adsads
ranh gioi giua nha quan ly gioi va quan ly toi 3
Lượt Xem 13 K

Đội ngũ quản lý giỏi chính là một trong những điều kiện cốt lõi giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và hùng mạnh. Những người đứng đầu sẽ đưa ra quyết định quan trọng và định hướng cho đường lối hoạt động của một công ty trong tương lai. Cũng vì thế, nhiều doanh nghiệp cạnh tranh gắt gao để có thể chiến thắng trong cuộc chiến tranh giành những nhân tài quản lý.

 

Tuy nhiên, để trở thành một nhà quản lý giỏi là điều không đơn giản. Vì ranh giới giữa một nhà quản lý giỏi và quản lý tồi đôi khi chỉ cách nhau bởi một đường ngăn mỏng manh. Dưới đây là 5 ranh giới mà nhiều nhà quản lý dễ bị nhầm lẫn và vi phạm nhất.

 

control

 

Managing vs. Controlling

 

Điều cốt lõi nhất để trở thành một nhà quản lý giỏi chính là hiểu rõ bản chất công việc của mình. Bạn không thể kiểm soát (Control) nhân viên của mình mà cần phải quản lý (Manage) họ. Con người không phải là một cỗ máy mà chúng ta chỉ cần nạp nguyên liệu rồi bấm nút Start là xong. Một nhà quản lý giỏi là người hướng dẫn nhân viên của mình và giúp họ đi vào đường lối đúng đắn chứ không phải kiểm soát họ trong bất kỳ công việc nào.

 

pushing

 

Leading vs. Pushing

 

Chúng ta thường ví von nhà quản lý với hình ảnh người thuyền trưởng của con thuyền doanh nghiệp. Vì họ chính là người sẽ cầm lái và dẫn dắt công ty phát triển hoàn thiện hơn trong tương lai. Điều khác biệt cơ bản giữa Dẫn dắt (Leading) và Thúc ép (Pushing) chính là cách thức nhà quản lý thuyết phục nhân viên của mình. Hành động dẫn dắt là khi nhà quản lý hướng dẫn và thành công thuyết phục nhân viên đi theo những chỉ dẫn mà họ cho là đúng. Còn thúc ép, bắt nguồn khi nhà quản lý không thuyết phục được nhân viên làm theo mình mà phải sử dụng “ép buộc” để khiến nhân viên đi theo chỉ dẫn của họ. Một nhà quản lý giỏi sẽ người khiến nhân viên cảm thấy họ đang dẫn dắt mình đi theo đường lối đúng đắn, còn một nhà quản lý tồi sẽ khiến nhân viên cảm thấy đang bị bắt ép để làm việc theo ý họ.

 

lost

 

Orienting vs. Disorienting

 

Tầm nhìn chính là điều kiện cơ bản của một nhà quản lý giỏi. Nhiều người rất giỏi về chuyên môn nhưng chưa chắc có thể trở thành một quản lý xuất sắc nếu họ không có tầm nhìn. Một nhân viên thông thường có thể chỉ nhìn thấy điều đang diễn ra nhưng nhà quản lý giỏi phải nhìn xa hơn thế và định hướng đường lối phát triển của công ty trong tương lai. Và cũng dễ hiểu thôi, nếu ngay cả người đứng đầu còn đang mất phương hướng và không biết mình nên làm gì thì doanh nghiệp đó chắc chắn không thể phát triển vững bền được.

 

undecisive

Decisive vs. Indecisive

 

Đây là lỗi sai mà những nhà quản lý mới thường hay mắc phải. Họ do dự vì sợ mình sẽ đưa ra những quyết định sai lầm và mang ảnh hưởng xấu đến công ty. Tuy nhiên, quản lý giỏi phải có tính cách quyết đoán kể cả khi gặp những tình huống khó khăn nhất. Và một nhà quản lý giỏi sẽ không thể hiện sự do dự dù quyết định đó có thể khiến bạn phải cân nhắc rất nhiều trước khi lựa chọn nó. Vì họ không muốn nhân viên hoài nghi năng lực của bản thân và không tin tưởng vào quyết định của họ. Hãy luôn dứt khoác và rõ ràng để thuyết phục nhân viên tin tưởng vào lựa chọn của mình.

 

detail

 

Attention to details vs. Attention to Trivial

 

Chi tiết và tiểu tiết khác nhau ở mức độ ảnh hưởng của nó đến kết quả công việc. Chi tiết là những điều nhỏ bé nhưng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến công việc thì tiểu tiết lại không có ảnh hưởng đáng kể. Một mẹo nhỏ để phân biệt tiểu tiết và chi tiết chính là tự hỏi bản thân. Điều này liệu có ảnh hưởng đến kết quả công việc? Và nếu có, ảnh hưởng của nó là gì và mức độ như thế nào?

 

Việc xác định tiểu tiết và chi tiết rất quan trọng vì bạn có thể tiết kiệm được thời gian cho bản thân để đầu tư cho những công việc khác. Thêm vào đó, một nhà quản lý quá chú ý vào những tiểu tiết có thể tạo áp lực cho nhân viên và khiến họ cảm giác mình không có tự do trong công việc.

 

Việc phân biệt được ranh giới giữa nhà quản lý giỏi và quản lý tồi sẽ giúp bạn hoàn thiện được kỹ năng quản lý trong tương lai. Hãy lưu ý và tránh mắc phải những lỗi sai trong quá trình quản lý để đạt được thành công trong cuộc sống. Một khi đã hoàn thiện bản thân và kỹ năng lãnh đạo thì tất nhiên, mọi vị trí lãnh đạo tương đương với những đãi phúc lợi hậu hĩnh là điều hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn. 

Tìm kiếm việc làm “Top Management”

 

VietnamWorks xin giới thiệu đến bạn trang “Top Management” – trang việc làm dành riêng cho cấp quản lý. Tại đây, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với các công việc từ cấp quản lý trở lên với mức lương cực hấp dẫn cùng môi trường làm việc tuyệt vời, tạo mọi điều kiện để bạn học hỏi, phát triển. Nhanh tay nhấn nút dưới đây và tìm hiểu thêm về “Top Management”

– HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng trong...

Bài Viết Liên Quan

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Top 6 chỉ số quan trọng để đánh giá quy trình tuyển dụng

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers