adsads
Untitled design 2019 06 28T111845.233
Lượt Xem 80 K

“Việc này không phải của em, của người khác”

Điều tệ nhất có thể xảy ra là bạn có nguy cơ nằm trong danh sách đen của sếp. Nếu không bạn sẽ bị cho là lười biếng, không có tinh thần đồng đội, ngại khó và bất hợp tác. Bạn nên giữ câu nói này như bí mật riêng của mình, trừ khi những gì sếp yêu cầu không liên quan đến công việc.

Hãy nhiệt tình nhận lời và thực hiện, ngay cả đó không phải là công việc hằng ngày của bạn. Tuy nhiên, nhiệm vụ đó phải nằm trong khả năng của bạn. Dù kết quả chưa được tốt lắm, bạn cũng sẽ được sếp đánh giá cao.

 

“Em bị quá tải trong công việc”

Dù bạn gắn bó với nơi làm việc và tỏ ra thân thiết với nhà quản lý của mình nhưng cũng đừng vì thể mà tỏ ra thiếu chuyên nghiệp trong cách ứng xử của mình, bởi vì họ vẫn là giám sát của bạn và nơi làm việc cũng cần có sự nghiêm túc. Nếu trễ deadline hay bị quá tải, hãy tự tìm cách sắp xếp để hoàn thành đúng trách nhiệm được giao thay vì phàn nàn với sếp.

 

“Em thấy chán quá!”

Một người quản lý có thể thấy sự ‘buồn chán’ của bạn trong công việc và họ sẵn sàng gửi một lá thư cảnh báo rằng bạn đang kéo tinh thần cả đội đi xuống. Nếu bạn đang gặp một vấn đề nào đó khiến bạn cảm thấy chán, hãy học cách tìm ra giải pháp và đưa ra ý kiến cải tiến công việc cho người quản lý để nhờ sự hỗ trợ từ họ. Biết đâu nó sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn và bạn sẽ nhận được sự đánh giá cao từ họ.

 

“Em không muốn làm việc cùng anh ấy/cô ấy”

Mâu thuẫn cá nhân là điều không tránh khỏi ở nơi làm việc, nhưng đừng nói với sếp của bạn rằng bạn không thể làm việc với ai đó trong tổ chức, mà điều quan trọng trước tiên bạn cần làm là giải quyết xung đột.

Nếu bạn gặp vấn đề nghiêm trọng khi bị quấy rối ở nơi làm việc, hãy báo cáo với bộ phận nhân sự của công ty để được hỗ trợ. Nhưng nếu chỉ do cảm tính không thích đồng nghiệp của bạn, đừng dựa vào sếp để làm trọng tài và khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn.

Điều này làm cho các nhà lãnh đạo gặp khó khăn. Họ sẽ nghĩ bạn đang đưa ra yêu sách: Người đó và tôi, anh chọn ai? Nếu làm điều đó, bạn đã đặt mình vào nguy cơ bị mất việc. Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu về những người bạn cùng làm việc – có thể là về cá nhân, sở thích của họ để tìm ra những điểm chung giúp làm việc tốt hơn, điều này cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Bạn có thể làm việc với bất cứ ai nếu bạn học cách giao tiếp có hiệu quả.

 

“Em không hiểu tại sao anh/chị lại nói điều đó?”

Câu nói thể hiện sự mỉa mai (dù cố ý hay không cố ý) và đánh giá thấp của bạn dành cho sếp. Sẽ là “thêm dầu vào lửa” khi vừa nói bạn vừa nhún vai, bĩu môi hoặc lắc đầu. Dẫu biết “nhân vô thập toàn”, nhưng nếu muốn góp ý với sếp thì bạn nên lựa lời nhẹ nhàng và dễ nghe trong hoàn cảnh phù hợp. Nên nhớ đừng bao giờ chỉnh sếp trước mặt người khác, hãy chọn lúc chỉ có hai người. Được như vậy sếp sẽ thầm cám ơn bạn đấy!

 

“Đó không phải là công việc của em”

Tuyệt đối đừng nói điều này nếu bạn không muốn đặt sếp trong tình trạng khó xử khi yêu cầu bạn làm điều gì đó.

Ngay cả khi nó không phải là công việc của bạn, nhà quản lý vẫn không muốn nghe bạn thẳng thắn từ chối. Bạn có thể bị kiệt sức vì làm quá nhiều công việc nhưng câu nói này là điều không thể chấp nhận được từ góc độ quản lý. Nghe có vẻ khó khăn, nhưng điều đó thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và tinh thần không hợp tác trong công việc.

Ngay cả khi một nhiệm vụ đó không phải là một phần công việc của bạn, hãy giữ một thái độ cởi mở. Điều quan trọng khi làm việc tập thể là sự cân bằng, hỗ trợ lẫn nhau để trở thành một công ty mạnh mẽ và đoàn kết hơn. Điều quan trọng là nhân viên có thể “xắn tay áo” sẵn sàng tham gia bất cứ việc gì, ngay cả khi việc đó có thể khác một chút so với công việc hàng ngày của họ.

“Đó không phải là lỗi của em”

Câu nói này cho thấy bạn là người vô trách nhiệm và không đáng tin cậy. Xét cho cùng, câu nói này giống như câu “Việc này của người khác.” Nếu thật sự là lỗi của bạn, hãy thành thật nhận lỗi và lấy thành tích xuất sắc từ công việc sau để chuộc lỗi. Nếu không bạn cũng có thể nói “Dù gì đi nữa em cũng thấy mình có lỗi trong chuyện này vì đã không…”

“Nếu không được tăng lương, em sẽ nghỉ việc”

Bạn không nên đe dọa người quản lý của bạn cho dù bạn có thể nghĩ rằng việc này sẽ thành công. Sếp bạn cũng có thể nghĩ rằng: Okay, nếu bạn muốn thì bạn cứ việc nghỉ việc. Rõ ràng bạn sẽ gặp bất lợi trong tình thế này, vì vậy hãy thận trọng và khôn khéo trong cách ứng xử để không phải hối hận khi hành động thiếu khôn ngoan.’

 

“Em không làm việc đó được”

Đây là một câu nói mà không nhà quản lý nào muốn nghe từ miệng nhân viên của mình.

Khi chúng ta thực sự muốn thực hiện một điều gì đó thì chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ ra cách để hoàn thành nó. Khi bắt tay vào thực hiện thì giải pháp mới thực sự xuất hiện, đó mới chính là chìa khóa cho sự đổi mới chứ không phải sự dập tắt nỗ lực từ ban đầu.

“Bây giờ đã hết giờ làm việc rồi mà…”

Nếu sếp giao việc cho bạn khi ngày làm việc sắp kết thúc, trong khi bạn lại muốn về nhà đúng giờ; phải làm sao? Trước tiên bạn cần đánh giá mức độ quan trọng của công việc và sau đó hãy quyết định. Nếu công việc quá quan trọng và cần gấp thì bạn nên nhận lời, không nên từ chối. Tuy nhiên, nếu công việc ở nhà cũng không kém quan trọng thì bạn có thể nói với sếp là bạn sẽ hoàn thành công việc vào tối hôm đó và sáng mai sẽ gởi sếp.

–HR Insider–

adsads
Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều kiểu đồng nghiệp sẽ trở thành “diễn viên giỏi” tham...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ nhỏ quán café vintage của mình. Sau gần cả tháng...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân sự trẻ hiện nay cho biết người sếp có phong...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên cũng là một dạng kỹ năng giao tiếp mà nhiều...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn giúp bạn vui vẻ làm việc ở công ty mỗi...

Bài Viết Liên Quan

Những kiểu đồng nghiệp là diễn viên giỏi trong vở kịch năng suất

Nếu ví văn phòng là khán đài, Sếp là khán giả thì có rất nhiều...

Quay lại tìm việc "văn phòng" sau khi khởi nghiệp thất bại cần lưu ý những gì?

Tôi nay 27 tuổi, vừa khởi nghiệp thất bại với ước mơ làm ông chủ...

Quiet Managing: Phong cách quản lý thầm lặng sẽ giúp kháng stress của nhân viên như thế nào?

So với các phong cách quản lý truyền thống từ xưa đến nay, nhiều nhân...

Kỹ năng “nhỏ mà có võ” giúp gắn kết với sếp: Văn hoá phản hồi trong công việc

Việc phản hồi tin nhắn, email hoặc cuộc gọi từ đồng nghiệp hay cấp trên...

Khi đồng nghiệp thân thiết không còn làm cùng bạn, cảm giác lúc đó sẽ ra sao?

Đồng nghiệp thân thiết là một trong số ít động lực tinh thần to lớn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers