adsads
ngung dat cau hoi ma hay hoi thoai voi ung vien 1
Lượt Xem 2 K

Một lời khuyên dành cho các nhà tuyển dụng khi phỏng vấn ứng viên là hãy để họ thể hiện bản thân mình một cách thành thật nhất. Có như vậy, bạn mới xác định được  một cách chính xác họ có thực sự phù hợp với vị trí và công ty hay không.

 

Một mặt trái của những bài viết, lời khuyên về phỏng vấn, về cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là ứng viên có xu hướng “bắt chước” theo đó để xây dựng một hình tượng mà nhà tuyển dụng mong muốn thay vì thể hiện con người thật của họ. Điều này gây khó khăn cho nhà tuyển dụng khi đánh giá mức độ phù hợp giữa ứng viên với công việc cũng như văn hóa công ty.

 

Câu hỏi đặt ra la làm thế nào để ứng viên bộc lộ bản chất của mình thay vì trả lời theo những gì họ đã chuẩn bị trước? Hãy biến cuộc phỏng vấn thành cuộc hội thoại bằng cách thay đổi 5 câu hỏi phỏng vấn sau.

 

1. Đừng hỏi: Vì sao bạn muốn làm việc ở đây?

Hãy nói: Tôi rất muốn được biết những điều khiến bạn muốn làm việc ở đây

Câu hỏi thứ nhất quá quen thuộc và ứng viên thường sẽ chuẩn bị sẵn một loạt những lý do phù hợp với mục tiêu và giá trị công ty để “làm hài lòng” bạn. Ngược lại, cách đặt câu hỏi mở thứ 2 tạo cảm giác hội thoại khiến ứng viên chia sẻ những điều mà họ sẵn sàng cống hiến cho công ty. Thông qua đó, bạn dễ dàng hiểu được đam mê và giá trị cá nhân của họ.

 

2. Đừng hỏi: Hãy kể tôi nghe về công việc trước đây của bạn. Bạn đã làm những gì?

Hãy nói: Chúng tôi đang có một dự án và cần đẩy nhanh tiến độ trong 1 tháng. Bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Bắt đầu một mối quan hệ công việc bằng cách hỏi về công việc cũ cũng giống như hỏi về người yêu cũ khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới. Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu chúng trong CV và thay vào đó, hãy tập trung vào ứng viên. Đây là lúc bạn thảo luận và trao đổi với nhau về những dự án, việc làm sắp tới cũng như tìm hiểu về sự phù hợp với nhau.

 

3. Đừng hỏi: Điểm yếu và điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy nói: Hãy kể cho tôi nghe bất kỳ một thử thách nào mà bạn gặp phải trong công việc và bạn đã giải quyết thành công bằng cách nào?

Với cách hỏi thứ 1, ứng viên sẽ luôn có một sự chuẩn bị sẵn câu trả lời bao gồm một loạt những phẩm chất như khả năng xoay sở nhiều việc cùng lúc, tính cầu toàn hay đôi khi ôm đồm. Đừng biến cuộc phỏng vấn thành bài kiểm tra mà ở đó bạn mong đợi ứng viên trả lời những gì bạn muốn nghe. Thay vào đó, cách hỏi thứ 2 giúp thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên, đạo đức nghề nghiệp, trí tuệ cảm xúc và những kinh nghiệm thực tế mà thông qua đó bạn có thể đánh giá được điểm yếu và điểm mạnh của họ.

 

4. Đừng hỏi: Điều gì tạo động lực cho bạn để thành công?

Hãy nói: Nếu bạn nhận vị trí này, bạn cần gì từ công ty, từ đồng nghiệp, và cấp trên của bạn để thành công với vị trí này?

Cách hỏi thứ 2 tiết lộ nhiều thông tin chi tiết và cụ thệ hơn, đó không chỉ là những điều tạo động lực cho họ mà thể hiện cụ thể những công cụ họ cần để thành công. Chẳng hạn như thời gian linh động, một người trợ lý, một người cố vấn,… Đồng thời, qua đó, bạn biết được đâu là những yếu tố giúp tăng hiệu quả công việc và hạnh phúc của ứng viên.

 

5. Đừng hỏi: Sở thích cá nhân của bạn là gì?

Hãy nói: Điều gì khiến bạn tận hưởng cuộc sống hiện tại?

Khi hỏi về sở thích một cách trực tiếp, ứng viên sẽ trả lời một loạt những điều mà họ được-khuyên là sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bằng cách hỏi thứ 2, bạn cho phép ứng viên sẵn sàng chia sẻ đam mê thực sự của họ, cũng là những yếu tố giúp bạn hiểu được phần nào tính cách để từ đó xác định sự phù hợp với văn hóa công ty.

 

– HR Insider / VietnamWorks –

 

 

PCC1 Tuyển Dụng Trưởng Phòng Nhân Sự
Thu nhập lên đến 800,000,000 VND/năm. Ngoài ra còn được hỗ trợ mua nhà ở , căn hộ theo chính sách của công ty.

 

 >>> Gia Nhập Cùng PCC1 Ngay.

 

 

Công việc Nhân sự mới nhất HR Insider đề xuất
 

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers