adsads
shutterstock 736508428
Lượt Xem 6 K

Ở nơi làm việc, việc bị đồng nghiệp ganh ghét, đố kỵ là điều không thể tránh khỏi. Chỉ cần bạn xinh hơn, giỏi hơn hay được nhiều người yêu mến hơn, bạn đều có thể trở thành tiêu điểm của những cuộc trò chuyện đầy tiêu cực và thị phi. Ở những tình huống như vậy, bạn cần thông minh, khéo léo xử lý để không phải chịu thiệt thòi, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đối phó khi phát hiện đồng nghiệp nói xấu sau lưng với sếp.

Giữ bình tĩnh, tuyệt đối không nổi nóng

Đầu tiên, khi phát hiện đồng nghiệp nói xấu sau lưng với sếp, bạn cần giữ bình tĩnh và tuyệt đối không nổi nóng. Nóng giận là bản năng, bình tĩnh mới là bản lĩnh. Một người mẫu mực và tử tế luôn chọn cách xử lý khéo léo và thông minh. Để sếp bạn không nghĩ bạn đang cố gắng bao biện hay phủ nhận những lời dèm pha đó, bạn không nên nổi nóng. Thay vào đó, giữ một trạng thái không cúi đầu và tự tin làm việc mà không lộ rõ vẻ lo lắng, bối rối hay tức giận.

Giữ bình tĩnh còn giúp bạn tránh được những mâu thuẫn không đáng có, đồng thời hình thành lối suy nghĩ tích cực và minh mẫn để chọn ra hướng giải quyết tốt nhất. Bạn không nên để những lời dèm pha vô căn cứ và xấu xa đó làm cho một ngày của bạn thêm tồi tệ, u tối và chìm vào tuyệt vọng. Tinh thần và năng suất làm việc của bạn cũng từ đó kéo theo nhiều hệ luỵ.

Nếu những lời nói xấu sau lưng với sếp của vị đồng nghiệp kia có vài phần trăm phản ánh đúng con người bạn, đừng chần chừ mà hãy sửa đổi. Một con người hoàn thiện với nhiều điều tích cực sẽ không còn gì để người khác có thể soi mói, sân si hay đem ra để biến tướng được nữa. 

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp khéo léo

Kỹ năng giao tiếp khéo léo là nhân tố quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào. Kỹ năng này góp phần tạo dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp đồng thời là công cụ hỗ trợ đắc lực để dẹp bỏ định kiến và thị phi. Nếu bạn là một người giỏi giao tiếp và ứng xử, bạn sẽ có thể khéo léo đối xử với vị đồng nghiệp kia một cách vừa mềm mỏng, vừa kiên quyết để họ nhận ra lỗi sai của mình. Bạn cũng có thể dùng lời lẽ để nói lên con người bạn, gia tăng niềm tin của mọi người đối với mình. Hãy chỉ lựa chọn những chủ đề trò chuyện phù hợp, đừng quá thể hiện bản thân hay đề cao cái tôi cá nhân giữa đám đông. Giữ một thái độ khiêm tốn, chừng mực sẽ không khiến một ai khó chịu và nổi lòng ganh ghét, đố kị.

Giao tiếp tốt sẽ giúp bạn có được những niềm yêu mến và ủng hộ, tin tưởng từ sếp và những người bạn chân thành. Có thể sếp sẽ thông qua một người nhân viên nào khác để dò thám về bạn, xác minh tính xác thực của những lời dèm pha và nếu người nhân viên đó là người yêu quý bạn, họ có thể minh oan cho bạn.

Tâm sự và xin lời khuyên từ những người tin tưởng

Ở chốn công sở, bạn nên có cho mình những người bạn chân thành, người mà bạn có thể tin tưởng và sẵn sàng tâm sự về những cảm xúc, vấn đề cá nhân. Họ sẽ đồng hành, bên cạnh giúp bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn. Hãy dành thời gian tâm sự và xin lời khuyên từ họ. Tuyệt đối đừng để bản thân bị cô lập trong một tập thể. Hãy luôn có một, hoặc một vài người bạn để tán gẫu, trò chuyện giữa giờ nghỉ, lúc tan tầm hay những lần tiệc tùng của công ty.

Chứng minh rằng những điều đó là sai

Nếu những lời nói xấu sau lưng với sếp của vị đồng nghiệp kia có vài phần trăm phản ánh đúng con người bạn, đừng chần chừ mà hãy sửa đổi. Một con người hoàn thiện với nhiều điều tích cực sẽ không còn gì để người khác có thể soi mói, sân si hay đem ra để biến tướng được nữa. 

Ngược lại, nếu những lời đó hoàn toàn bịa đặt và sai sự thật, hãy làm việc và cống hiến, thể hiện và khẳng định bản thân để chứng minh với mọi người, với sếp những điều đó là sai. Khi đó, sự tín nhiệm và tôn trọng của họ đối với bạn cũng tăng lên đáng kể.

Thẳng thắn với đồng nghiệp, tâm sự với sếp

Nếu sự việc đã đi quá xa và trở nên nghiêm trọng, đừng ngần ngại mà hãy trực tiếp đối mặt với vị đồng nghiệp kia. Thẳng thắn với đồng nghiệp ở đây không phải là dùng một thái độ nóng giận, uất ức để vạch trần họ, mà là dùng một cách ứng xử khéo léo, mềm mỏng và thông minh. Hãy hẹn họ giữa giờ làm ngoài ban công, hay một cốc cà phê chiều lúc tan tầm. Một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng với tâm thế là bạn muốn lắng nghe, thấu hiểu những điều không hài lòng của họ về mình.

Nếu sự thiện chí của bạn không được chấp nhận, và họ vẫn có thái độ quá quắt, hãy tâm sự với sếp. Với cương vị là một người sếp, họ sẽ coi trọng tinh thần nội bộ giữa các nhân viên trong công ty. Sự ganh đua không lành mạnh có thể kìm hãm sự phát triển đi lên của công ty. Vì vậy, sếp của bạn sẽ suy nghĩ và chọn hướng giải quyết phù hợp. Thêm vào đó, bạn hãy ứng xử với tâm thế chừng mực, tích cực và chân thành để lấy được niềm tin từ sếp.

Những vấn đề tựa như hạt cát giữa đại dương bao la mang tên thị phi nơi công sở lại vô cùng phổ biến. Chúng ta vẫn có thể phòng ngừa để né tránh gặp phải những tình huống éo le, chuốc về phiền phức cho mình. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xử lý một cách thông minh những vị đồng nghiệp có bản tính xấu xí, ích kỷ nơi công sở.

 

>>> Xem thêm: 4 nguyên tắc ứng xử khôn ngoan “dẹp” lời bàn tán của đồng nghiệp

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về bản thân, trình bày dài dòng về học vấn, kinh...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng phỏng vấn, nhiều nhà tuyển dụng còn đặt ra những...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi làm tìm kiếm công việc mới. Bên cạnh kinh nghiệm,...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi mói ghét bỏ, bởi bạn là nạn nhân của cô...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ cảm thấy bản thân không được đánh giá cao và...

Bài Viết Liên Quan

Bí quyết trả lời phỏng vấn ngon lành: Biết cách chạm "điểm nóng" và "nỗi đau" của sếp và doanh nghiệp

Nhiều ứng viên khi tham gia phỏng vấn thường tập trung nói quá nhiều về...

Bị hỏi khó những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đời tư, phải trả lời sao cho khéo?

Bên cạnh những câu hỏi về kỹ năng, kinh nghiệm rất phổ biến trong vòng...

Đừng để kinh nghiệm dày dặn trở thành rào cản trong hành trình tìm kiếm cơ hội mới

Kinh nghiệm dày dặn chưa chắc đã là yếu tố quyết định khi người đi...

Trở thành nạn nhân của cô lập công sở, nên làm gì để tháo gỡ?

Đôi khi chỉ cần bạn thở mạnh một chút cũng đủ khiến mọi người soi...

Phải làm sao khi cảm thấy mình bị "underpaid" - Bị trả lương thấp hơn so với năng lực?

Khi người đi làm nhận ra mình bị “underpaid”, theo tâm lý chung họ sẽ...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers