bạn một mức lương “bèo” so với kinh nghiệm và những kết quả bạn đạt được. Nhưng vì không muốn mang danh “ăn cháo đá bát” nên đành ngậm ngùi ở lại. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động là mua – bán. Vậy nên, thuận mua thì vừa bán. Nếu họ cảm thấy bạn có giá trị họ sẽ chẳng ngại trả bạn một mức “hậu hỉnh” cùng những phúc lợi tốt để giữ chân bạn. Vậy nên, không có chuyện ai giúp đỡ ai. Câu chuyện giữa người lao động và doanh nghiệp là mối quan hệ Win-Win tức doanh nghiệp nhận được nhiều giá trị từ bạn cũng sẽ phải mang cho bạn nhiều phúc lợi tốt và ngược lại.

Nếu đã đi làm vì tiền thì đừng “bán rẻ” sức lao động của mình

Chúng ta có những định hướng về sự nghiệp khác nhau. Có những người làm việc vì yêu thích và họ luôn vui vẻ với công việc của mình dù cho nó không mang lại cho họ cuộc sống sung túc. Nhưng đó là câu chuyện của những người làm vì đam mê. Còn phần lớn chúng ta đi làm là để phục vụ cho cuộc sống của chính mình. Bạn có quyền lựa chọn giữa “làm vì đam mê” hay “làm vì tiền”, nhưng tuyệt nhiên bạn phải vui vẻ với quyết định của mình. Nếu đã xác định làm vì tiền thì đừng “bán rẻ” sức lao động của mình. Hãy bán nó với nơi mua với giá xứng đáng.

Vì sao chúng ta phải bán sức lao động của mình đúng giá? Chúng ta không tự nhiên “giỏi việc”, nó đòi hỏi thời gian, tiền bạc và công sức. 12 năm học phổ thông, 3- 4 năm đại học và vài năm “chinh chiến” trong công việc. Những kinh nghiệm bạn có là công sức sau những năm học tập và làm việc mà có.

Con tàu B bổng nhiên ngừng hoạt động, giám đốc tìm tất cả các kĩ sư giỏi ở công ty kiểm tra, nhưng suốt 2 tuần liền vẫn không ai giúp nó hoạt động trở lại được. Giám đốc đành mời chuyên gia bên ngoài về sửa chữa với mức giá 200.000 đô. Vị kĩ sư sau khi xem xét tầm 20 phút sau đó lấy cây búa gõ vào con ốc thì con tàu lập tức hoạt động lại. Kĩ sư trưởng của công ty không phục liền hỏi :”Chỉ gõ gõ vài cái mà lấy tận 200.000 đô sao?”. Ông ta khẳng khái trả lời: “Gõ mấy cái giá 5 đô, nhưng biết gõ ở đâu và gõ như thế nào đáng giá 199.995 đô.”

Qua câu chuyện trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy được rằng, khi doanh nghiệp chấp nhận chi trả cho bạn một khoản tiền đồng nghĩa bạn mang lại giá trị tương đương. Để nhận được “mức thù lao” đó là những năm tháng học hỏi và tích luỹ kiến thức lẫn kinh nghiệm. Vậy nên, hãy hiểu giá trị của bản thân đừng nhầm lẫm học hỏi và cống hiến với bốc lột để làm việc không công một các vô ích.

Hãy bán sức lao động ở nơi mua nó với giá tốt

Và đây là nguồn cơn khiến nhân sự luôn cảm thấy ấm ức. Việc vẫn phải làm, deadline ngoài giờ vẫn phải đáp ứng, sếp vẫn “gọi tên” mỗi khi đã kết thúc thời gian chấm công. Song, tiền OT cuối tháng thì lại “lặn tăm”. Tình trạng này diễn ra ngắn hạn ở những thời điểm mà công ty có dự án thì còn có thể cố gắng. Nhưng nếu diễn ra thường xuyên thì bạn cần cân nhắc lại thực sự vấn đề với sếp và công ty của mình. 

2 trường hợp thường xảy đến là:

  • Một là bạn chưa tận dụng thời gian làm việc tại công ty hiệu quả khiến bạn phải thường xuyên mang việc về nhà làm. Và điều này thì chắc chắn không thể đổ lỗi cho công ty. trong trường hợp này, bạn cần điều chỉnh lại checklist mỗi ngày và tập trung hơn vào công việc, học cách quản trị và sắp xếp công việc để làm việc hiệu quả hơn. 
  • Hai là bạn thực sự bị overtask với khối lượng công việc dồn dập và khổng lồ. Bạn gần như không còn thời gian trống để làm những công việc riêng tư. Như vậy thì rõ ràng bạn cần lên tiếng, trao đổi với cấp trên để tìm được giải pháp. Có thể bạn sẽ nhận được một khoản trợ cấp cho việc phải làm thêm ngoài giờ, có thể bạn sẽ được cân nhắc để tăng mức lương tương đương với khối lượng công việc mà bạn phải chịu trách nhiệm. Cũng có thể là tìm giải pháp để hạn chế công việc hoặc có thêm nhân sự để cùng bạn phụ trách công việc đó.

Bạn lao động, cống hiến trí tuệ và thời gian của bản thân cho công ty, tạo nên những giá trị cho công ty. Như vậy rõ ràng, bạn cần được chi trả xứng đáng với công sức của mình. Khi chúng ta tự tin vào năng lực của bản thân, quyết đoán và là người có khả năng thực sự, bạn được quyền ra giá, thương lượng và thậm chí là lựa chọn một nơi phù hợp để cống hiến và làm việc. 

Đừng giới hạn bản thân mình ở lại “vùng an toàn” bởi không muốn bị quy chụp là vô ơn khi nhảy việc. Khi bạn làm việc, bạn cố gắng hết sức để làm tốt nó là đã hoàn thành trách nhiệm, bạn không được ai “ban ơn” vậy nên cũng chẳng cần cảm thấy biết ơn ai. Đừng chôn vùi tương lai của bản thân bởi định hướng sai lầm và rụt rè, do dự.

Thị trường lao động vốn là một cuộc chiến, không ai có thể trách bạn nếu bạn bỏ việc để qua nơi khác làm, muốn trách thì trách người ta không đủ năng lực để giữ bạn lại.

Đừng “ngáo giá” bản thân

Đánh giá bản thân cao là tốt nhưng đừng đánh giá sai, hãy nhìn nhận từ góc độ bạn sẽ làm được gì, đóng góp được gì trong giai đoạn dài – ngắn, chứ đừng chỉ nghĩ: “Công ty chịu chấp nhận mức lương bản thân đưa ra thì có nghĩa là mình xứng đáng”. Cụm từ xứng đáng không nên chỉ phụ thuộc vào may mắn mà còn phải phụ thuộc vào quá trình cống hiến lâu dài của một người.

Nhiều bạn trẻ đã đầu tư rất nhiều tiền và thời gian cho việc học nâng cao và các bạn luôn hi vọng sau khi ra trường sẽ nhận được mức lương cao để “mau lấy lại vốn lẫn lời”. Nhưng bạn cần hiểu rằng, tiền học phí là khoản đầu tư, đã là đầu tư sẽ có lời và lỗ. Khi đi làm, kiến thức thôi chưa đủ giúp bạn thành nhân viên giỏi. Bạn cần có kinh nghiệm và để có kinh nghiệm bạn cần thời gian rèn luyện. Vậy nên, nếu muốn nhận được mức lương cao hơn bạn cần hiểu rằng bản thân phải tạo ra nhiều giá trị hơn.

Mỗi ngày bạn đi làm là đang bán sức lao động của mình vậy nên bạn luôn có quyết định rằng sẽ bán cho ai bán với giá bao nhiêu. Bạn luôn được quyền chủ động lựa chọn. Hãy quyết định bán sức lao động của mình ở nơi bạn trả nó với giá xứng đáng hơn. Ngoài lương, thưởng bạn còn cần sự tôn trọng của “người mua”. Để làm được điều đó bạn cẩn hiểu rõ giá trị của sức lao động của mình đừng đánh giá mình quá cao hay quá thấp.

Đừng "ngáo giá" bản thân

Muốn “bán” giá cao trước hết hãy làm cho mình có giá trị

Như trước đó đã đề cập, doanh nghiệp lựa chọn bạn vì họ tin bạn sẽ tạo ra được giá trị cho công ty bằng sức lao động của mình. Vậy nên, trước khi muốn “bán được giá” bạn cần làm cho mình có giá trị. Để tăng giá trị bản thân bạn cần:

Không ngừng học hỏi

Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các công việc đều có nguy cơ bị trí tuệ nhân tạo- AI, thay thế. Vậy nên, nếu ngày xưa bạn như ông bà ta hay nói :” 1 nghề chín còn hơn 9 nghề” thi ngày nay để tồn tại lâu dài trong “chiến trường công việc” thì bạn cần multitask (đa nhiệm). Bạn không cần biết nhiều việc khác nhau nhưng bạn cần biết nhiều những việc liên quan đến công việc hiện tại và những kĩ năng bổ trợ cho nó.

Làm cho bản thân trở nên khác biệt

Nếu công việc của bạn chỉ gói gọn trong một vòng lập nhất định thì bạn phải làm gì để phát triển bản thân? Câu trả lời là làm cho nó trở nên khác biệt. Đừng cố đi theo lói mòn mà hãy tự tạo cho mình lối đi. Khi làm một công việc bạn hãy cố làm sao cho công việc đó đạt hiệu quả cao nhất. Nếu công việc đó đã đạt hiệu quả thì hãy tìm phương pháp giải quyết công việc đó nhanh nhất.

Rèn luyện kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp. Kĩ năng giao tiếp tốt mở cho bạn thêm nhiều cơ hội trong sự nghiệp. Bạn có thể rèn luyện kĩ năng giao tiếp bằng cách đọc thêm những quyển sách dạy kĩ năng, những khoá học online hay những buổi giao lưu nói chuyện với đồng nghiệp.

Kĩ năng ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng

Trong giai đoạn toàn cầu hoá, ngôn ngữ đuợc ví như chìa khoá của sự thành công. Vậy nên, hãy đầu từ thời gian học ngôn ngữ có thể là Tiếng Anh, Nhật, Pháp, Trung,… .Số lượng các tập đoàn đa quốc gia và công ty nước ngoài tăng trưởng nhanh chóng, việc trau dồi ngôn ngữ giúp bạn có nhiều cơ hội trong công việc.

Xét cho cùng, hợp đồng lao động cũng giống như một bản hợp đồng kinh tế mà ở đó, nhà tuyển dụng và người tìm việc là những đối tác. Sự hợp tác nào cũng cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, cùng tạo ra giá trị cho nhau và thụ hưởng các giá trị của nhau. Nếu công ty không ghi nhận sự nỗ lực và những cống hiến rõ ràng của bạn, bạn có quyền lựa chọn một nơi khác phù hợp hơn. Chìa khóa của vấn đề là ở chỗ, từ vị trí của người lao động, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá đúng thực lực cũng như công sức của bản thân đã bỏ ra cho công ty để định mức bản thân và đưa ra những yêu cầu hợp lý. Nếu định mức bản thân cao hơn so với thực tế, đòi hỏi nhiều hơn những gì bản thân có thể cống hiến thì rất khó để có sự gắn kết và phát triển lâu dài ở một công ty theo đúng định hướng mà bạn và cả công ty mong muốn.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm nhiều, deal lương thấp nhưng phỏng vấn vẫn thất bại?

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Khi quyết định đi làm vì tiền, việc đảm bảo rằng bạn không bán sức lao động với giá “bèo bọt” là điều cực kỳ quan trọng. Nhiều người thường tìm kiếm việc làm Đà Nẵng hoặc tìm việc làm Bình Dương với mức lương không tương xứng với giá trị công việc của họ. Thay vì chấp nhận bất kỳ công việc nào, bạn nên cân nhắc các cơ hội từ những công ty uy tín, chẳng hạn như tuyển dụng Thế Giới Di Động.

Nếu bạn đang ở TP. Hồ Chí Minh, việc tìm kiếm tuyển dụng việc làm TPHCM cũng có thể giúp bạn có được mức lương xứng đáng hơn với công sức bỏ ra. Hãy luôn đảm bảo rằng giá trị lao động của bạn được đánh giá công bằng và không bị định giá thấp.

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Được HR hỏi ''Em nghĩ thế nào về Sếp cũ?'', người EQ cao trả lời thế này là được trải thảm mời về

“Lý do em nghỉ việc ở công ty cũ là gì?” là thường rồi. Nay nhiều HR còn làm khó ứng viên với câu hỏi...

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính nhất tháng 10 trong bài viết dưới đây. Cùng VietnamWorks...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Tháng 10 - Top những cung hoàng đạo “khó chịu vô cùng” gọi tên: Xử Nữ, Bạch Dương, Ma Kết

“Khó chịu vô cùng” khi phải gọi tên TOP 3 cung hoàng đạo khó tính...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers