adsads
7 1200x900 1
Lượt Xem 2 K

Những điều bạn cần biết khi làm việc với Sếp lớn tuổi.

Cần chủ động hơn trong công việc

Đối với sếp lớn tuổi, bạn cần có sự chủ động nhiều hơn trong công việc. Họ sẽ có rất nhiều công việc cần giải quyết mỗi ngày, nên việc kèm cặp nhân viên là điều không thể. Thay vì đợi sếp chỉ đâu đánh đó thì bạn cần chứng tỏ năng lực của mình và có phương án cụ thể cho mỗi công việc được giao. 

Bên cạnh đó, để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp với sếp bạn nên có sự chủ động nhận lấy công việc và hỗ trợ họ một vài vấn đề bên lề khác. Chủ động cải thiện những khuyết điểm của mình mà không đợi sếp nhắc nhở cũng là một hành động giúp bạn ghi điểm đáng kể.

Đòi hỏi sự lắng nghe và chi tiết

Trong bất kỳ cuộc họp nào, sếp lớn tuổi sẽ kỳ vọng mọi người sẽ lắng nghe bất cứ điều gì họ nói ra và có sự ghi chép chi tiết. Sự lắng nghe của bạn sẽ khiến sếp cảm thấy thoải mái và hài lòng. Và hãy nhớ luôn ghi chép lại đầy đủ ý sếp trong quá trình trao đổi để tránh việc hỏi lại các vấn đề đã được trao đổi trước đó, ghi chép này sẽ giúp bạn không bị sếp bắt bẻ là không tập trung. Không phải lo sợ nhớ nhầm hoặc hiểu sai lời sếp nói.

Giao tiếp một cách khéo léo

Mặc dù thể hiện sự trung thực và cởi mở tại nơi làm việc là điều cần thiết, nhưng khi làm việc với sếp lớn tuổi là bạn phải có cách giao tiếp khéo léo và sử dụng ngôn ngữ thận trọng khi tương tác với họ. Một người sếp lớn tuổi sẽ có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm trong trong công việc, để được học hỏi nhiều hơn bạn nên có sự giao tiếp và trao đổi một cách khéo léo. Đừng bao giờ ngại dành những lời khen thật lòng với sếp của mình

Để đảm bảo rằng bạn đang nói chuyện với sếp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả là cố gắng hướng đến kết quả công việc trong các cuộc trò chuyện của mình. Bên cạnh đó, bạn cần phải biết nắm thời cơ phù hợp để khéo léo đưa ra quan điểm của bản thân. Sếp sẽ có cái nhìn thiện cảm về quan điểm của bạn hơn. 

Biết nhìn xa trông rộng

Nếu bạn có khả năng nhìn xa trông rộng sẽ cực kỳ ghi điểm khi làm việc với sếp lớn tuổi. Giá trị của bạn sẽ được đánh giá cao hơn khi có thể thay sếp lên nhiều phương án dự phòng cho tương lai. Điều này đòi hỏi bạn phải chịu khó quan sát cẩn thận và phân tích về bức tranh tổng thể của công việc, trách nhiệm phòng ban của bạn.

Sếp lớn tuổi sẽ có nhiều mối bận tâm hơn không chỉ công việc hiện tại, do đó nếu bạn chủ động đưa ra các kế hoạch được chuẩn bị sẵn cho nhiều tình huống anh ấy chắc chắn sẽ có cái nhìn tích cực hơn về bạn.

Làm việc với Sếp nhỏ tuổi cần lưu ý điều gì?

Môi trường làm việc hiện đại, cởi mở

Những người sếp trẻ sẽ đem đến nguồn năng lượng trẻ trung, năng động và cởi mở vào đội nhóm của họ. Nó không chỉ được thấy trong cách họ ứng xử với đồng nghiệp, đối tác và các cấp lãnh đạo cao hơn mà còn được len lỏi vào văn hóa làm việc, tổ chức hội họp và những kỳ nghỉ gắn kết. 

Sếp trẻ sẽ luôn tạo cho mọi người tinh thần cởi mở hơn khi tiếp nhận phản hồi và tự tin đề xuất ý kiến mà không phải lo sợ việc bị phản bác hay phớt lờ. Những người sếp trẻ đánh giá cao người dám đưa ra ý kiến và luôn sẵn sàng trong việc lắng nghe “tâm tư nguyện vọng” tiếp nhận một cách tích cực những đóng góp từ nhân viên của mình.

Hình thức giao tiếp linh hoạt

Duy trì mối quan hệ tốt cũng quan trọng không kém, đặc biệt  trong môi trường công việc. Nếu bạn có sếp trẻ hơn, bạn cần thận trọng trong việc giao tiếp để không tạo ra khoảng cách giữa mình và sếp.

Có thể trước đây, bạn thường sẽ gửi email qua lại giữa đồng nghiệp và cấp trên để tương tác chính thức. Tuy nhiên, giờ đây các sếp trẻ  sẽ kết hợp cả hai hình thức qua email và nhắn tin để có cuộc trò chuyện liền mạch, vậy nên hãy thích nghi điều đó. 

Sếp trẻ sẽ quan tâm hơn đến việc hoàn thành công việc thay vì nói suông, vì vậy đừng cảm thấy khó chịu nếu sếp của bạn thích truyền đạt thông tin từ xa hơn là gặp trực tiếp. 

Tập trung vào việc hoàn thành tốt công việc

Trong môi trường công sở, mọi giá trị và năng lực của một người sẽ được đánh giá qua hiệu suất công việc. Do đó, khi bạn thể hiện tốt trong công việc đương nhiên sẽ được người quản lý xem trọng. Vậy nên tốt nhất bạn đừng để định kiến tuổi tác có trong tư tưởng của mình và chắc hẳn lại nó cũng không có trong tư tưởng của các sếp.

Khi bạn đã chấp nhận thực tế và tập trung hoàn thành các công việc của mình nó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bạn. Hãy trở thành người trợ thủ đắc lực của sếp thay vì chứng tỏ mình khôn ngoan và đưa ra những chỉ dẫn kiểu “dạy bảo” cho sếp.  Hãy làm việc đúng với trách nhiệm của mình và đưa ra yêu cầu giúp đỡ khi cần.

Phong cách làm việc thoải mái và linh hoạt

Hầu như những người sếp trẻ, trong công việc họ sẽ nghiêm túc khi nhìn nhận kết quả công việc nhưng họ cũng là người rất dễ gần gũi và kết nối mọi người tốt. Với sự trẻ trung, năng động họ sẽ là đầu tàu trong việc tạo ra môi trường làm việc linh hoạt và thoải mái cho đội nhóm.

Một sếp trẻ có thể sẽ không quá khó khăn với nhân viên nhưng họ cũng sẽ có những quy định riêng trong quá trình làm việc, vẫn đưa ra góp ý khi nhân viên làm sai, làm chưa đúng ý. Tuy nhiên, bạn sẽ không phải chịu áp lực nặng nề, những lời chỉ trích gay gắt, nhận thái độ “hách dịch” , sếp trẻ sẽ từ tốn chỉ ra và hướng dẫn bạn cách thực hiện đúng đắn. Đây là điểm khác biệt lớn nhất khi bạn có cơ hội làm việc với sếp trẻ. Ngoài ra, sau giờ là họ vẫn đi ăn cùng team và gắn kết team bằng các đề tài giải trí, những câu chuyện thú vị. 

Dù là sếp lớn tuổi hay sếp trẻ tuổi, khi họ được cân nhắc lên đảm nhiệm vị trí quản lý chắc chắn đều là những người có năng lực thực sự. Do đó, mỗi sếp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm trong phong cách lãnh đạo, tuy nhiên họ sẽ cho bạn nhiều bài học ý nghĩa nếu bạn cởi mở khi trao đổi với họ. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn cũng đã hiểu hơn về cách làm việc hiệu quả với những người quản lý của mình trong tương lại.

Xem thêm: Top kỹ năng đáng giá giúp bạn đột phá thu nhập trong năm 2023

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Chuyện đánh giá nhân viên: thế nào là khéo léo, ra sao mới vụng về

Trong một môi trường làm việc sôi động, việc đánh giá nhân viên không chỉ đơn thuần là công việc quản lý mà còn là một nghệ thuật. Mỗi từ ngữ, mỗi giây phút phản hồi không chỉ có tác động đến sự tiến bộ cá nhân mà còn định hình nên bản sắc của văn hóa doanh nghiệp. 

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Bài Viết Liên Quan

Chuyện đánh giá nhân viên: thế nào là khéo léo, ra sao mới vụng về

Trong một môi trường làm việc sôi động, việc đánh giá nhân viên không chỉ đơn thuần là công việc quản lý mà còn là một nghệ thuật. Mỗi từ ngữ, mỗi giây phút phản hồi không chỉ có tác động đến sự tiến bộ cá nhân mà còn định hình nên bản sắc của văn hóa doanh nghiệp. 

Làm gì khi sếp & nhân viên không cùng “tiếng nói chung”?

Bạn đã từng cảm thấy khó chịu, bực bội, hoặc thất vọng trong quá trình làm việc với sếp của mình chưa? Bạn có thấy rằng sếp không hiểu bạn, không tôn trọng bạn, hoặc không công bằng với bạn? Có lẽ bạn mong muốn có một sếp tốt hơn, người có "tiếng nói chung" với bạn?

“Sông có khúc, người có lúc” - Đã đến lúc học cách tha thứ cho nhân viên mắc phải lỗi lầm

“Sông có khúc, người có lúc" - một câu ca dao đơn giản nhưng chứa đựng một sự thấu hiểu sâu sắc về cuộc sống và con người. Trong môi trường làm việc, việc xảy ra những lỗi lầm không phải là điều bất ngờ.

Sếp nên làm gì khi nhân viên "miễn dịch" với lời góp ý

Trong môi trường làm việc, việc nhận phản hồi và góp ý từ nhân viên là một phần quan trọng của quá trình phát triển và cải thiện. Tuy nhiên, đôi khi, sếp có thể gặp phải tình trạng nhân viên "miễn dịch" với các lời góp ý hoặc phản hồi. Hiểu rõ nguyên nhân và biết cách xử lý tình huống này không chỉ là một kỹ năng quản lý hiệu quả mà còn là chìa khóa để xây dựng một môi trường làm việc tích cực và phát triển.

New Project 42

Tôi muốn "phá kén" giống sếp của mình

“Phá kén” là quy trình tất yếu trong tự nhiên để trưởng thành của loài bướm. Với con người cũng vậy, đôi khi chúng ta phải đưa ra sự lựa chọn bước ra khỏi vùng an toàn.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers