adsads
Lượt Xem 135

Công khai khen ngợi nhân viên

Trong cuốn sách Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie đã nói: “Hãy chân thành khi cảm kích người khác và đừng tiết kiệm lời khen tặng”. Điều này không thể đúng hơn khi nói về những người đảm nhiệm vai trò quản lý hay người sử dụng lao động.

Ai cũng thích được khen ngợi và biểu dương. Càng được khen, chúng ta sẽ càng cảm thấy tự hào, tin tưởng và có thêm động lực để cố gắng hơn nữa. Đây là bản năng của con người và cũng từ đó mà chúng ta ngày càng phát triển. Một người Sếp tuyệt vời sẽ hiểu rõ quy tắc này và biết cách vận dụng nó để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.

Phê bình một cách riêng tư

Tất cả mọi người đều mắc sai lầm, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ dũng cảm để đón nhận những lời khiển trách từ người khác, đặc biệt là trước mặt những đồng nghiệp. Giới hạn chịu đựng của mỗi người là khác nhau. Trong một số trường hợp, một người khi cảm thấy bị tổn thương nghiêm trọng sẽ khiến cơn tức giận bùng phát và có những hành vi giao tiếp không đúng mực.

Một người Sếp tuyệt vời là người sẽ luôn giữ thể diện cho nhân viên, thiết lập các cuộc gặp mặt trực tiếp để trao đổi ý kiến ​​và cho nhân viên cơ hội sửa chữa.

Trao quyền tự chủ và tự quyết cho nhân viên

Người lãnh đạo biết đặt niềm tin vào nhân viên, trao quyền và cho họ thể hiện năng lực, biến ý tưởng thành sản phẩm và họ sẽ chịu trách nhiệm về thành công hay thất bại của quá trình đó sẽ khiến nhân viên được truyền cảm hứng. Khi được tự quyết và chủ động, bạn sẽ làm việc tập trung và hiệu quả hơn so với việc chỉ làm theo đúng mệnh lệnh của cấp trên.

Chia sẻ mục tiêu công việc

Người Sếp giỏi sẽ giúp nhân viên hiểu tại sao họ phải đảm nhận nhiệm vụ đó, được giao việc đó, được đề bạt vào vị trí đó. Tầm nhìn dài hạn hay ngắn hạn của công ty sẽ khiến họ có động lực làm việc hơn. Một khi bạn làm được điều này, bạn đã giúp nhân viên nhận ra rằng họ là một phần của tổ chức và bất kỳ ai trong tổ chức đều là nhân tố quan trọng, góp phần vào thành công chung của cả tập thể.

Sẵn sàng hỗ trợ nhân viên

Làm Sếp không có nghĩa là chỉ biết lãnh đạo, ra lệnh và bắt cấp dưới phải tuân theo. Một người Sếp luôn sẵn sàng cho bạn lời khuyên và sự hỗ trợ sẽ giúp bạn có thêm động lực làm việc rất nhiều. Bằng cách này, bạn càng gắn bó với công việc và tổ chức hơn, đồng thời hiệu quả làm việc sẽ luôn được cải thiện.

Nói được làm được

Tin tưởng đồng nghiệp là điều rất quan trọng, nhưng khi bạn biết mình có thể tin tưởng Sếp thì mọi thứ còn tuyệt vời hơn. Lúc này, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những lời hứa suông và có thể nghĩ rằng bất cứ điều gì bạn đã nói với Sếp sẽ được cân nhắc.

Đặt kỳ vọng rõ ràng

Bạn có thích làm việc với một người luôn đặt kỳ vọng quá cao vào nhân viên, luôn nhận những dự án “trên trời” mà không hiểu rằng năng lực của team mình khó có thể đảm đương được? Chấp nhận thử thách là điều tốt nhưng nếu không “biết mình, biết ta” thì thất bại chỉ là sớm hay muộn.

Ghi nhận những nỗ lực vượt bậc

Làm việc nhiều hơn và tốt hơn những gì được yêu cầu là đặc điểm của một nhân viên giỏi. Một người Sếp tuyệt vời là người nhận ra điều đó và cho bạn biết rằng họ luôn đánh giá cao sự cống hiến của bạn.

Không sợ thất bại

Một lãnh đạo tuyệt vời hiểu rằng thất bại là điều không thể tránh khỏi và coi đó là một bài học kinh nghiệm. Hãy thận trọng với những ông chủ mà anh ta luôn muốn bạn nghĩ rằng họ không bao giờ mắc sai lầm.

Hành động và suy nghĩ tích cực

Một người Sếp có thể truyền những năng lực tích cực cho những người khác sẽ giúp xây dựng một đội ngũ nhân viên hiệu quả hơn.

Không phải Sếp nào cũng có phong cách làm việc và lãnh đạo giống nhau. Tuy nhiên, nếu bạn may mắn được làm việc với một người Sếp sở hữu một số hoặc tất cả những đặc điểm trên, hãy cố gắng học hỏi càng nhiều càng tốt, chắc chắn họ là tấm gương sáng để bạn noi theo và phát triển.

Xem thêm: Nghệ thuật phản hồi đánh giá ứng viên: hành động nhỏ nhưng hiệu ứng lan tỏa

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 thói quen người mới đi làm thường bị Sếp đánh giá thấp

Dù năng lực giỏi đến đâu mà vô tình mắc phải thói quen không tốt, bạn vẫn sẽ bị Sếp đánh giá thấp. Đặc biệt,...

Công thức quản lý thời gian hiệu quả và đạt được mục tiêu cá nhân về nghề nghiệp

Nắm cách quản lý thời gian khoa học giúp bạn nâng cao năng suất làm việc, sớm đạt được mục tiêu nghề nghiệp và có...

Người trẻ ngày nay khó tìm việc hơn thời trước

Vì sao người trẻ ngày nay lại khó tìm việc hơn thời trước? Nguyên do xuất phát từ nhà trường, doanh nghiệp hay từ chính...

Điều Newbie cần trang bị khi ra thị trường lao động trong bão cạnh tranh?

Ngoài kiến thức học ở nhà trường và kinh nghiệm trau dồi trong thực tiễn, Newbie muốn “sống sót” khi bước ra thị trường lao...

Lý do nào sau đây đã làm bạn thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?

"Thời điểm đó mình vẫn không dám tin là một đứa tốt nghiệp Đại học loại giỏi như mình lại thất nghiệp gần nửa năm...

Bài Viết Liên Quan

3 thói quen người mới đi làm thường bị Sếp đánh giá thấp

Dù năng lực giỏi đến đâu mà vô tình mắc phải thói quen không tốt,...

Công thức quản lý thời gian hiệu quả và đạt được mục tiêu cá nhân về nghề nghiệp

Nắm cách quản lý thời gian khoa học giúp bạn nâng cao năng suất làm...

Người trẻ ngày nay khó tìm việc hơn thời trước

Vì sao người trẻ ngày nay lại khó tìm việc hơn thời trước? Nguyên do...

Điều Newbie cần trang bị khi ra thị trường lao động trong bão cạnh tranh?

Ngoài kiến thức học ở nhà trường và kinh nghiệm trau dồi trong thực tiễn,...

Lý do nào sau đây đã làm bạn thất nghiệp sau khi tốt nghiệp?

"Thời điểm đó mình vẫn không dám tin là một đứa tốt nghiệp Đại học...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers