adsads
kỹ năng ra quyết định
Lượt Xem 889

Kỹ năng ra quyết định là gì?

  • Ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề cần phải ra quyết định. Bạn luôn luôn được mời ra quyết định và thực hiện quyết định. Chất lượng và kết quả của quyết định của bạn có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến cuộc sống của bạn hoặc ảnh hưởng đến nhân viên và tổ chức của bạn.
  • Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. 
  • Những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống vì cuộc sống bao gồm rất nhiều quyết định và những lựa chọn tốt nhất là chìa khóa cho sự thành công của bạn.
  • Vậy khi bạn có khả năng ra quyết định .Bạn sẽ có được những gì ?
  • Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư.
  • Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn.
  • Với những bạn trẻ, kỹ năng này còn quan trọng hơn bởi lẽ khi bạn đủ khả năng để đưa ra một quyết định khôn ngoan, chín chắn và có lợi thì đó chính là một trong những dấu hiệu của sự trưởng thành rồi đấy!

 Hiểu về kỹ năng đưa ra quyết định

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Tầm quan trọng của kỹ năng ra quyết định

Khi gặp các vấn đề trong cuộc sống hay công việc, nắm được kỹ năng ra quyết định sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất, đồng thời tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt.

Với các bạn trẻ, vai trò của kỹ năng ra quyết định còn quan trọng hơn. Bởi khả năng đưa ra quyết định khôn ngoan, chín chắn không chỉ tạo cơ hội thành công mà còn là dấu hiệu của sự trưởng thành.

Không chỉ các nhà quản trị mới cần rèn luyện kỹ năng ra quyết định mà mỗi cá nhân cũng nên rèn luyện kỹ năng này để có thể làm chủ các lựa chọn của bản thân, nắm bắt được cơ hội phát triển, thành công cho chính mình.

Phân loại ra quyết định

Quyết định được đưa ra, thông thường được chia thành 3 loại: 

Quyết định theo chuẩn 

  • Bao gồm những quyết định hàng ngày theo lệ thường và có tính chất lặp đi lặp lại. Giải pháp cho những quyết định loại này thường là những thủ tục, luật lệ và chính sách đã được quy định sẵn. 
  • Quyết định loại này tương đối đơn giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng. Bạn có khuynh hướng ra những quyết định này bằng cách suy luận logic và tham khảo các quy định có sẵn. Vấn đề có thể phát sinh nếu bạn không thực hiện theo đúng các quy tắc sẵn có. 
  • Một lời cảnh giác cho bạn : không nên để những quyết định theo chuẩn trở thành những chứng cứ biện hộ cho những quyết định cẩu thả hoặc tránh né.

Quyết định cấp thời

  • Đây là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh và chính xác và cần phải được thực hiện gần như tức thời.  Loại quyết định này thường nảy sinh bất ngờ không được báo trước và đòi hỏi bạn phải chú ý tức thời và trọn vẹn. 
  • Tình huống của quyết định cấp thời cho phép rất ít thời gian để hoạch định hoặc lôi kéo người khác vào quyết định.

Quyết định có chiều sâu

  • Loại này đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét. Đây là loại quyết định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng hoạt động hoặc thực hiện các thay đổi. 
  • Quyết định này bao gồm quá trình chọn lọc, thích ứng, và sáng tạo hoặc đổi mới. Việc chọn lọc từ những phương án của quyết định cho phép đạt được sự thích hợp tốt nhất giữa quyết định sẽ được thực hiện và một số giải pháp đã được đem thực nghiệm. 
  • Tính hiệu quả của bạn tùy thuộc vào việc bạn chọn quyết định, quyết định này phải được chấp thuận nhiều nhất, sinh lợi và hiệu quả nhất. Quyết định có chiều sâu là loại quyết định có thể làm gia tăng (hoặc làm giảm giá trị) hình ảnh và tính hiệu quả về mặt quản trị của bạn.

Kỹ năng ra quyết định vô cùng quan trọng

Tầm quan trọng của kỹ năng ra quyết định

Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định

Nguồn thông tin

Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của cả quá trình đưa ra quyết định. Nếu bạn không có đầy đủ dữ liệu thông tin và mức độ chính xác về việc cần phải quyết định, bạn sẽ không thể đưa được những quyết định sáng suốt. Đây là trường hợp thường thấy ở trong doanh nghiệp, có không ít nhân viên thường đưa ra những quyết định nhanh chóng nhằm để công việc không bị ngưng trệ nhưng thường những quyết định đó đem lại nhiều lỗi sai. 

Trường hợp này hay có những sai sót do thiếu hụt về kiến thức, hay những thông tin chuyên môn trong những vấn đề quan trọng. Để tránh mang lại rủi ro, bạn cần tóm tắt lại những thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định, như: nguồn thông tin về sự việc/ chủ đề này sẽ tìm thấy ở đâu? Nguồn thông tin đó chất lượng hay không? Mối quan tâm chính của sự việc/ chủ đề là gì? Những tác động, yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài?

Những nguồn thông tin chắc chắn sẽ giúp bạn đưa ra một quyết định đúng, đó là khi các quyết định được đưa ra trong điều kiện bạn có đủ các thông tin và bạn đã có sẵn kết quả của quyết định đó. Ngoài ra, bạn cần nên chuẩn bị thêm các sự lựa chọn thay thế khác cũng như biết được những điều kiện, hậu quả của những quyết định đó. Vậy nên, bạn cần đảm bảo cho việc thông tin bạn biết càng ít mơ hồ càng tốt thì khả năng bạn sẽ đưa ra một quyết định tồi tương đối thấp.

Mức độ ưu tiên

Với khối lượng thông tin càng nhiều, sự lựa chọn sẽ càng trở nên đa dạng, khiến bạn phải đứng giữa ngã tư của việc đưa ra quyết định phức tạp với những thông tin khác nhau. Những lúc này, bạn buộc phải có một quyết định thông minh và phù hợp nhất. 

Bạn cần rèn luyện thói quen ưu tiên việc quan trọng trước, điều này giúp bạn không bị bối rối hoặc hoảng loạn trước những vấn đề cần cân nhắc giải quyết. Bạn sẽ tập được cách sắp xếp lại trình tự công việc, ưu tiên những việc cần quyết trước để đảm bảo chất lượng và tiến độ chung của công việc cá nhân và công việc đội nhóm.

Rủi ro

Trong mỗi quyết định đều ẩn chứa những rủi ro khác nhau, nhất là những yếu tố quan trọng, bạn cũng cần chú ý và thận trọng hơn đối với những quyết định này. Rủi ro có thể đến từ những nguyên nhân khác nhau, nhưng chúng thường được chia thành yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Có một số nguyên nhân bạn có thể can thiệp được bằng cách sửa đổi quá trình, nhưng cũng có những nguyên nhân mà bạn không thể can thiệp được.

Vậy nên, khi đưa ra một quyết định, bạn cũng cần lập danh sách những rủi ro có thể xảy ra, để nhận thức được tính nguy cơ của vấn đề được quyết định nhằm có phương án dự phòng cho những tình huống ngoài ý muốn. Hãy tiết kiệm nguồn lực, chủ động và tập trung vào những vấn đề bạn có thể thay đổi được hay can thiệp vào được, thay vì dành thời gian suy nghĩ cho vấn đề không thể kiểm soát.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 yếu tố giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp

Quy trình 7 bước để ra quyết định hiệu quả

Bước 1: Xác định vấn đề

Để ra quyết định hiệu quả, bạn cần xác định được vấn đề đang gặp phải. Bạn cần trả lời được các câu hỏi sau:

  • Vấn đề là gì?
  • Vấn đề này có thực sự cần giải quyết không?
  • Mục đích của việc giải quyết vấn đề này là gì?

Bước 2: Phân tích và nhìn nhận vấn đề

Sau khi xác định được vấn đề, bạn tiến hành phân tích và nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Để từ đó xác định các điểm lợi, hại khi đưa ra quyết định. Có thể nói, phân tích và nhìn nhận vấn đề là quá trình mất nhiều thời gian nhất trong kỹ năng ra quyết định. Quá trình này không chỉ yêu cầu bạn phải căn cứ vào điều kiện thực tế để xác định các yếu tố tác động mà còn buộc bạn phải bổ sung các dữ liệu còn thiếu để đưa ra quyết định chuẩn xác nhất.

Bước 3: Tổng hợp các giải pháp khả thi

  • Những lựa chọn của bạn là gì?
  • Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết được vấn đề.
  • Tham khảo ý kiến từ những người khác, có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc những người mà bạn cảm thấy tin tưởng. 
  • Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân.

Bước 4: Phân tích ưu – nhược điểm của từng giải pháp

  • Lựa chọn một số giải pháp thực thi.
  • Suy nghĩ và so sánh đến ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp.
  • Xác định hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn và ảnh hưởng của nó đối với người khác.

Bước 5: Lựa chọn và đưa ra quyết định

  • Kết hợp tất cả các thông tin để quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất.
  • Quyết định và thực hiện.
  • Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình.

Bước 6: Thực thi quyết định đã đề ra

Một quyết định có ý nghĩa khi nó được thực hiện. Vì thế, khi đưa ra quyết định bạn hãy thực hiện nó và xem kết quả. Nếu làm một mình hãy quán triệt tư tưởng, còn nếu làm việc nhóm hãy chắc chắn các thành viên đã hiểu và thống nhất với quyết định cuối cùng.

 Bước 7: Kiểm tra và tổng kết kết quả

Bạn hãy nhớ luôn theo sát kiểm tra việc thực thi quyết định, tiến độ hành động để nhanh chóng phát hiện các vấn đề sai phạm, chậm trễ để tiến hành điều chỉnh lại cho phù hợp. Khi có kết quả, bạn cần tổng kết lại để xem quyết định đưa ra từ ban đầu liệu có chính xác không. Nếu thất bại thì vấn đề nằm ở đâu và rút ra bài học cho các quyết định lần sau.

Cần có quy trình để đưa ra quyết định

Quy trình ra quyết định hiệu quả

Những kỹ năng cần có để đưa ra quyết định hiệu quả?

 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Đây là khả năng tìm ra nguyên nhân của vấn đề và đưa ra các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề. Để phát triển kỹ năng này, bạn cần học cách phân tích tình huống, thu thập thông tin và đưa ra các giải pháp phù hợp. Bạn cũng nên rèn luyện khả năng suy nghĩ phản biện và sáng tạo để tìm ra những lựa chọn tốt nhất.

 Kỹ năng lãnh đạo

Để đưa ra quyết định hiệu quả, bạn cần có khả năng lãnh đạo để điều hành và tập hợp các thành viên trong nhóm. Bạn cần học cách truyền đạt thông tin, tạo động lực và khuyến khích thành viên tham gia đóng góp ý kiến. Đồng thời, bạn cũng cần học cách quản lý mối quan hệ và xử lý các xung đột để đạt được mục tiêu chung.

Kỹ năng làm việc nhóm

Việc đưa ra quyết định hiệu quả thường liên quan đến việc làm việc với các thành viên trong nhóm. Để phát triển kỹ năng này, bạn cần học cách giao tiếp hiệu quả, lắng nghe ý kiến của người khác và cùng nhau tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Bạn cũng cần học cách chia sẻ trách nhiệm và đưa ra các quyết định dựa trên sự đồng thuận của cả nhóm.

Kỹ năng sáng tạo

Để đưa ra quyết định hiệu quả, bạn cần có khả năng tạo ra ý tưởng mới và đưa ra các phương án khác nhau để thích nghi với mọi tình huống. Để phát triển kỹ năng này, bạn có thể tìm cách khám phá những ý tưởng mới, học cách suy nghĩ ngoài khung và tìm cách kết nối các ý tưởng khác nhau để tạo ra sự sáng tạo.

 Kỹ năng quản lý thời gian

Việc quản lý và sử dụng thời gian hiệu quả là rất quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định. Để phát triển kỹ năng này, bạn cần học cách lập kế hoạch và ưu tiên các công việc quan trọng, đưa ra quyết định đúng thời điểm và đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng tiến độ.

Tư duy phản biện

Để đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả, bạn cần có khả năng suy nghĩ phản biện, đánh giá khách quan và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và chứng cứ. Để phát triển kỹ năng này, bạn nên học cách phân tích và đánh giá các thông tin, đưa ra các luận điểm khách quan và đưa ra các quyết định dựa trên sự phân tích và đánh giá này.

Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận ra và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác, đưa ra quyết định dựa trên sự hiểu biết và tình cảm. Để phát triển kỹ năng này, bạn cần học cách nhận biết và quản lý cảm xúc của bản thân và người khác, học cách đưa ra quyết định dựa trên sự hiểu biết và tôn trọng cảm xúc của tất cả các bên liên quan.

Rèn luyện kỹ năng ra quyết định đúng đắn

Dưới đây là những kỹ năng cần thiết để ra quyết định hiệu quả và chính xác mà bạn có thể tham khảo, rèn luyện mỗi ngày:

Đừng quá chú ý đến ý kiến của người khác

Với những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp hay cuộc đời của bạn, chỉ có bạn mới có thể đưa ra được quyết định cuối cùng cho mình. Tất nhiên, bạn sẽ phải tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè và những người có kinh nghiệm, chuyên môn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là ý kiến tham khảo, bởi người đưa ra quyết định cuối cùng cũng là bạn.

Người có kỹ năng tư duy và ra quyết định hiệu quả là người luôn chắc chắn với quyết định của mình, luôn kiên định theo đuổi đến cùng và không để ý kiến của người khác ảnh hưởng đến phán đoán của bản thân khi ra quyết định. Vì thế, để rèn luyện kỹ năng ra quyết định chính xác, bạn nên tập cho mình thói quen kiên định và đừng quá chú ý đến ý kiến của người khác.

Xin lời khuyên từ chuyên gia thật sự tin tưởng

Với nhiều tình huống xảy ra, đôi khi bạn sẽ cần những lời khuyên để đưa ra được quyết định chính xác nhất. Vì thế, bạn hãy xin lời khuyên từ những người có chuyên môn mà bản thân thực sự tin tưởng. Đừng xin ý tưởng về việc lên kế hoạch truyền thông – tiếp thị từ một thầy giáo tiểu học, bởi đây không phải là chuyên ngành của họ. 

Ghi lại quyết định ra giấy

Khi ra quyết định, bạn hãy ghi chúng ra giấy. Có thể việc này nhiều người sẽ nghĩ là thừa thãi khi mà quyết định cuối cùng được đưa ra.

Thế nhưng, khi ghi quyết định ra giấy cùng những vấn đề như: Tại sao bạn lại lựa chọn phương án/quyết định này? hệ quả đi kèm là gì?… để rút kinh nghiệm cho những lần đưa ra quyết định sau. Bên cạnh đó, trong tương lai khi nhìn lại, bạn cũng sẽ nhìn lại được vì sao ở thời điểm đó lại đưa ra lựa chọn như thế.

Hãy để hành động chứng minh cho quyết định

Khi bạn đưa ra quyết định, chắc chắn sẽ gặp nhiều ý kiến khác nhau, đồng ý có và trái chiều cũng có. Việc của bạn là thực hiện các hành động để chứng minh cho quyết định đó là chính xác. Không có điều gì minh chứng rõ ràng hơn việc hành động đạt kết quả. Vì thế, khi trình bày các kỹ năng ra quyết định các chuyên gia thường dùng hành động hơn là lời nói suông.

Xem xét tình huống khi ra quyết định

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn cần đặt các câu hỏi để xem quyết định này đã thỏa đáng hay chưa. Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo đặt ra cho mình như: “Quyết định này giải quyết được những vấn đề gì?” “Có quyết định nào tốt hơn không?” “Mức độ rủi ro và thành công trong quyết định này là bao nhiêu?”,…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị cho bản thân phương án dự trù, đề phòng trường hợp quyết định phát sinh các rủi ro đáng tiếc để thay thế kịp thời. Hãy cố gắng kiểm soát mọi thứ chu toàn hơn khi đưa ra những quyết định trong công việc và cuộc sống.

Rèn luyện kỹ năng để đưa ra quyết định

Xin lời khuyên từ chuyên gia thật sự tin tưởng

Kiên quyết trong quyết định của mình

Một khi đã đưa ra quyết định, bạn hãy kiên quyết với quyết định đó, đừng để tình trạng 5 phút thay đổi quyết định một lần. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn mà người khác còn đánh giá bạn là người không kiên định, thiếu chuyên nghiệp.

Tất nhiên, kỹ năng ra quyết định theo những thông tin tốt nhất mang tính thời điểm là điều cần thiết. Tuy nhiên, đừng vội thay đổi các quyết định, hãy nỗ lực để thực hiện từ đầu đến cuối với quyết định của bạn. 

Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định và phải có trách nhiệm với quyết định của mình trong cuộc sống. Kỹ năng ra quyết định sẽ là một hành trang không thể thiếu trên con đường đến với thành công của bạn.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Futa Express tuyển dụng, tuyển dụng giao hàng J&T, VSIP Quảng Ngãi tuyển dụng, Nhất Tín Logistics tuyển dụng, CJ Vina Agri tuyển dụng, Khu công nghiệp Chu Lai tuyển dụng, Khu công nghiệp Hố Nai 3 tuyển dụng, và Khu công nghiệp Suối Nghệ tuyển dụng.

Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Tầm quan trọng trong công việc và sự thăng tiến

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Khám phá tất tần tật thông tin về phương pháp Blurting Method

Blurting Method là gì? Phương pháp ghi nhớ hiệu quả

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp học hiệu quả, có thể ghi nhớ được kiến thức từ cơ bản đến nâng cao thì...

công ty tư vấn du học Nhật

Top 12 công ty tư vấn du học Nhật uy tín nhất Việt Nam

Du học Nhật Bản là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, việc lựa chọn một công ty tư vấn du học Nhật...

Cách cài mật khẩu máy tính đơn giản và hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách cài mật khẩu máy tính nhanh chóng trên window 10, 8, 7

Đặt mật khẩu cho máy tính không chỉ bảo vệ thông tin cá nhân mà còn ngăn chặn truy cập trái phép. Nếu bạn chưa...

Chứng chỉ năng lực xây dựng: Điều kiện, trình tự và thủ tục cấp

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Điều kiện, trình tự và thủ tục cấp

Trong lĩnh vực xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng không chỉ là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật mà còn...

Bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên

Bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên mới có kết quả?

Bạn đã hoàn thành khóa học kế toán và đang háo hức muốn biết bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên mới...

Bài Viết Liên Quan
Khám phá tất tần tật thông tin về phương pháp Blurting Method

Blurting Method là gì? Phương pháp ghi nhớ hiệu quả

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp học hiệu quả, có thể ghi nhớ...

công ty tư vấn du học Nhật

Top 12 công ty tư vấn du học Nhật uy tín nhất Việt Nam

Du học Nhật Bản là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, việc...

Cách cài mật khẩu máy tính đơn giản và hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách cài mật khẩu máy tính nhanh chóng trên window 10, 8, 7

Đặt mật khẩu cho máy tính không chỉ bảo vệ thông tin cá nhân mà...

Chứng chỉ năng lực xây dựng: Điều kiện, trình tự và thủ tục cấp

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Điều kiện, trình tự và thủ tục cấp

Trong lĩnh vực xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng không chỉ là yêu...

Bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên

Bao lâu thi sát hạch chứng chỉ kế toán viên mới có kết quả?

Bạn đã hoàn thành khóa học kế toán và đang háo hức muốn biết bao...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers