adsads
Untitled design 8
Lượt Xem 3 K

Chúng ta đang có một bước ngoặt trên thị trường nhân sự. Các công ty đang bắt đầu công khai toàn bộ kế hoạch và định hướng tuyển dụng của mình cho mọi người biết. Và, câu nói “nhìn kìa, họ thật may mắn khi nhận được công việc ấy” hai năm về trước, nay đã chuyển sang thành “chúng ta cần một môi trường linh hoạt và đa dạng hơn để có thể thu hút và giữ chân nhân tài”. Đây là một tin tốt lành, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho các nhà tuyển dụng.

Đó là một tin tốt đối với những nhà tư vấn tuyển dụng, hay cung cấp các giải pháp tuyển dụng và giữ chân nhân viên, bởi vì đúng là như vậy, đó là thời điểm chuyên môn và dịch vụ họ cung cấp được nhiều người tìm đến. Có rất, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh nhiều lần về việc tại sao nhân viên chọn ở lại với công ty, lí do một phần, là vì sự linh hoạt và đa dạng trong công việc và môi trường làm việc. Các vị lãnh đạo doanh nghiệp đều muốn có những con số cụ thể, dẫn chứng cụ thể về việc vì sao nhân viên của họ chọn ở lại, hay chọn ra đi, từ đó giúp họ giải quyết vấn đề. Đó là lí do tại sao tuyển dụng và giữ chân nhân tài chính là hai yếu tố chính khiến nhà tuyển dụng bắt đầu những chiến dịch đầu tư vào gia tăng sự linh hoạt trong môi trường làm việc vào những năm 2000.

Xây dựng môi trường làm việc linh hoạt để tuyển dụng và giữ chân nhân tài là cách lí giải phổ biến ở thời điểm đó, nhưng hiện tại đã trở thành nguyên nhân dẫn tới nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp vẫn còn ở xuất phát điểm đó. Chứng kiến từ đỉnh điểm của sự suy thoái kinh tế, tính linh hoạt chỉ nhắm vào mục tiêu tuyển dụng và giữ chân nhân tài thì không đủ để “bám rễ” lâu dài. Nó không thể chịu đựng được sức tàn phá của sự suy thoái kinh tế. Trong nhiều công ty tổ chức, tính linh hoạt dần biến mất đi không chỉ ở cái tên, mà còn trong thực tiễn, bởi vì chính câu nói “nhìn kìa, họ thật may mắn khi nhận được công việc ấy”.

 

Đừng nên lặp lại sai lầm của quá khứ. Thay vào đó, hãy xem việc xây dựng môi trường làm việc linh hoạt, đa dạng như là một bộ rễ, gắn liền văn hóa doanh nghiệp, cũng như trong mô hình vận hành mỗi ngày của công ty. Bởi vì nếu không:

Sự linh hoạt mà doanh nghiệp đang cố gắng xây dựng sẽ không được tin tưởng và thực sự an toàn trong nhìn nhận của nhân viên. Tính linh hoạt không phải là chiếc thảm đỏ có thể trải ra vào lúc vinh quang, nhưng cuộn vào ngay được khi có khó khăn ập đến. Bạn có thể chỉ có một, hoặc hai lần để quảng bá về tính linh hoạt cao như thế nào khi nhân viên làm việc tại công ty. Ban đầu, mọi người sẽ tin tưởng bạn, và làm theo điều ấy. Nhưng họ sẽ bắt đầu quan sát. Nếu sự linh hoạt không được tiến hành như những gì được hứa hẹn, gây ảnh hưởng không tốt đến công việc của ai đó, hoặc chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian ngắn; bạn sẽ rất khó để có thể lấy lòng nhân viên của mình trong lần tới. Điều đó không có nghĩa là tính linh hoạt có thể thích nghi với sự thay đổi thực tại. Nó đơn giản chỉ là không thể biến mất đi mà thôi.

Một môi trường làm việc linh hoạt, đa dạng sẽ vẫn mang nhiều lợi ích chiến thuật quan trọng nhưng có tác động giới hạn. Trong rất nhiều tổ chức, cả lãnh đạo công ty lẫn nhân viên đều tin rẳng môi trường làm việc linh hoạt sẽ có những lợi ích nhất định. Những ích lợi này giúp tờ thông báo tuyển dụng trở nên bắt mắt hơn. Kèm theo đó, chúng còn là những phản hồi hữu ích và chiến lược cho những ai đang có ý định thôi việc. Một môi trường làm việc linh hoạt là khi mọi thứ đều đã hoàn thành và ổn định là điều hoàn toàn tốt, nhưng chúng ta không thể cứ mãi chỉ chăm chú vào tuyển dụng hay giữ chân nhân viên được.

Sẽ rất nguy hiểm nếu xem tuyển dụng và giữ chân nhân viên là lí do duy nhất để xây dựng sự linh hoạt trong môi trường làm việc

Nhà lãnh đạo không tận dụng được những lợi thế sẵn có và đánh mất lợi nhuận hay cơ hội từ việc áp dụng sự linh hoạt vào tổ chức dù là trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Hãy biết kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, cộng hưởng cùng với tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Có như vậy, bạn mới có thể thiết lập một hệ thống gốc rễ bám trụ sâu hơn và mạnh mẽ hơn cho công ty của mình qua các thời kì thăng trầm khác nhau. Những yếu tố này bao gồm:

  • Năng suất và Niềm hăng say cống hiến: mọi người sẽ có xu hướng hoàn thành công việc nhanh hơn nếu họ có thời gian làm việc linh hoạt mỗi ngày và ổn định cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả. Các công ty sẽ có thể đánh mất đi nhiều lợi thế, đặc biệt là trong thời kì kinh tế khó khăn, nếu không biết cách khiến cho sự linh hoạt trở nên thực sự tồn tại và có ý nghĩa.
  • Hoạch định kế hoạch dự phòng: bạn có thể tiếp tục kinh doanh nếu trời có tuyến lớn, hoặc nhân viên có thể làm tại gia nếu có một đại dịch cúm chẳng hạn.
  • Những chi phí liên quan đến chăm sóc sức khỏe hay nghỉ phép của nhân viên: hãy cho nhân viên của bạn biết cách, khi nào và ở đâu để họ có thể làm việc trong khi vẫn có thể chăm lo cho bản thân của họ được. Điều này thì đặc biệt quan trọng, nhất là trong nền kinh tế khó khăn, khi ai ai cũng đều muốn công việc được hoàn tất tốt mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
  • Những chi phí liên quan đến bất động sản: dựa vào loại hình doanh nghiệp của bạn là gì và công việc của mọi người ra sao, bạn có thể giảm thiểu chi phí thuê văn phòng bằng cách kết hợp lịch trình làm việc linh hoạt hoặc cho nhân viên làm việc tại nhà.
  • Tìm nguồn và cung ứng dịch vụ cho khách hàng toàn cầu với công sức bỏ ra thấp nhất: rất hiếm có công ty nào chỉ vận hành trong khu vực an toàn của họ. Đang có rất nhiều doanh nghiệp cố gắng khẳng định mình bằng cách vươn tầm ra thế giới. Không may thay, cũng có nhiều công ty vẫn đang bị mắc kẹt bởi lối làm việc tám tiếng đồng hồ một ngày, từ thứ Hai đến thứ Sáu như truyền thống. Mọi người không chỉ làm việc theo lịch trình hàng ngày ấy, mà họ còn phải quán xuyến nhiều thứ khác vào giờ tan tầm nữa. Họ đang thực sự bị vắt kiệt sức lực. Giải pháp cho việc này, chính là chúng ta nên có một lịch trình làm việc kết hợp một cách khéo léo hơn, hoặc cung cấp cho nhân viên thời gian để họ có thể làm việc tại chính ngôi nhà của mình.

Hãy đưa bản thân ra khỏi lối tư duy về một môi trường làm việc linh hoạt mà ta nghĩ rằng nó thật dễ để đạt được. Tuyển dụng và giữ chân nhân tài tuy rất quan trọng, nhưng chưa đủ để tạo ra được sự linh hoạt cần có cho sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kì suy thoái kinh tế. Sự linh hoạt xuất phát từ cách chúng ta làm việc và quản lí cuộc sống mới chính là đòn bẩy mạnh mẽ nhất cho sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Và nên nhớ rằng, sự linh hoạt nên được đặt đúng chỗ của nó từ những bước chân đầu tiên nhất nhé!

 

— HR Insider / Theo Fast Company —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency (sự nhất quán) và Choice (sự lựa chọn), sẽ khiến...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong thời đại...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội thú vị cho các chuyên gia pháp chế...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh khỏi của quá trình thích nghi và thay đổi, đặc...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào tạo thực hành trong đó một nhân viên theo dõi,...

Bài Viết Liên Quan

3 chữ C quan trọng của sếp

Theo chuyên gia, thực hiện 3 chữ C, bao gồm Clarity (sự rõ ràng), Consistency...

Nghệ thuật quản lý: bí quyết giúp nhân tài cảm thấy bản thân có giá trị

Thu hút và giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất...

Xây dựng chương trình đào tạo nội bộ giúp nhân viên "linh hoạt" trước mọi tình huống

Năm 2024 hứa hẹn là một năm đầy thách thức nhưng cũng mang lại nhiều...

Tái Tạo Sự Tự Tin Cho Nhân Viên Hậu Giai Đoạn “Nói Lời Tạm Biệt” Với Đồng Nghiệp

Trong bất kỳ tổ chức nào, việc sa thải là một phần không thể tránh...

"Job Shadowing" - sự thúc đẩy phát triển cho cả nhân viên và doanh nghiệp

Job Shadowing, hay còn được gọi là việc đồng hành là một hình thức đào...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers