adsads
Untitled design 1
Lượt Xem 2 K

CEO của British American Tobacco, cũng là cựu CEO của P&G và Coca Cola, chia sẻ với VietnamWorks suy nghĩ về quản lý nhân sự, đặc biệt là công tác chăm sóc nhân tài trong thời đại kinh doanh biến động hiện nay.

Qua hơn 29 năm làm việc cho các tập đoàn hàng tiêu dùng khổng lồ trên khắp 5 lục địa, James Lafferty đã đúc kết được những quan niệm sâu sắc về quá trình chăm sóc và phát triển nhân tài. Ông đã chia sẻ với VietnamWorks một số suy nghĩ về đề tài quản lý nhân sự đồng thời khẳng định tầm quan trọng của của quản lý nhân sự với sự bền vững của một công ty.

 

1. Chăm sóc con người cũng là chăm sóc doanh nghiệp

Đối với James, thành công trong kinh doanh đều dựa trên nền tảng chăm sóc tốt nguồn lực con người. Ông nói: “If you take care of the people, the business takes care of itself.” (tạm dịch: nếu chăm sóc tốt nguồn lực con người, việc kinh doanh sẽ tự động chăm sóc chính nó) Ông quan niệm rằng mọi thành quả và cải tiến đều do con người tạo nên. Những trở ngại chỉ có thể được giải quyết bằng khả năng ứng biến của con người, và cũng chỉ có những ý tưởng của con người mới tạo nên được sự khác biệt cần thiết cho thành công của doanh nghiệp.

 

2. Nếu muốn công ty tồn tại lâu dài, cần chú trọng vào sức mạnh của nguồn nhân lực

James cho biết: “Các công ty lớn, những công ty được xây dựng để tồn tại lâu dài, tất cả đều tin tưởng vào sức mạnh của con người”. Theo ông, sự tin tưởng này được thể hiện bằng các chiến lược đầu tư vào nguồn lực con người, thu nhận những tài năng và giúp họ phát triển, và tạo nên một văn hóa doanh nghiệp thu hút những nhân tài giỏi nhất. James gọi những cá nhân vượt trội này một cách nôm na là “đại bàng” (eagle trong tiếng Anh). Một tổ chức bao gồm những con “đại bàng” – đội ngũ nhân sự hạt nhân, là một tổ chức có nội lực mạnh mẽ và có khả năng tồn tại và phát triển lâu dài nhất.

 

3. Lương bổng chỉ là một phần nhỏ của công tác chăm sóc nhân tài

Quản lý nhân sự - 5 quan niệm chăm sóc nhân tài của James Lafferty

Nhiều người làm nhân sự lầm tưởng lương bổng và phúc lợi là cách tốt nhất để chăm sóc và giữ chân nhân tài. Tuy nhiên, ông James Lafferty chỉ ra rằng đó chỉ là những yếu tố “bề nổi” của vấn đề. Điều những người giỏi nhất khao khát là muốn được thử thách để phát triển với tốc độ nhanh nhất có thể. Họ muốn gia nhập một môi trường và văn hóa doanh nghiệp có thể liên tục truyền cảm hứng và động lực cho họ trong công việc. Trong thời đại hiện nay, mỗi người có thể dành ra đến hơn 10 giờ đồng hồ một ngày tại văn phòng, nhiều hơn cả thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Điều đó cũng có nghĩa là, họ cần nhiều hơn lương bổng để cảm thấy thật sự thích thú và gắn kết với môi trường làm việc của công ty.

 

4. Chăm sóc nhân tài bắt đầu bằng việc lựa chọn nhân tài

Theo James Lafferty, quá trình chăm sóc nhân tài bắt đầu ngay từ công tác tuyển dụng. Các công ty khi tuyển dụng cần phải biết rõ mình cần tuyển người như thế nào. Đồng thời, khi đã biết rõ mục tiêu tuyển dụng, các công ty cũng phải biết sử dụng những phương pháp tiếp cận chuyên nghiệp để đánh giá được tiềm năng của một ứng viên.

 

5. Không thể vội trong công tác đào tạo

Đào tạo là một trong những việc làm quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc nhân tài. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng biết cách đào tạo đúng đắn. James cho biết, nhiều nhà quản lý nhảy ngay vào việc đào tạo mà không thực hiện trước quy trình nhìn nhận và đánh giá đúng đắn điểm mạnh và cơ hội của mỗi cá nhân. Giống như một bác sĩ lành nghề, tất cả bắt đầu bằng việc chẩn đoán đúng đắn trước rồi mới đến chữa trị, cần phải nắm rõ nhân tài mình đang quản lý có nhu cầu được đào tạo thế nào mới có thể giúp họ phát triển được.

 

— HR Insider —
VietnamWorks
 – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers