adsads
Lượt Xem 5 K

Đối với những bạn trẻ vừa mới ra trường, chắc hẳn các bạn đã phải trải qua một quá trình vô cùng cam go để có thể tìm kiếm cho mình những công việc phù hợp. Đây có thể là một bước ngoặt khá lớn, một dấu mốc thay đổi cuộc sống khác với cuộc sống của một sinh viên. Và trong giai đoạn đầu tiên này, nhiều bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ trong ngày đầu tiên đi làm trong môi trường làm việc mới.

Dưới đây là 4 sai lầm mà các bạn thường gặp phải khi mới bắt đầu đi làm:

 

1. Không tự tin giao tiếp trong ngày đầu tiên đi làm

Ngày đầu tiên đi làm, các bạn trẻ thường mắc phải một sai lầm đó chính là “Không nói được”. Không nói được ở đây có nghĩa là chúng ta không thể hiện được những gì chúng ta suy nghĩ. Không nói được những gì chúng ta đã làm và chúng ta không giao tiếp được với đồng nghiệp cũng như những người khác. 

Là những người trẻ, chúng ta thường có suy nghĩ có gì nói nấy. Tuy nhiên, trong văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt là trong môi trường làm việc thì chúng ta thường e dè, cả nể. 

Vì vậy, mọi người thường không dám nói ra những điều mình suy nghĩ, sợ phật ý, mất lòng người khác.

Hoặc bạn không giao tiếp với đồng nghiệp. Có thể thấy từ thời còn đi học các bạn đã mắc phải lỗi này. Các bạn thường hay chỉ chơi, nói chuyện và tâm sự với những người bạn đã quen thân, hoặc hợp tính cách. 

Nhưng trong môi trường làm việc thì khác. Bạn không có quyền chọn người cùng làm việc với mình. Bạn phải thích nghi với tất cả mọi người với nhiều tính cách và cách làm việc khác nhau.

Vì vậy, hãy rèn luyện cho bản thân mình cách giao tiếp thật khéo léo trước khi bước vào môi trường làm việc của công việc mà mình yêu thích.

 

2. Chưa tập bò đã lo tập chạy

Hãy hình dung đi, bạn vừa mới bước chân vào trong môi trường làm việc, nhiều bạn sẽ có tư duy rằng: “Em sẽ thay đổi cả thế giới”. Tuy nhiên, nhìn lại xem máy photo bạn đã biết xài chưa? In 2 mặt thì phải làm như thế nào? Đánh máy tính, làm sao để dàn trang cho ngay ngắn cũng chưa biết làm,…

Còn rất nhiều thứ mình chưa biết làm, mà bạn lại cứ nghĩ rằng bản thân mình có thể thay đổi cả thế giới. Hơn thế nữa, một số bạn còn không biết lắng nghe những góp ý của đồng nghiệp. Mà lại cho rằng đó là truyền thống ma cũ bắt nạt ma mới mà mọi người thường nghe. 

Không thể phủ định rằng mỗi người chúng ta đều có những đam mê, mục đích, ý tưởng vô cùng lớn. Hãy cứ theo đuổi chúng. Nhưng đừng quên rằng từ điểm bắt đầu tới đích đến đó là một quãng đường rất xa. Chúng ta phải bắt đầu một hành trình mà khởi điểm của nó là những việc làm nhỏ và đơn giản nhất.

 

3. Không chủ động tìm hiểu về công việc

Nếu như bạn làm việc trong một công ty lớn hoặc được làm việc trong một team có tâm thì bạn sẽ được hướng dẫn, đào tạo về cách làm việc. Còn ở một số công ty vừa và nhỏ, mỗi người đều có rất nhiều công việc thì sẽ không có ai chỉ cho các bạn cả.

Một số bạn thường cho rằng, ngày đầu tiên đi làm thì chỉ cần đến để làm quen với môi trường làm việc thôi. Hoặc do tính cách bị động, hay ngại, e dè thì thường không biết cũng không dám hỏi, đợi ai chỉ việc thì làm, không thì thôi. Và tiếp tục như vậy, bạn sẽ tạo một ấn tượng không tốt đối với đồng nghiệp cũng như sếp của mình.

Vì vậy, bạn cần chủ động tìm hiểu về công nghệ công ty đang sử dụng, cách làm việc của team mình, những công việc bạn có thể làm… Các bạn có thể hỏi đồng nghiệp của mình hoặc tự tìm tòi học hỏi về những yêu cầu của công việc.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức và kỹ năng thật tốt để không bị bỡ ngỡ khi hòa nhập vào môi trường làm việc.

 

4. Ăn mặc không phù hợp trong ngày đầu tiên đi làm

Hiện nay, giới trẻ ngày càng thích thể hiện tính cách, cá tính của mình qua trang phục, quần áo, phụ kiện,… Tuy nhiên, trong mỗi môi trường làm việc khác nhau đều có những đặc thù về trang phục khác nhau. 

Bạn muốn mình thật nổi bật? Bạn muốn gây sự chú ý với tất cả mọi người? Bạn chọn một bộ trang phục vô cùng màu sắc, cá tính và nổi bật.

Đó chính là một sai lầm lớn. Ấn tượng đầu tiên là điều vô cùng quan trọng. Vì thế, nếu như bạn xuất hiện không được chỉn chu, lịch sự thì tất nhiên sẽ bị đánh giá không tốt rồi.

Vì vậy, trước buổi đi làm đầu tiên, bạn nên tìm hiểu trước về môi trường làm việc, cách ăn mặc của nhân viên công ty. Và chọn cho mình một bộ đồ phù hợp và lịch sự. Điều đó, cũng giúp bạn ghi điểm không hề nhỏ trong mắt sếp của mình.

Như vậy, bài viết đã cung cấp một vài những sai lầm thường gặp trong ngày đầu tiên đi làm. Chúc bạn có ngày đầu tiên đi làm thật hoàn hảo và nhớ rằng đừng mắc phải những sai lầm trên nhé!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Áp dụng các...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn là công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông, Sampling cho phép người tiêu dùng có cơ hội trải...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi thắc mắc sẽ được HR Insider giải đáp thông qua...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở hữu kiến thức chuyên sâu và đảm nhận các nhiệm...

Bài Viết Liên Quan

Segment là gì? Lợi ích và khám phá các loại Segmentation trong Marketing

Segment là công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing để nắm bắt và hiểu...

Headcount là gì? Bí mật quản lý nguồn lực trong doanh nghiệp

Headcount không chỉ đóng vai trò trong việc đếm số lượng nhân viên mà còn...

Sampling là gì? Khám phá vai trò của Sampling trong marketing

Thay vì chỉ đơn thuần mô tả hoặc quảng cáo trên các kênh truyền thông,...

Procurement là gì? Những kỹ năng quan trọng của một Procurement

Procurement là gì? Những kỹ năng cần có trong ngành nghề này là gì? Mọi...

Executive là gì? Yêu cầu cần có cho vị trí Executive là gì?

Nhân viên ở vị trí Executive thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, sở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers