adsads
Nghiệp vụ là gì?
Lượt Xem 820

Những người quản lý thành công thường pha trộn các phong cách quản lý nhân sự để đạt được kết quả tối ưu: “Các nhà lãnh đạo giỏi nhất không chỉ biết một phong cách lãnh đạo – họ có nhiều kỹ năng và có sự linh hoạt để chuyển đổi giữa các phong cách.” Vậy phong cách lãnh đạo là gì? Đâu là những phong cách kinh điển của các nhà lãnh đạo thành công? Khám phá thông tin dưới đây của HR Insider để biết rõ nhé!

1. Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là các hành vi, cách tiếp cận mà nhà lãnh đạo áp dụng để hướng dẫn, chỉ đạo, gây ảnh hưởng tới mọi người để cùng hướng đến mục tiêu chung.

Việc xác định rõ phong cách lãnh đạo để thực hiện kế hoạch, chiến lược và hoàn thành mục tiêu, giúp công ty ngày càng phát triển thịnh vượng. Từng vị lãnh đạo đều sẽ phương pháp lãnh đạo yêu thích khác nhau. Nhưng trong nhiều trường hợp, một người lãnh đạo sẽ kết hợp nhiều phong cách lãnh đạo với nhau để phù hợp với từng tình huống, hoàn cảnh. 

2. Tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo

Thông thường, phong cách lãnh đạo sẽ áp dụng giữa tính cách, kinh nghiệm sống, cảm xúc. suy nghĩ của nhà lãnh đạo. Và việc biết được phong cách lãnh đạo có hiệu quả và phù hợp với tổ chức, vấn đề đang đối mặt hay không là vô cùng quan trọng.

Việc hiểu rõ phong cách lãnh đạo sẽ giúp bạn nắm quyền sở hữu, kiểm soát, chịu trách nhiệm về quy mô, phạm vi công việc. Phong cách lãnh đạo hợp lý sẽ thúc đẩy công ty phát triển và là điều kiện tốt để đội ngũ nhân sự hoàn thiện tốt hơn về tư duy, năng lực, kỹ năng, tố chất.

Còn nếu nhà lãnh đạo vận hành với phong cách lãnh đạo không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của công ty, thành viên trong tổ chức cũng trở nên rời rạc, thiếu tôn trọng lẫn nhau trong công việc. Từ đó, công ty ngày càng đi xuống và thậm chí là kéo theo những hệ lụy không đáng có.

3. Phong cách lãnh đạo bị tác động bởi yếu tố nào?

Phong cách lãnh đạo thường bị tác động và ảnh hưởng bởi những yếu tố sau đây:

Lịch sử phát triển của tổ chức 

Các công ty luôn có môi trường làm việc với những giá trị riêng. Giá trị đó chính là sự kết hợp của người sáng lập, nhà lãnh đạo và lịch sử hình thành. Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố rất khó thay đổi bởi mục tiêu, giá trị, dịch vụ cung cấp đã tạo nên nét riêng biệt của đơn vị đó. Vì thế, để tổ chức được vận hành tốt nhất, nhà lãnh đạo nên dành thời gian thích nghi, điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình để phù hợp với văn hóa và môi trường làm việc hiện tại.

Tâm lý nhà lãnh đạo 

Tâm lý cũng tác động không nhỏ đến phong cách lãnh đạo. Nếu bạn là người hướng ngoại, quyết đoán thì thường giao lưu với cấp dưới thông qua tương tác trực tiếp. Còn nếu bạn là kiểu người hướng nội và dè dặt hơn thì thường dẫn hướng dẫn công việc bằng ví dụ, giao tiếp bằng văn bản hay gặp gỡ cấp dưới để đưa ra định hướng cho từng người.

Tầm nhìn và năng lực của người lãnh đạo

Tầm nhìn và năng lực chuyên môn của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phong cách lãnh đạo. Nếu bạn mới đảm nhận vai trò lãnh đạo thì sẽ xu hướng lãnh đạo theo nguyên tắc và tuân thủ để tránh những sai sót không đáng có. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm vàng thì thường vận dụng linh hoạt phong cách phù hợp với mọi hoàn cảnh.

4. Những phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay

Từng nhà lãnh đạo sẽ có phong cách lãnh đạo riêng biệt, khác nhau để phù hợp với tổ chức của mình. Dưới đây là các phong cách lãnh đạo phổ thường gặp:

Phong cách lãnh đạo hướng về mục tiêu, tầm nhìn

Theo phong cách này, những người quản lý sẽ huy động các thành viên hướng tới một mục tiêu cụ thể và và tập trung cho những mục đích cần đạt được cuối cùng, tránh việc bị phân tán vào các mục tiêu cá nhân, riêng lẻ. Phong cách này có thể đi kèm với khẩu hiệu: “Hãy đi cùng tôi”.

Nghiên cứu của Goleman đã xác định rằng phong cách này có tác động tích cực nhất đến sự thay đổi. Bằng cách sử dụng các hướng rõ ràng, cung cấp động lực và phản hồi về hiệu suất công việc, sức mạnh của phong cách có thẩm quyền là hướng đi nhiệt tình, lâu dài.

Tuy nhiên, phong cách quản lý nhân sự này không phải lúc nào cũng thực tế. Nếu một nhà lãnh đạo đang làm việc với một đội ngũ có nhiều kinh nghiệm, phong cách này sẽ khiến các nhân viên cho rằng người lãnh đạo là người khó giao tiếp hoặc vô cùng tự cao.

Phong cách lãnh đạo huấn luyện

Theo phong cách này, những người quản lý sẽ huy động các thành viên hướng tới một mục tiêu cụ thể và và tập trung cho những mục đích cần đạt được cuối cùng, tránh việc bị phân tán vào các mục tiêu cá nhân, riêng lẻ. Phong cách này có thể đi kèm với khẩu hiệu: “Hãy đi cùng tôi”.

Nghiên cứu của Goleman đã xác định rằng phong cách này có tác động tích cực nhất đến sự thay đổi. Bằng cách sử dụng các hướng rõ ràng, cung cấp động lực và phản hồi về hiệu suất công việc, sức mạnh của phong cách có thẩm quyền là hướng đi nhiệt tình, lâu dài.

Tuy nhiên, phong cách quản lý nhân sự này không phải lúc nào cũng thực tế. Nếu một nhà lãnh đạo đang làm việc với một đội ngũ có nhiều kinh nghiệm, phong cách này sẽ khiến các nhân viên cho rằng người lãnh đạo là người khó giao tiếp hoặc vô cùng tự cao.

Phong cách lãnh đạo kết nối

Trong phong cách này, một nhà lãnh đạo sẽ là người tạo ra sợi dây để gắn kết các nhân viên lại cùng nhau.

Sự gắn kết mạnh mẽ này có thể tạo ra lòng trung thành trong một tổ chức. Phong cách này sẽ giúp tăng cường sự kết nối và tạo ra một không gian làm việc tích cực. Dẫn đến đây là phong cách quản lý nhân sự có hiệu quả trong hầu hết các điều kiện, đặc biệt là trong trường hợp sự tin tưởng hoặc tinh thần nhân viên cần phải được cải thiện. Nó cũng có ích khi cần xây dựng lòng tin của ai đó trong công ty.

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo không nên chỉ sử dụng phong cách này, vì nó có thể tạo ra một nền văn hóa mà ở đó những lỗi lầm có thể luôn được bỏ qua. Tồi tệ hơn, bạn sẽ loại bỏ luôn cả những lời chỉ trích mang tính xây dựng nếu chỉ dùng phong cách lãnh đạo này.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách dân chủ có thể được tóm tắt bằng câu hỏi “Bạn nghĩ gì?” Tập trung vào nhận phản hồi, những người quản lý có thể nhận được những ý tưởng có giá trị trong khi xây dựng môi trường tin cậy, cam kết và tôn trọng lẫn nhau.

Theo phong cách quản lý nhân sự này, nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng lắng nghe để ra những quyết định giúp thúc đẩy các thành viên trong nhóm. Đây sẽ là phong cách vô cùng hiệu quả khi cả nhóm đang phải đối đầu với việc ra 1 quyết định quan trọng.

Tuy nhiên, phong cách này sẽ trở nên không phù hợp nếu các thành viên trong nhóm không đủ năng lực, hoặc không đủ thông tin để đóng góp, hay bạn chỉ có 1 thời gian ngắn để ra quyết định.

Phong cách lãnh đạo tạo tốc độ

Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo thường đặt mục tiêu rất cao và mong muốn nhanh chóng thực hiện được. Bạn sẽ đặt mục tiêu cao cho tất cả thành viên khác và đồng thời với bản thân cũng hết sức nghiêm ngắt. Các nhà lãnh đạo làm gương phải nỗ lực hết mình để những khác cũng thực hiện và cố gắng như thế. 

Phong cách lãnh đạo cưỡng chế

Đây là phong cách mà tại đó, nhà lãnh đạo tìm kiếm sự tuân thủ ngay lập tức từ nhân viên. Nó đâu đó làm bạn liên tưởng đến các chế độ độc tài trong lịch sử. Nếu phải dùng 1 câu để tóm gọn về phong cách này thì đó là “Đừng thắc mắc, hãy làm những gì tôi nói với bạn.”

Tuy nhiên, phong cách này hàm chứa những bất cập. Nó có thể khiến mọi người cảm thấy không được tôn trọng, và có thể tác động tiêu cực đến không khí tại văn phòng, cảm xúc của nhân viên khi làm việc.

Tuy vậy, lãnh đạo cưỡng chế đôi lúc cũng trở nên vô cùng hữu hiệu. Giả sử khi công ty gặp khủng hoảng hay có một sự thay đổi lớn, các nhà lãnh đạo có thể cần phải thực hiện kiểu tiếp cận này để kiểm soát kết quả.

Phong cách lãnh đạo kiểu mẫu

Nhà lãnh đạo kiểu mẫu có thể được nhìn thấy qua tình huống và thể hiện rõ nhất đó là khẩu hiệu “Hãy làm như tôi làm”. Phong cách này hiệu quả nhất khi các thành viên trong nhóm là những con người tài năng, xuất sắc, có tính thích nghi cao để đáp ứng với yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất của lãnh đạo. Tuy nhiên, quản lý nhân sự kiểu mẫu cũng có những hạn chế nhất định như tạo áp lực lớn, dễ khiến nhân viên bị mất động lực làm việc và không phù hợp nếu nhân viên có chuyên môn thấp.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ phong cách lãnh đạo là gì cũng như tầm quan trọng, các kiểu phong cách lãnh đạo phổ biến nhất. Mỗi phong cách lãnh đạo sẽ có ưu thế riêng nên với vai trò là người đứng đầu, bạn hãy kết hợp linh hoạt các phong cách lãnh đạo để vận hành hiệu quả tổ chức.

Xem thêm: Nắm vững các kỹ năng lãnh đạo để trở thành người sếp thành công

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Giải đáp: các nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên?

Bật mí thành công: các nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên

Để tăng cơ hội thành công trong việc được phỏng vấn cho các vị trí công việc mong muốn, điều quan trọng là bạn phải...

Thư ngỏ xin việc là gì? Bí quyết thư ngỏ xin việc ấn tượng

Thư ngỏ xin việc là gì? Bí quyết thư ngỏ xin việc ấn tượng

Trong môi trường xin việc cạnh tranh ngày nay, thư ngỏ xin việc trở thành một công cụ quan trọng để làm nổi bật bản...

Tiềm năng tuyệt vời từ lợi ích của việc tham gia câu lạc bộ

Tiềm năng tuyệt vời từ lợi ích của việc tham gia câu lạc bộ

Việc tham gia vào các câu lạc bộ mang lại một loạt các lợi ích đáng giá, từ phát triển kỹ năng cá nhân đến...

Kỹ năng viết thư ngỏ xin tài trợ thuyết phục và ấn tượng

Kỹ năng viết thư ngỏ xin tài trợ thuyết phục và ấn tượng

Viết thư ngỏ xin tài trợ là thuyết phục đối tác tiềm năng về lợi ích và giá trị mà họ có thể nhận được...

Nắm bắt Top 11+ bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng cực ấn tượng

Nắm bắt Top 11+ bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng cực ấn tượng

Trong thế giới tuyển dụng đầy cạnh tranh ngày nay, việc nắm bắt các bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng là chìa khóa quan...

Bài Viết Liên Quan
Giải đáp: các nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên?

Bật mí thành công: các nhà tuyển dụng cần gì ở sinh viên

Để tăng cơ hội thành công trong việc được phỏng vấn cho các vị trí...

Thư ngỏ xin việc là gì? Bí quyết thư ngỏ xin việc ấn tượng

Thư ngỏ xin việc là gì? Bí quyết thư ngỏ xin việc ấn tượng

Trong môi trường xin việc cạnh tranh ngày nay, thư ngỏ xin việc trở thành...

Tiềm năng tuyệt vời từ lợi ích của việc tham gia câu lạc bộ

Tiềm năng tuyệt vời từ lợi ích của việc tham gia câu lạc bộ

Việc tham gia vào các câu lạc bộ mang lại một loạt các lợi ích...

Kỹ năng viết thư ngỏ xin tài trợ thuyết phục và ấn tượng

Kỹ năng viết thư ngỏ xin tài trợ thuyết phục và ấn tượng

Viết thư ngỏ xin tài trợ là thuyết phục đối tác tiềm năng về lợi...

Nắm bắt Top 11+ bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng cực ấn tượng

Nắm bắt Top 11+ bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng cực ấn tượng

Trong thế giới tuyển dụng đầy cạnh tranh ngày nay, việc nắm bắt các bí...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers