adsads
Shutterstock 2103213173
Lượt Xem 516

Mặc cho sự phổ biến của Career break đang ngày càng tăng cao, một số nhà quản lý vẫn còn e ngại với chúng. Một nghiên cứu từ LinkedIn cho thấy rằng cứ 5 nhà tuyển dụng thì có 1 người từ chối những ứng viên đã nghỉ việc trong thời gian dài.

Tuy nhiên, trước khi gán cho Career break một cái nhìn tiêu cực, nhà quản lý cũng cần xem xét các lợi ích bất ngờ của khoảng nghỉ này mang lại để có cái nhìn khách quan hơn.

Nạp lại năng lượng

Career break mang đến cho nhân viên thời gian nghỉ ngơi và là cơ hội tuyệt vời để reset bản thân, nạp lại năng lượng. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả nhân viên lẫn công ty. Đối với nhân viên, việc thực hiện chuyến đi mơ ước hay ưu tiên cuộc sống cá nhân đều là khoảng thời gian thư giãn và đầy kỷ niệm. Sau khoảng nghỉ dài hạn này, các nhân viên sẽ có xu hướng trở lại công việc với tâm trạng thoải mái, hào hứng và gắn kết hơn với công việc.

Điều này giúp họ đạt được hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Đối với công ty và các đồng nghiệp khác, một lợi ích khác của Career break mang lại là các thành viên trong team sẽ có cơ hội phát triển nhờ tham gia các cuộc họp mà trước đó họ chưa có cơ hội tham gia khi hỗ trợ đồng nghiệp lúc vắng mặt.

Học hỏi kỹ năng mới

Trong khi tạm nghỉ việc, nhân viên có cơ hội phát triển các kỹ năng mới giúp ích cho công việc của họ sau này. Các trải nghiệm và sở thích mà nhân viên của bạn tham gia trong khoảng nghỉ sự nghiệp cũng có khả năng giúp họ phát triển thêm nhiều kỹ năng có lợi trong công việc tương lai.

Ví dụ, nếu một người dành thời gian để đi du lịch, họ có thể đã học được những kỹ năng mới như lập ngân sách, khả năng thích ứng nhanh với môi trường và hiểu rõ văn hóa các vùng miền, các quốc gia khi khám phá các thành phố và quốc gia mới. Các khả năng này phần nào sẽ hỗ trợ họ trong các công việc hoặc nhiệm vụ sắp tới.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Rõ ràng là không nhà quản lý nào lại muốn nhân viên của mình gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần, bởi điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc của họ, từ đó, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cũng bị sụt giảm.

Khoảng nghỉ cho sự nghiệp có thể giúp nhân viên cải thiện năng suất, sự tập trung và nâng cao sức khỏe tinh thần và giảm mức độ căng thẳng. Một quãng nghỉ phù hợp để chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất là vô cùng cần thiết cho nhân viên để tránh tình trạng cạn kiệt sức trong công việc.

Qua những chia sẻ về các lợi ích của Career break mà VietnamWorks đã nêu trên, hy vọng các nhà quản lý sẽ có cái nhìn tích cực hơn về xu hướng này. Bên cạnh một nhân viên giỏi, nhà quản lý còn cần có một nhân viên trung thành. Để đạt được điều này, hãy cư xử tử tế với nhân viên của mình. Không có gì tốt hơn là chào đón mọi người quay lại sau quãng nghỉ để họ có thể mạnh mẽ và sáng tạo hơn.

Xem thêm: 5 xu hướng công nghệ được dùng trong tuyển dụng nhân sự

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers